Dạy học điển cố trong văn xuô

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 30 - 35)

Văn xuôi (tản văn) không giống như thơ hay biền tác giả dùng lượng ngôn từ tối đa để diễn giải cho người đọc hiểu. Chính vì điều này mà điển cố ít được sử dụng trong thể loại này. Tuy nhiên, tùy theo loại trong thể loại văn xuôi mà việc dùng điển cố nhiều hay ít. Ví dụ, loại sử truyện, sử biên niên, những tác phẩm thuộc thể ký, những bài miêu tả cảnh sông núi nước non ít khi dùng điển cố. Nhưng bên cạnh đó thể văn mang tính lý luận thuyết lý lại dùng điển cố làm phương tiện dẫn chứng, biện minh lý lẽ. Vai trò của điển cố trong các loại này được xem như là tài liệu của luận cứ đó bao gồm sự việc, sự vật, con người, lịch sử, đạo lý đã được mọi người công nhận.

Đặc điểm của điển cố trong văn xuôi trung đại là như vậy. Việc dạy điển cố trong văn xuôi có những điểm riêng biệt so với thể loại khác. Như chúng ta đã biết điển cố đóng vai trò là thủ pháp nghệ thuật, là điểm

nhấn trong tác phẩm. Chính vì điều này mà không thể tách bạch phương pháp dạy điển cố riêng, phương pháp dạy văn xuôi riêng, mà ở đây có sự đan xen hỗ trợ cho nhau. Mục đích của vấn đề là giúp học sinh hiểu nội dung của điển cố, từ đó hiểu được dụng ý nghệ thuật, nội dung của tác giả khi đặt trong tác phẩm. Đích cuối cùng là hiểu tác phẩm một cách sâu sắc, trọn vẹn. Như vậy thực chất của vấn đề là dạy điển cố để dạy tác phẩm. Hiểu tốt điển cố, để hiểu tốt tác phẩm.

Vấn đề dạy - học văn bản tác phẩm theo đặc trưng thể loại gắn với việc phát huy tính tích cực của học sinh thông qua quá trình đọc hiểu văn bản. Đó là quá trình chiếm lĩnh kiến thức của học sinh thông qua con đường tự đọc hiểu văn bản và đưa ra những phát hiện và sự cảm nhận của bản thân. Những điều này quy định việc dạy điển cố trong văn học Việt Nam trung đại ở nhà trường phố thông hiện nay.

Đặc trưng riêng của điển cố đó là tính lịch sử quá khứ. Nội dung của điển cố thường gắn với những câu chuyện lịch sử, những câu thơ của người xưa. Bản thân của điển cố đã cổ xưa đối với các tác giá trung đại và khoảng cách đó lại càng được nhân rộng ra đối với học sinh chúng ta hiện nay. Vấn đề là làm sao để học sinh hiểu nội dung của những điển cố, tái hiện được ý nghĩa của nó. Hiện nay có những điển cố đều được chú thích rất ngắn gọn, lượng thông tin chưa đủ để đáp ứng những yêu cầu để hiểu sâu sắc điển cố. Ở thể loại văn học Việt Nam trung đại nếu như chưa hiểu một cách ngọn nguồn điển cố thì sẽ không cảm thụ được hết nội dung của tác phẩm. Không hiểu điển cố thì giống như người dẫn đường không tìm được đường đi. Nếu như không hiểu sâu sắc về điển cố, câu văn hoặc đoạn văn mông lung không rõ ý nghĩa.

Đó là những cơ sở lý luận để khẳng định vai trò của điển cố trong văn xuôi trung đại, từ đó đề ra những định hướng cho phương pháp dạy điển cố trong văn xuôi Việt Nam trung đại ở các văn bản trong chương trình Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.

Trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, văn học Việt Nam trung đại có 9 tác phẩm văn xuôi sau:

Với đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (trích Thượng kinh ký sự),

Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, Chiếu dời đô, Xin lập khoa Luật: trích: “Tế cấp bút điếu” của Nguyễn Trường Tộ, Tựa “Trích diễm thi tập”

của Hoàng Đức Lương, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên,

Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên.

Văn bản văn xuôi Việt Nam trung đại chiếm số lượng đáng kể nên phải có phương pháp cụ thể cho việc dạy văn xuôi trung đại nói chung và điển cố nói riêng.

