Đấu tranh đòi quyền lợi giáo dục cho nhân dân Trung Kỳ

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và hoạt động của viện dân biểu trung kỳ giai đoạn 1926 1930 (Trang 68 - 77)

Hoạt động của Viện Dân biểu Trung Kỳ Giai đoạn 1926-

3.1.4. Đấu tranh đòi quyền lợi giáo dục cho nhân dân Trung Kỳ

Bên cạnh vấn đề quan trọng là đấu tranh đòi thay đổi luật pháp ở Trung Kỳ và đòi quyền lập pháp, lập hiến thì việc đấu tranh đòi những quyền lợi giáo dục cho nhân dân cũng đợc Viện nhân dân đại biểu Trung Kỳ quan tâm rất lớn. Có thể nói, đây là một trong những nội dung đợc các đại biểu u tiên thảo luận, thỉnh cầu, đề đạt nhiều nhất trong các phiên họp của Viện Dân biểu Trung Kỳ từ 1926 đến 1930. Trong lĩnh vực giáo dục nói chung, Viện Dân biểu Trung Kỳ chủ yếu hớng vào các mục tiêu chính: đấu tranh đòi phổ biến rộng rãi việc học và sử dụng chữ Quốc ngữ trong nhân dân; cải cách nội dung chơng trình học tập cho phù hợp; tăng ngân sách giáo dục và mở rộng thêm trờng lớp trong tất cả các cấp học, ngành học cũng nh giảm học phí và tăng học bổng cho học sinh… ở Trung Kỳ.

Nh chúng ta đều biết, cho đến thế kỷ XIX, nền giáo dục Nho học của dân tộc Việt Nam tồn tại ngót 1000 năm. Trong quá trình đó, giáo dục Nho học đã đào tạo đợc nhiều nhân tài đáp ứng nhu cầu xây dựng và quản lí đất n- ớc. Nhng, từ thế kỷ XIX, khi Việt Nam chính thức "va chạm" với phơng Tây thuộc Làn sóng văn minh công nghiệp thì nền giáo dục dựa trên học thuyết Khổng Mạnh tỏ ra không phù hợp với việc "kinh bang tế thế" trong tình hình mới đợc nữa. Nh vậy, trong lúc nền giáo dục Nho học ở nớc ta đến nửa đầu thế kỷ XIX đã có những yêu cầu phải đổi mới nhng chúng ta cha làm đợc thì thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, tổ chức những "trờng học theo kiểu ph- ơng Tây" để đào tạo ra đội quân thông dịch viên phục vụ cho quân đội viễn chinh, giải quyết vấn đề bất đồng ngôn ngữ và đào tạo th ký làm việc trong các cơ quan hành chính, kinh tế của Pháp ở Đông Dơng.

Đối với Trung Kỳ, trong cải cách giáo dục lần thứ nhất (1886-1916) đã dẫn đến hiện tợng tồn tại song song của hai nền giáo dục phong kiến và giáo dục Pháp - Việt. Nh vậy, với cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất thì nền giáo dục Pháp - Việt đã xâm nhập mạnh mẽ vào nền giáo dục phong kiến. Tuy nhiên, chất lợng và sản phẩm giáo dục lại cha đáp ứng đợc yêu cầu mà thực

dân Pháp đề ra. Do đó, từ năm 1917 đến năm 1929, thực dân Pháp tiến hành cải cách giáo dục lần thứ hai với mục tiêu xoá bỏ hoàn toàn nền giáo dục phong kiến và xây dựng, củng cố nền giáo dục thực dân. Về cơ bản, nội dung cũng nh sản phẩm giáo dục ở Trung Kỳ chỉ là nền giáo dục thực dân mà trong đó, ngời Pháp đầu t cho lĩnh vực này hết sức nhỏ giọt với mục đích đào tạo ra đội ngũ tay sai phục vụ cho công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa của chúng.

