Làm cho văn chương thêm tinh vi, tế nhị

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 26 - 27)

Lối so sánh của điển cố vừa xa, vừa gần, vừa kín đáo vừa sinh động và biểu cảm mạnh mẽ, giúp người đọc cảm thụ, nhận thức sâu sắc hơn, có thể bày tỏ thái độ khẳng định yêu thích hoặc phủ định, chán ghét. Sự tác động mạnh mẽ đó có được là do điển cố ngoài tính biểu cảm còn biểu hiện rõ tính hình tượng. Ví dụ ở Truyện Kiều có câu: Dập dìu lá gió cành chim. Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh. “Lá gió cành chim”, mượn câu thơ của nàng Tiết Đào đời Đường: “Chi nghiêng nghiêng nam bắc điểu. Diệp tống vãng lai phong” (Cành đón chim nam bắc. Lá đẩy gió qua lại). Qua điển cố này, người đọc có thể hình dung hình ảnh lá đưa đẩy vì gió, cành có chim chóc đậu xôn xao. Từ “dập dìu” dùng để chỉ cảnh người đi, đến, qua, lại đông đúc, chứng tỏ “lá gió cành chim” là cảnh nhiều người tụ tập vui chơi. Hơn nữa, hình ảnh “sớm” đưa người này (Tống Ngọc) “tới” đưa người khác (Tràng Khanh) làm cho người đọc hiểu được đó là cảnh lầu xanh.

Điểu cố là nghệ thuật xây dựng hình tượng bằng ngôn ngữ, kích thích sự tưởng tượng và liên tưởng. Đằng sau lớp vỏ từ ngữ là cả một cuộc sống sinh động mà khi đọc đến nó, toàn bộ những hình ảnh về cuộc sống ấy được khơi dậy. Điển cố vận dụng khả năng tư duy hình tượng phong phú, khả năng liên tưởng phong phú nhạy bén. Khi điển cố tồn tại và hoạt động trong một ngữ cảnh nhất định từ hình tượng cụ thể của nó, người đọc nhanh chóng tái hiện một sự liên tưởng trong đầu óc của mình. Nội dung điển cố lập tức được lĩnh hội với tư cách là những hình ảnh cụ thể, sinh động, gợi cảm và hấp dẫn. Sự liên tưởng, so sánh trong

quá trình tư duy của người đọc là chất xúc tác kết hợp nghĩa trực tiếp của điển cố với hiện.

Trong bài Thu vịnh, Nguyễn Khuyến viết:

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

Tác giả nhắc tới Đào Tiềm, người làm quan huyện lệnh đồng thời là một nhà thơ lớn đời Tấn “không vì năm đấu gạo mà phải khom lưng”. Nguyễn Khuyến thẹn với Đào Tiềm vì ông không được như người xưa sống theo ý thích của mình. Câu thơ biểu hiện cảm hứng của tác giả trước thời cuộc một cách gián tiếp, tế nhị. Nguyễn Khuyến chịu ơn huệ của nhà Nguyễn rất nhiều nên không thể từ bỏ chính thể này một cách công khai, dứt khoát như Đào Tiềm.

Tóm lại, sự xuất hiện điển cố trong các tác phẩm văn học nói chung, văn học trung đại nói riêng tạo nên giá trị mỹ học cho tác phẩm. Mang lại vẻ đẹp tao nhã, thanh lịch, nhưng vẫn bộc bạch được ý nghĩa sâu xa.

Sự hiện điện của điển cố còn có tác dụng làm tăng thêm giá trị chân lý của văn chương. Đây là đặc trưng riêng mà văn học giai đoạn này cần nhấn mạnh.

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 26 - 27)