Muốn dạy - học tốt điển cố trong văn xuôi Việt Nam trung đại điều đầu tiên phải làm đó là phải hướng dẫn đọc đúng điển cố. Thông thường do mượn lại cho nên đặt trong văn xuôi thường có sự khác lạ về ngữ âm. Chính vì điều đó quá trình đọc phải xác định cho học sinh đọc chính xác. Đọc chính xác, đọc đúng có nghĩa là đọc trung thành với văn bản, không vi phạm những sai lầm về ngữ âm, ngữ pháp. Đây là yêu cầu đầu tiên và bắt buộc đối với học sinh, vì để đọc đúng, các em phải thông chữ, hiểu sâu rồi mới đọc đúng. Quá trình đọc có hai giai đoạn. Đọc điển cố trong văn bản và đọc chú thích của người soạn sách về nó.

Ví dụ: “Trước đây thời suy vi Trung Châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe , trốn tránh việc đời , những bậc anh minh triều Đường phải kiêng dễ không dám lên tiếng . Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa , cũng có kẻ ra biển vào sông , chết đuối trên cạn , mà không biết, dường như muồn lẩn tránh suốt đời” [68, 69].

1. Ở ẩn trong ngòi khe: dịch thoát chữ “khảo bàn”. Khảo bàn là tên bài thơ trong thiên “Vệ phong” (Kinh Thi) nói về người ở ẩn nơi ngòi khe.

2. Trốn tránh việc đời: dịch thoát câu “Dụng cũng vu hoàng ngưu” (gói kỹ trong tấm da bò). Hào sơ cửu quẻ cách trong Kinh Dịch: “Cũng

1 2

3 4

dụng hoàng ngưu chi cách” (dùng da bò để bọc cho thật chắc), ý nói kẻ ẩn dật nên trốn tránh việc đời khác nào tấm da bò bọc lấy đồ vật một cách vững chắc.

3. Kiêng dè không dám lên tiếng: dịch thoát câu: “Giới minh vu trượng mã” (ngựa chầu phải kiêng dè tiếng hí), ở đây ý muốn nói các quan trong triều cúi mình không dám nói thẳng.

4. Gõ mõ canh cửa: dịch câu: “Kích Đạc trảo quan” xuất xứ ở sách

Mạnh Tử: Kích Đạc là người đánh mõ canh đêm, lão quan là người canh cửa, đều là những chức vụ thấp kém.

5. Ra biển vào sông: Sách Luận ngữ thiên Vi Tử có đoạn chép về những người đi ở ẩn thời cổ: “Cổ Phương Thúc nhập vu Hà, kích khách Trương nhập vu hải” (Quan đánh trống Phương Thúc vào miền sông Hà, người đánh khánh là Trương lại ra bể): Ở đây chỉ các ẩn sĩ người đi một phương.

6. Chết đuối trên cạn: dịch chữ “học trầm” xuất xứ ở sách Trang Tử, ý nói kẻ đi ở ẩn như người bị chết đuối ở trên cạn [28, 69].

Không chỉ đọc các điển cố phải đúng mà yêu cầu phải đọc kỹ. Đó là đọc thật tỉ mỉ, chính xác từng câu, từng chữ. Quá trình đọc như vậy tái hiện lại nội dung điển cố, xác định được nội dung điển cố trong tác phẩm. Việc chú thích điển cố trong sách giáo khoa cho thấy để học sinh hiểu được điển cố người soạn sách phải đưa ra hàng loạt thông tin quan trọng. Nếu không đọc kỹ thì sẽ không hiểu nội dung tác phẩm. Việc đọc kỹ phải tiến hành song song với quá trình đọc có định hướng, là kiểu đọc theo yêu cầu người giáo viên đề ra đối với học sinh nhằm nhấn mạnh vào các điển cố, trong tác phẩm. Bên cạnh đó, giáo viên cần định hướng cho học sinh đọc phần chú thích để hiểu rõ nội dung của điển cố vốn xa lạ với học sinh.

Đọc là thao tác đầu tiên của phương pháp dạy học điển cố trong văn xuôi trung đại. Nó góp một phần không nhỏ vào sự thành công của quá

trình dạy và học. Đây cũng chính là công việc đầu tiên của hoạt động dạy học, là cầu nối để nối học sinh với văn bản.