Từ rất sớm, bọn thực dân thống trị nhận thức đợc rằng, "kẻ nào nắm đ- ợc những phần tử có học, sẽ nắm đợc vơng quốc, bởi vậy phải sử dụng đội ngũ trí thức chứ không phải là chống lại họ". Chính những nhận định đại loại nh trên về vị trí, vai trò của trí thức ngời bản xứ cho nên bọn thống trị thực dân đã từng bớc thi hành những chính sách, thủ đoạn nhằm nắm và sử dụng các phần tử có học mà chúng đã ý thức đợc rằng đó là nguồn cung cấp quan lại, nha lại, viên chức cho cả hai guồng máy thống trị Nam triều và thực dân ở các cấp từ trung ơng xuống tận địa phơng. Một mặt, thực dân Pháp can thiệp vào hệ thống thi cử truyền thống nhằm "cải tạo" dần lớp trí thức cựu học nhng mặt khác, chúng đào tạo lớp tri thức tân học để thay thế dần lớp trí thức cựu học thông qua chính sách giáo dục nô dịch của chủ nghĩa thực dân cớp nớc.

Một trong những hạn chế lớn nhất nằm trong nội dung chơng trình giáo dục của ngời Pháp ở Trung Kỳ đó là hệ thống chơng trình bị "Pháp hoá" đến cao độ. Điều này làm cho ngời ta cảm thấy tiếng mẹ đẻ chỉ là một thứ "ngoại ngữ", một "ngoại ngữ" bị coi thờng, rẻ rúng từ cấu tạo chơng trình cho đến nội dung học tập. Bên cạnh đó, trong số các vấn đề mà học sinh đợc đào tạo còn có những nội dung học tập không thiết thực nhng lại bị nhà trờng thực dân nhồi nhét ngay từ tuổi ấu thơ:

"- Học sinh 9 tuổi (Sơ đẳng tiểu học) phải học: Công cuộc chiếm đóng xứ An Nam của ngời Pháp; Ngời Pháp đã chiếm đóng xứ An Nam từ bao giờ và đã

chiếm đóng nh thế nào; Ngời Pháp đã làm gì ở xứ An Nam; Công việc bình định và tổ chức cai trị của ngời Pháp.

- Học sinh 10 tuổi (Trung đẳng tiểu học) phải học: Triều Nguyễn; Trịnh - Nguyễn phân tranh; Cuộc khởi loạn của Tây Sơn; Ngời Pháp ở xứ Đông D- ơng; Giám mục Ađrăng; Gia Long và những ngời kế tục Gia Long; Cuộc chiếm đóng xứ Nam Kỳ của ngời Pháp; Nền bảo hộ của ngời Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ; Sơ lợc về tổ chức cai trị của ngời Pháp ở ba Kỳ.

- Học sinh 11 tuổi (Cao đẳng tiểu học) phải học: Lịch sử nớc Pháp; Sự nghiệp của nền Đệ Tam Cộng hoà Pháp; Công cuộc bành trớng thuộc địa của n- ớc Pháp; Đại chiến thế giới (Thứ nhất); Lòng trung thành của dân bản xứ các thuộc địa của Pháp (đặc biệt là thuộc địa Đông Dơng). Ngoài ra, trong cái gọi là bộ môn Luân lý, học sinh 11 tuổi còn phải học mục Bổn phận đối với nớc Pháp. Những bổn phận ấy đợc ghi rõ trong chơng trình và gồm bốn bổn phận chính là: Phải biết yêu kính nớc Pháp; Phải biết ơn nớc Pháp; Phải cúc cung tận tuỵ đối với nớc Pháp; Phải trung thành với nớc Pháp.

- Học sinh trờng Trung học, học hệ bốn năm. Học sinh phải học môn lịch sử và địa lý nớc Pháp, và một số vấn đề nh: Sự nghiệp của nớc Pháp ở Đông Dơng; Tổ chức bộ máy cai trị của ngời Pháp ở Việt Nam…" [28, 261- 262].

