Cha nhận thức hết vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và hoạt động của viện dân biểu trung kỳ giai đoạn 1926 1930 (Trang 90 - 91)

Hoạt động của Viện Dân biểu Trung Kỳ Giai đoạn 1926-

3.2.3. Cha nhận thức hết vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân

Đấu tranh với thực dân phong kiến cai trị để đòi lợi dân trí, ích dân sinh và quyền dân chủ là một việc làm đáng trân trọng và đáng ghi nhận của Viện Dân biểu Trung Kỳ giai đoạn này. Tuy nhiên, trong con mắt và trong quan niệm của các nghị viên, họ chỉ xem nhân dân là "những ngời khổ đau cần đợc cu mang và cứu vớt", đáng thơng hại chứ không nhìn nhận đợc sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của bánh xe lịch sử: "Nghe tiếng bà con anh em ở dới thuyền chìm mà van cứu, mà tôi xét lại trong mình tôi, trừ ra một tấm lòng già, cùng hai bàn tay trắng, ngoài ra không có gì nữa" [3, 4-5]. Thật vậy, quan điểm của Huỳnh Thúc Kháng nói riêng và các nghị viên có t tởng yêu nớc thơng dân nói chung khi tham gia vào Viện Dân biểu Trung Kỳ không phải là vận động đấu tranh lật đổ ách thống trị của Pháp, giành lấy chủ quyền về tay nhân dân mà chỉ chú tâm công khai đòi lấy những quyền lợi thiết thực cho dân để "hoạ may" dân đợc sống cuộc sống khá hơn, dân trí đợc nâng cao hơn. Quan niệm nh vậy nhng chính họ lại không tin vào sức mạnh của nhân dân nên hành động đấu tranh "cụ cựa" của các nghị viên đã dẫn đến thái độ ôn hoà trong đơn độc. Có thể nói, với điều kiện và hoàn cảnh của lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ thì biện pháp đấu tranh nghị trờng công khai với thực dân Pháp của Viện Dân biểu Trung Kỳ cũng cha hẳn là đã lỗi thời. Tuy nhiên, điều đáng bàn là các nghị viên trong Viện Dân biểu Trung Kỳ lại cha biết kết hợp đấu tranh nghị tr-

ờng công khai với thực dân Pháp để đòi dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội song song với việc phát động những phong trào quần chúng rộng khắp để gây áp lực to lớn đối với bọn thực dân cai trị. Sở dĩ chúng ta có thể nói nh vậy là do ngời Pháp rất lo sợ sức mạnh của các phong trào yêu nớc Việt Nam đầu thế kỷ XX nên chúng mới thành lập ra tổ chức này nhằm xoa dịu, mị dân và ru ngủ quần chúng. Nhng, điều đáng tiếc, chính kẻ thù của dân tộc Việt Nam lại nhận rõ thấy vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân hơn Viện Dân biểu Trung Kỳ - những đại biểu và đại diện của nhân dân. Rõ ràng, đây là một hạn chế lớn trong nhận thức cũng nh hoạt động của Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tuy nhiên, hạn chế này lại do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam đầu thế kỷ XX quy định.

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và hoạt động của viện dân biểu trung kỳ giai đoạn 1926 1930 (Trang 90 - 91)