Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 34 - 38)

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 35462,55ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp có 24592,03ha (chiếm 69,35%), đất phi nông nghiệp có 6821,22ha (chiếm 19,24%), đất chưa sử dụng có 4049,30ha chiếm 11,42%. Tuy nhiên trong nhóm đất chưa sử dụng thì tỷ lệ đất bằng và đất đồi núi còn chưa sử dụng còn khá cao chiếm 10,57% tổng diện tích đất tự nhiên. Với nguồn tài nguyên chưa sử dụng này chính là một tiềm năng cho nghề trồng dâu nuôi tằm. Khi mà diện tích đất bãi càng ngày càng bị sạt lở nghiêm trọng thì quỹ đất trên là một giải pháp duy trì và mở rộng diện tích, đảm bảo vùng dâu nguyên liệu phục vụ cho công tác chăn nuôi tằm, góp phần bảo lưu ngành nghề, vừa mang lại giá trị kinh tế lại vừa có ý nghĩa phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa có tác dụng chống xói mòn đất lại vừa cải tạo được môi trường sinh thái.

Cây dâu là một loại cây trồng lâu năm, tuy nhiên nhìn vào bảng 3.2 ta thấy nhóm đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ thấp 7,19% tổng diện tích đất tự nhiên. Theo kết quả điều tra năm 2009 thì tổng diện tích đất trồng dâu năm 2008 là 212ha, chiếm 0,6% tổng diện tích đất tự nhiên, và chiếm 0,86% so với tổng diện tích đất nông nghiệp. Như vậy, đất dâu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai năm 2008. Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ/Đất TN (%) Tỷ lệ/Đất NN (%) Tổng DT đất tự nhiên 35462,55 100

I.Đất nông nghiệp 24592,03 69,35 100

1.Đất sản xuất nôngnghiệp 13778,98 38,86 56,03

1.1. Đất trồng cây hàng năm 11230,51 31,67 45,67

1.1.1 Đất trồng lúa 8735,62 24,63 35,52

1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 2494,89 7,04 10,15

1.2. Đất trồng cây lâu năm 2548,47 7,19 10,36

2. Đất lâm nghiệp 10387,30 29,29 42,24

3. Đất mặt nước NTTS 311,22 0,88 1,27

4.Đất nông nghiệp khác 114,53 0,32 0,47

II.Đất phi nông nghiệp 6821,22 19,24 27,74 III.Đất chưa sử dụng 4049,30 11,42 16,47

1. Đất bằng chưa sử dụng 1145,69 3,23 4,66

2.Đất đồi núi chưa sử dụng 2603,92 7,34 10,59

3.Núi đá không có rừng cây 299,69 0,85 1,22

Dựa vào tính chất thổ nhưỡng, huyện có 5 nhóm đất chính với 13 loại khác nhau.

a. Nhóm đất phù sa:

Được phân bố ở những vùng đồng bằng và thung lũng của các xã vùng bán sơn địa Tây Bắc và Đông Nam của huyện, có diện tích khoảng 15.770ha (chiếm 44,47% diện tích đất tự nhiên). Nhóm đất phù sa có các loại:

- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: có diện tích khoảng 910ha (chiếm 5,7% nhóm đất phù sa) được phân bố ở các xã dọc theo sông Lam. Đặc biệt của loại đất này là hàm lượng dinh dưỡng khá, trung tính, thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm: có diện tích khoảng 13.405ha (chiếm 37,8%) được phân bố ở các dạng địa hình khác nhau. Trong quá trình phát triển do chịu ảnh hưởng của các quá trình hình thành đất khác nhau nên đã hình thành các loại đất phụ có tính chất lý hoá khác nhau, như:

+ Đất phù sa không được bồi, không kết vón, phân bố ở địa hình vàn, đất có mùa xám sẫm hoặc vàng nhạt, gần 50% loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ, ít chua độ phì khá.

