Truyện truyền kỳ

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 50 - 52)

Truyện truyền kỳ là thể loại của văn học Trung Quốc xuất hiện ở đời Đường, Tống, đánh dấu sự chín muồi của thể loại tự sự nghệ thuật. Tên gọi thể loại này bắt nguồn từ tên tập truyện nhan đề Truyền kỳ của Bùi Hình đời Đường.

Đời Đường, Tống đánh dấu sự ra đời của truyện truyền kỳ và cũng là giai đoạn đỉnh cao của thể loại. Những thành tựu đó đã được ghi nhận. Hồng Mại đời Tống cho rằng thành tựu của truyện truyền kỳ đời Đường tương xứng với thành tựu thơ thời nay. Nhận xét này không chỉ thuộc về một cá nhân mà phần lớn các nhà nghiên cứu đời sau đều cho rằng thành tựu của nó chỉ đứng sau thơ. Lỗ Tấn nhận định rằng văn chương của chí quái đều rất đơn giản, ngắn, chép sự thực. Còn đến đời Đường văn nhân đã có ý thức làm tiểu thuyết. Vậy ý thức tiểu thuyết mà Lỗ Tấn muốn nói ở đây chính là ý thức về vai trò của hư cấu và chú ý vẻ đẹp và ngôn ngữ trong văn chương. Ở đây đã đánh dấu sự sáng tạo nghệ thuật và dấu ấn cá nhân của mỗi tác giả trong tác phẩm. Bố cục truyện truyền kỳ thường là mở đầu giới thiệu nhân vật, tên họ, quê quán, tính tình, phẩm hạnh, kế tiếp đó phần trung tâm là kể các chuyện kỳ ngộ, lạ lùng, phần kết là lý do kể chuyện.

Truyện truyền kỳ dùng văn xuôi để kể, đến chỗ tả cảnh, tả người thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường làm thơ. Theo Lỗ Tấn truyện truyền kỳ phân biệt với truyện chí quái đời Lục triều song về nghệ thuật kể chuyện đã mới hẳn. Lời kể uyển chuyển, lời văn hoa mỹ. Truyện chí quái chủ yếu là ghi chép xếp theo

điều mục, còn truyền học theo bút pháp của sử truyện. Chính vì vậy nhan đề còn có chữ truyền kỳ. Còn cái gọi là truyền kỳ chủ yếu là truyền cái kỳ trong tình yêu nam nữ và cái kỳ trong thế giới thần linh ma quỷ. Chẳng hạn như các môtíp người lấy tiên, người lấy ma, người có phép biến hóa.

Ở Việt Nam khái niệm truyền kỳ được hiểu rộng hẹp khác nhau. Có nhiều nhà nghiên cứu xếp tất cả các tác phẩm văn xuôi có yếu tố thần linh ma quái hoặc kỳ dị vào truyện truyền kỳ. Có người lại nêu thêm tiêu chí hư cấu của nhà văn và cho rằng chỉ xếp vào truyện truyền kỳ trong đó có nhân vật chính chứ không phải là ma quỷ.

Nhìn chung truyện truyền kỳ Việt Nam như Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kỳ tân phả

của Đoàn Thị Điểm đánh dấu sự chín muồi của nghệ thuật tự sự Việt Nam. Quá trình đặt tên “truyền kỳ” chứng tỏ tác giả đi theo truyền thống truyện truyền kỳ Trung Quốc. Song về thể thức thì có thể xem gần với truyện truyền kỳ Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu cuối đời Nguyên đầu đời Minh, nó thể hiện số lượng thi ca thù tạc của nhân vật rất nhiều. Điều này khác xa với truyện truyền kỳ đời nhà Đường. Một điều mữa đó là khác với những truyện thần linh ma quái khác với những truyện thần linh ma quái trên nhân vật chủ yếu là những con người của lịch sử hay nói cách khác là nhân vật của lịch sử, thì ở Thánh Tông di thảoTruyền kỳ mạn lục là những con người bình thường, gần với đời thực. Tính chất hư cấu của truyện truyền kỳ rất rõ. Truyện có cốt truyện hoàn chỉnh nhưng những tác phẩm nghệ thuật có thắt nút, phát triển và mở nút. Cốt truyện ở đây mang những nét đặc thù riêng, nó không nhất thiết kể về cuộc đời của nhân vật. Nhiều chuyện chỉ đóng khung trong một giấc mơ, một cuộc kỳ ngộ, một cuộc trò chuyện môtíp biện bác được sử dụng khá nhiều. Bên cạnh truyện có hậu có nhiều truyện kết thúc không có hậu, không như người ta lầm tưởng.

Như vậy truyện truyền kỳ một thể loại có tính chất quốc tế, được sử dụng trên một phạm vi rộng lớn từ Trung Quốc đến Việt Nam và ngay cả các nước như Triều Tiên, Nhật Bản trong hàng chục thế kỷ nay. Nhưng ở nước ta nghiên cứu thể loại này chưa đúng với tầm cỡ và thành tựu của thể loại này.

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 50 - 52)