Những nhợc điểm này ngời ta không cần quan tâm khắc phục bởi lẽ, nền giáo dục chỉ có một mục đích phục vụ cho quyền lợi chủ nghĩa thực dân Pháp hơn là cho nhân dân bản xứ. Bên cạnh đó, ở các trờng làng vẫn tồn tại những lớp dạy chữ Hán theo lối cổ truyền của các thầy đồ cuối mùa. Nh vậy, thực dân Pháp đã giành quyền "đào tạo văn hoá", sau đó "đào tạo nghề nghiệp" cho ngời dân thuộc địa ngay từ tuổi ấu thơ. Với quyền lực của kẻ cai trị, chúng đã thông qua các chơng trình giảng dạy, ra sức xuyên tạc lịch sử Việt Nam nói riêng, lịch sử các dân tộc bị chúng thống trị nói chung. Thâm độc hơn, qua đó, thực dân Pháp tìm mọi cách thủ tiêu tinh thần dân tộc, chống thực dân xâm lợc của nhân

dân ta, để rồi cuối cùng, chúng hi vọng dùng thứ "văn hoá cao hơn" của kẻ cai trị nhằm đồng hoá dân tộc Việt.

Trớc tình hình và thực trạng giáo dục ở Trung Kỳ nh vậy, các nghị viên trong Viện Dân biểu Trung Kỳ nhiều lần lên tiếng yêu cầu Chính phủ Bảo hộ cần quan tâm hơn về vấn đề giáo dục cho xứ Trung Kỳ mà trớc hết là phổ biến chữ Quốc ngữ trong nhân dân. Hay nói cách khác, đó chính là yêu cầu đòi Việt hoá một phần nội dung chơng trình giáo dục trong xứ Trung Kỳ: "Nay muốn cho quốc dân đều xu hớng về sự học Quốc ngữ là một thứ chữ dễ hiểu, dễ dùng, dễ gây nền giáo dục phổ thông cho chóng đợc thành hiện thời" [53, 5].

Nh chúng ta đều biết, ban đầu, chữ Quốc ngữ là một thứ chữ đợc sáng tạo ra nhằm mục đích truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam của chủ nghĩa thực dân phơng Tây. Đây là loại chữ viết đợc tạo bởi các ký tự La tinh dùng để phiên âm tiếng Việt. Nếu nh cuối thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ bị các trí thức Nho học của Việt Nam tẩy chay thì sang đầu thế kỷ XX, nó lại đợc các trí thức Nho học thức thời tiếp nhận và truyến bá trong dân chúng qua hoạt động của phong trào Duy tân, phong trào Đông Kinh nghĩa thục… Một điều đặc biệt, trong Viện Dân biểu Trung Kỳ có những trí thức Nho học đã từng một thời tham gia hoặc làm lãnh tụ trong phong trào Duy tân ở Trung Kỳ những năm đầu thế kỷ XX. Vì lẽ đó, các nghị viên này đã lợi dụng "quyền đợc nói, đợc bày tỏ ý kiến" của mình trên nghị trờng để đấu tranh với Chính phủ bảo hộ nhằm phổ biến rộng rãi chữ Quốc ngữ trong nhân dân. Sâu xa hơn, qua đó phải chăng các nghị viên muốn giữ gìn, khơi dậy tinh thần dân tộc cho ngời đi học nói riêng, cho nhân dân nói chung nh mục đích của phong trào Duy tân và Đông Kinh nghĩa thục trớc đó.

Về biện pháp thông dụng chữ Quốc ngữ trong nhân dân, các đại biểu đã "thể lòng công chúng đem ý kiến mà tỏ bày" nh sau: "Chi bằng Nhà nớc công nhận chữ Quốc ngữ làm một thứ văn tự thông dụng cho các nơi công, t. Muốn thi hành không trở ngại, thời xin bắt đầu từ nay, hạ lệnh cho các nơi công nha, và hơng thôn, đều phải dự bị học tập Quốc ngữ… thói việc công (nh án kiện

bẩm, t báo, đơn khai), việc t… đều bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ làm gốc cả, còn nh chữ Hán, chữ Pháp chỉ để làm các món bác học, khảo cứu học chớ không đợc đem ra thông dụng thay cho chữ Quốc ngữ trong các công việc công, t" [53, 5].