+ Đất phù sa không được bồi có sản phẩm Feralitic phân bố ở địa hình vàn cao và các xã bán sơn địa. Trong quá trình phát triển bị Feralit hoá, đất có phản ứng chua, nghèo mùn, tốc độ phân giải chất hữu cơ nhanh, loại đất này thích hợp cho trồng lúa, cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất phù sa không được bồi đắp bị glây phân bố ở địa hình vàn thấp và thấp (thuộc các xã tiếp giáp với sông Khuôn),loại đất này hàng năm thường bị ngập nước, quá trình glây trong đất xẩy ra mạnh, đất có màu xám xanh, thành phần cơ giới nặng vì vậy trước khi canh tác cần tháo nước cày ải đồng thời bón vôi và lân.

- Đất bạc màu: có diện tích khoảng 145ha (chiếm 0,4%), được phân bố ở địa hình vàn cao của các xã tiếp giáp với đồi núi. Do đặc điểm của địa hình nên hàng

năm đất bị rửa trôi mạnh, nghèo chất dinh dưỡng, có phản ứng chua, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc.

- Ngoài ra trong nhóm đất phù sa còn có đất phù sa lầy úng và đất phù sa ngòi suối phân bố ở địa hình thấp,quá trình glây mạnh, đất lầy thụt, loại đất chủ yếu phù hợp trồng một vụ lúa chiêm.

b. Đất dốc tụ:

Có khoảng 266ha (chiếm 0,75%) được phân bố ở thung lũng của các xã Tây Bắc, thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ, do sự hình thành của chúng phụ thuộc vào sản phẩm dốc tụ, đất có phản ứng chua, loại đất này phụ hợp với trồng lúa.

c. Đất nâu vàng:

Nhóm đất này có khoảng 145ha (chiếm 0,40%) được phát triển trên phù sa cổ và lũ tích, phân bố rải rác thành các giải đồi thấp, lượn sóng thuộc các xã Bồi Sơn, Hồng Sơn, Giang Sơn…loại đất này thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cam, chanh, bưởi, dẻ… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi:

Có diện tích khoảng 10.420ha (chiếm 29,39%), gồm có các loại sau:

* Đất Feralit đỏ vàng phát triển đá vôi: có khoảng 25ha, tập trung chủ yếu xung quanh lèn đá vôi thuộc các xã Bồi Sơn, Giang Sơn, Bài sơn. Đặc điểm của loại đất này là có tầng dày, ít thịt.

* Đất Feralit đỏ vàng phát triển phiến sét: có diện tích khoảng 9.500ha (chiếm 26,79%) được phân bố ở các xã vùng Tây Bắc và các xã bán sơn địa vùng giữa. Đặc điểm của loại đất này là thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, có khả năng giữ nước tốt, thích hợp với cây hoa màu và cây lâu năm.

* Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá cát sét: có diện tích khoảng 270ha (chiếm 0,76%) được phân bố ở các xã Đại Sơn, Mỹ Sơn, và Minh Sơn. Đặc điểm loại đất này là đất có màu vàng,cấu trúc rời rạc, thấm nước nhanh và dễ bị rửa trôi, đất chua và thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng.

* Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên Macma axit: có diện tích khoảng 690ha (chiếm 1,95%) đặc điểm loại đất này là có màu đỏ đến vàng nâu, tầng đất mỏng, có thể khai thác trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày.

e. Đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá:

Có khoảng 7.540ha, chiếm khoảng 21,26% được phân bố ở các xã đồi núi. đặc điểm loại đất này là tầng đất dày không quá 30cm có lẫn nhiều sỏi đá, nhiều nơi đá mẹ trơ trên bề mặt, có 1 phần diện tích đã được khai thác trồng chè thực phẩm trong vườn các hộ gia đình, diện tích còn lại phát triển lâm nghiệp như trồng cây bạch đàn.

Qua số liệu trên ta thấy đất đai của huyện Đô Lương tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như nghề trồng dâu nuôi tằm nói riêng. Trồng dâu vùng ven sông có tác dụng hạn chế sự rửa trôi và làm giảm lưu tốc dòng chảy, hạn chế được sạt lở trong mùa mưa bão.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 34 - 38)