Trọng tâm của dạy điển cố trong văn xuôi Việt Nam trung đại đó là làm sao phải để cho học sinh nắm thật chắc nội dung điển cố. Chính vì điều đó cho nên phương pháp dạy học điển cố trong văn xuôi tối ưu nhất đó là dạy học thông qua cắt nghĩa.

Cắt nghĩa (Er K lá sung) = theo nghĩa gốc Latinh là giải thích có suy nghĩ. Cắt nghĩa điều kiện quan trọng để góp phần điều chỉnh việc lĩnh hội tri thức dạy học văn. Đây là biện pháp cần thiết để dạy học tác phẩm văn học trung đại [7, 34].

Cắt nghĩa để tìm ra ý nghĩa của điển cố, thông qua việc cắt nghĩa các từ, ngữ, hình ảnh và trong mạch của tác phẩm. Mặc dầu việc cắt nghĩa tách bạch các điển cố song phải đặt trong mối tương quan của nội dung tác phẩm. Bởi mục đích của sự xuất hiện điển cố trong tác phẩm đó là soi rọi, bổ sung giá trị nội dung cũng như nghệ thuật cho tác phẩm.

Việc cắt nghĩa và phân tích phải đi liền với nhau. Quá trình cắt nghĩa là làm sáng tỏ những điểm độc đáo của điển cố, từ đó hình thành năng lực tự cảm thụ, tiếp nhận độc lập ở học sinh, để tích lũy kiến thức, phát triển tư duy và tư thế tiếp nhận ở học sinh.

Việc cắt nghĩa điển cố trong văn học trung đại Việt Nam nói chung và trong văn xuôi trung đại Việt Nam nói riêng là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi văn học Việt Nam trung đại có một khoảng cách quá lớn đối với thế hệ học sinh ngày nay về tư duy, về không gian, thời gian, về quan điểm thẩm mỹ. Ngôn ngữ, hình ảnh sử dụng trong điển cố vốn quen thuộc người xưa, nhưng lại xa lạ đối với học sinh hiện nay.

Nếu như quá trình đọc tác phẩm mà không hiểu nghĩa của điển cố và mối quan hệ của chúng trong văn bản thì không hiểu được ý đồ của tác giả. Quá trình cắt nghĩa chính là làm cho ý nghĩa của điển cố nổi bật trong văn bản, làm cho hình tượng được nổi bật. Việc cắt nghĩa đòi hỏi

người cắt nghĩa phải có một sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán nếp sống văn hóa, lịch sử xã hội, có kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thẩm mỹ thì mới có sự cắt nghĩa chính xác.

Chú giải sâu là cách làm sáng tỏ một khái niệm, một phạm trù được che đậy hoặc ẩn tàng dưới một hình thức ngôn ngữ bác học hoặc ngôn ngữ lịch sử để kiến chứng thành cụ thể, dể hiểu và đặt chúng trong mối quan hệ với các bộ phận hoặc toàn bộ văn bản để thấy được ý nghĩa, tác dụng của chúng trong toàn bộ văn bản: Biện pháp này rất quan trọng đối với việc dạy văn học trung đại nói chung, dạy điển cố trong văn xuôi nói riêng. Chữ Hán, chữ Nôm vốn khó hiểu đối với học sinh, cộng vào đó là bản chất của các điển cố khiến chúng lại càng trở nên xa lạ, khó tiếp nhận. Chú giải sâu chính là biện pháp rút gần khoảng cách thẩm mỹ giữa học sinh với điển cố. Quá trình chú giải sâu bao gồm chú giải nghĩa đen, phân tích hoặc chú giải thêm giá trị thẩm mỹ của điển cố, đặt nó trong văn bản để bình giảng, cắt nghĩa ý nghĩa điển cố, tìm ra dụng ý của tác giả.

Tóm lại, để dạy và học điển cố trong văn xuôi Việt Nam trung đại là một việc làm bao gồm nhiều thao tác kết hợp với nhau. Do tính chất đặc thù của điển cố và văn học trung đại, cộng với sự đổi mới trong phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh cho nên mọi thao tác, cung đoạn đều hướng đến mục đích đó là phải tạo cho học sinh tâm thế hiểu và chiếm lĩnh được nội dung và ý nghĩa của điển cố trong mối quan hệ với văn bản văn xuôi. Từ đó đi đến đích cuối cùng đó là chiếm lĩnh nội dung, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm một cách sâu sắc, toàn diện.

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w