Nh vậy, mong muốn của Viện Dân biểu Trung Kỳ là đòi thực dân Pháp xoá bỏ việc sử dụng chữ Hán, chữ Pháp trong những công việc của nớc nhà. Nh- ng, điều đáng trân trọng là họ không trở nên thái quá, không chủ trơng vứt bỏ tất cả mà chủ trơng chấn hng, phát huy tinh hoa cổ học, tiếp thu cái mới, cái hay của chữ Pháp. Còn đối với chữ Quốc ngữ, các nghị viên coi là hồn thiêng của đất nớc, tinh hoa của dân tộc: "Có chữ Quốc ngữ, xã hội sẽ tiến bộ thêm dới ánh sáng mặt trời thế kỷ XX. Nó là một thứ khí giới sắc bén giúp con ngời ý thức đ- ợc cái h hèn của mình, thấy đợc cái hay ho, mới mẻ của ngời mà học hỏi theo". Có nh vậy, "dân chúng sẽ trở nên lớp ngời tiến bộ, mới gọi là "ngời" thì xã hội lo chi không có ngày phồn vinh". Nguyện vọng này đúng nh Huỳnh Thúc Kháng từng chủ trơng trong phong trào Duy tân ở Trung Kỳ những năm đầu thế kỷ: "Chữ Quốc ngữ là hồn trong nớc/ Phải đem ra tỉnh trớc dân ta" [40, 117].

Bên cạnh đó, để cho chữ Quốc ngữ đợc thông dụng và phổ biến rộng rãi trong dân chúng, đến đợc với lớp ngời bình dân, Viện Dân biểu Trung Kỳ đề đạt: "Cho các nhà t tự do mời thầy dạy Quốc ngữ, không bắt các thầy có bằng cấp, cũng không bắt buộc dạy đúng chơng trình, miễn là có dạy Quốc ngữ, quốc văn là đợc" [53, 5]. Nhìn vào đây chúng ta thấy mong muốn đó của Viện Dân biểu Trung Kỳ quả hết sức nhỏ bé và khiêm tốn, nhng nó lại rất phù hợp với thực trạng mù chữ của nhân dân ta dới ách thống trị của thực dân phong kiến.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đã cố gắng đi sâu vào nội dung chơng trình, phê phán những sách giáo khoa không khoa học, thiếu chính xác nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chữ Quốc ngữ: "Xin đừng liệt vào giáo khoa những sách mà phần nhiều ngời An Nam công nhận là không đúng tiếng An Nam nh những quyển: Tiếng một An Nam, Luận tiếng An Nam, Mẹo An Nam của ông Tống Viết Toại" [47, 47].

Về tình hình giáo dục ở Trung Kỳ, các nghị viên đã nhiều lần nêu lên thực trạng "học giới bó buộc" ở Trung Kỳ: "Mắt có thấy thì đi mới khỏi lạc, tai có tỏ thì nghe mới khỏi lầm, ngời có học mà sau mới biết đều (điều) phải trái. Biết cách làm ăn mới mong sống còn trên cõi đời đợc. Dân An Nam là một dân tộc sẵn có văn hoá đã mấy trăm đời, ai cũng công nhận sự học là sự cần thiết nhất xem nh tính mệnh, tài sản, không có không sống đợc. Huống trong thời đại tranh khôn cạnh khéo nh ngày nay mà không có sự học thì còn nói đến chuyện gì nữa. Xứ Trung Kỳ bây giờ học cũ đã bỏ hẳn, mà học mới trăm phần cha đợc một, trờng công không đủ dùng, mà trờng t thì không có, gia dĩ chơng trình thì hạn chế, quy luật ngăn ngừa, dân thì lấy sự học làm sinh mệnh, mà quan xem sự học nh một sự thù nghịch (trờng công thì nghị định thay đổi, trờng t thì xin phép lãnh bằng, khai báo lôi thôi, gần đây vì sự lập trờng học mà bị luỹ (luỵ) cũng th- ờng thấy luôn)" [40, 690].

Nh vậy, đằng sau ánh sáng hào quang bức tranh "khai hoá văn minh" của ngời Pháp ở xứ Trung Kỳ là một nền học giới bó buộc. Trong đó, thực dân Pháp chỉ đầu t cho giáo dục một cách nhỏ giọt, chủ yếu tìm cách "nhồi nhét" ngời đi học một lợng kiến thức "vừa đủ" để làm tay sai cho bọn chúng. Bởi lẽ, nền giáo dục ấy cốt chỉ đào tạo ra một đội ngũ công chức bản xứ hạ đẳng, những giáo viên sơ cấp, những thông ngôn và th ký để làm tay sai, giúp việc cho ngời Pháp trong bộ máy cai trị và khai thác thuộc địa nhằm thu lợi nhuận tối đa cho bọn chúng. Còn chủ trơng của thực dân Pháp là trói buộc dân tộc ta trong "chính sách ngu dân" để dễ bề cai trị, đè đầu cỡi cổ. Bởi thế mới dẫn đến hiện tợng: "Hiện nay những lớp học trò lỡ dở, không vào trờng đợc mà thành ra một lớp thất nghiệp, còn những con em chực học cũng đành úp mặt vào tờng, ngày xanh ngơ ngáo, cha thấy con mà đau lòng, tuổi trẻ bơ vơ, anh em trông mà nóng ruột, tình cảm (cảnh) rất là thê thảm" [40, 690]. Đứng trớc tình hình học giới nh vậy nhng "Nhà nớc một nói rằng khai hoá, hai nói rằng hợp tác, mà về đờng học giới không chịu châm chớc thế nào cho

thoả hiệp, thì ức vạn thiếu niên An Nam, sẽ thành một bọn thất nghiệp. Nhóm bao nhiêu ngời vô nghiệp mà lại mong dìu dắt lên đờng tấn hoá thật là một điều dân gian không sao tin đợc, đem đứa đui đi đờng thì ngời dân cũng nhọc sức, bảo ngời điếc nghe hát thì hát hay cũng đành uổng công" [40, 690].

Và, để "vớt chìm, chữa cháy" tình trạng thất học trong nhân dân, các nghị viên trong Viện Dân biểu Trung Kỳ yêu cầu chính phủ nên thi hành chính sách cỡng bách giáo dục, cho nhân dân đợc tự do lập trờng học và xin ban bố chơng trình về lập trờng t thục cho dân gian biết để các quan hành chính khỏi hiểu lầm mà ngăn cấm. Các nghị viên cũng cho rằng, mặc dù đối với giáo dục, nhà nớc cũng nhiều phen cải cách, nhng bảo là hoàn thiện thì không đúng vì nền giáo dục ấy một mặt đang mang nặng ảnh hởng của giáo dục Pháp và mặt khác cha thoả mãn đợc nhu cầu học tập chính đáng của nhân dân bản xứ. Do đó, họ đã yêu cầu Chính phủ:

"a, Về phần sơ cấp, thì nên lập riêng một nền giáo dục phổ thông cho bản xứ, lấy Quốc ngữ và quốc văn làm cốt yếu, thi hành ở các trờng Hơng học và Tổng học, giáo khoa thì nên theo một trình độ cao hơn trình độ bằng cấp sơ học yếu lợc bấy giờ, cho đợc tơng đơng bằng cấp sơ học Pháp - Việt…

b, Dân Trung Kỳ cha đợc thoả nguyện về khoá Cao đẳng tiểu học. Số học trò mỗi ngày thêm đông, mà số trờng học không thấy mở rộng. Bởi vậy, Viện

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và hoạt động của viện dân biểu trung kỳ giai đoạn 1926 1930 (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w