Dạy học điển cố trong văn vần

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 35 - 42)

Mỗi thể loại chứa đựng những đề tài, nội dung và cách chiếm lĩnh hiện thực khác nhau nên điển cố cũng được dùng để phù hợp với từng loại. Theo thống kê khảo sát những tác phẩm mang tính dân gian như nói

về việc đồng áng, tả cảnh thì rất ít dùng đến điển cố. Bên cạnh đó những tác phẩm ngôn chí, xướng họa, tặng đáp, vịnh sử dùng điển cố nhiều hơn.

Như chúng ta đã biết nói đến văn vần là nói tới một cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ, nó xuất hiện sau văn xuôi. Lịch sử hình thành của nó xuất phát từ lúc đầu người ta nói năng để giao tiếp với nhau trước hết bằng ngôn ngữ bình thường không có vần luật, nhịp điệu, nếu có cũng xuất phát từ tình cờ hoặc ngẫu nhiên. Nhưng quá trình sử dụng, dần dần người ta nhận thấy nếu có chủ định phối hợp các yếu tố âm thanh, nhịp điệu, vần luật… của ngôn ngữ thì sẽ tạo nên một hiệu quả đặc biệt là làm cho ngôn ngữ nhịp nhàng du dương dễ đọc, dễ nghe, dễ nhớ, có thể ngâm lên và hát,

Ở văn vần, sự cấu tạo chặt chẽ nhất thể hiện nghệ thuật nhất sự kết hợp vần điệu được thể hiện ở thơ. Văn vần trở thành thơ khi văn vần có tính nghệ thuật. Khi nó dùng hình tượng ngôn ngữ phản ánh hiện thực cuộc sống. biểu hiện tâm tư con người trong sự nhịp nhàng giữa nội dung và hình thức. Và có tác dụng mỹ cảm đối với người đọc.

Trên đây là những đặc điểm chung về văn vần. Bên cạnh những đặc điểm chung đó văn vần Việt Nam giai đoạn trung đại còn mang những đặc trưng riêng biệt. Chính vì điều này cho nên sự hiện diện của điển cố trong văn vần cũng bị chi phối không ít. Ngoài sự chi phối của niêm luật, vần điệu, văn vần trung đại Việt Nam còn mang tính chất giáo huấn cao về đạo lý, giá trị chân lý của thời đại. Nó bị áp lực khắt khe những tiêu chỉ của xã hội phong kiến đề cao và tôn sùng những giá trị thuộc về chuẩn mực.

Khác với sự hiện diện của điển cố trong văn xuôi thường mang tính ngữ liệu, là những lý lẽ dẫn chứng, sự lựa chọn điển cố đưa vào dễ dàng hơn vì chỉ phụ thuộc vào nội dung và ý nghĩa, còn về mặt ngữ âm không bị hạn chế. Nội dung của điển cố trong văn xuôi thường dễ hiểu hơn đối

với người đọc nói chung và học sinh nói riêng, bởi lớp nghĩa của nó đã dần lộ diện qua phần dẫn dắt trước hoặc sau điển cố. Có được điều này xuất phát từ đặc điểm không bị giới hạn về số lượng ngôn từ của văn xuôi. Sở dĩ phải nêu lại những đặc điểm của điển cố trong văn xuôi. Vì những điều này không có được ở trong văn vần. Bởi văn vần đó là sự cô đọng về ngôn ngữ (ít lời, nhiều ý), phải chịu sự áp đặt về thi luật khắt khe. Chính vì vậy cho nên ngoài việc biểu đạt nội dung và ý nghĩa của tác phẩm điển cố còn phải tuân thủ về ngữ âm. Quá trình hiểu được điển cố trong văn vần càng nặng nề hơn bởi văn vần là sự tiết kiệm lời. Để hiểu được nó ngoài sự hiểu biết còn phải có sự rung động sâu sắc kết hợp hài hòa giữa hiểu và cảm. Điển cố thường mang tính triết lý, khô khan, vững chắc. Nhưng quá trình đưa vào văn vần điển cố cần lung linh mềm mại, bộc lộ ý tưởng sâu xa của người đọc.

Từ những đặc trưng của điển cố (chúng tôi đã đề cập ở phần trước) và những đặc điểm riêng biệt của điển cố trong văn vần để xác định những mục tiêu của phương pháp dạy học điển cố trong văn vần.

Dạy và học điển cố trong văn vần Việt Nam trung đại mới ở trường phổ thông đặt ra nhiều nhiệm vụ nặng nề. Bởi sự cảm thụ thơ văn đặc biệt là thơ văn trung đại ở học sinh ngày nay có không đạt. Ngoài ra việc phải làm sao cho học sinh hiểu được nội dung của điển cố, phải tạo cho học sinh có sự rung động nghệ thuật toàn tác phẩm. Và rút ra những giá trị mà bản thân điển cố đó mang lại cho tác phẩm tác phẩm cũng như cho người đọc.

Việc dạy điển cố trong văn vần Việt Nam trung đại là việc làm có tính chất móc xích, lồng ghép lẫn nhau, bởi nó chỉ là một trong những hoạt động nằm trong hàng loạt chuỗi hoạt động hỗ trợ tương tác nhau. Dạy học điển cố chịu sự chi phối của việc dạy văn vần. Và việc dạy văn vần lại một phần chịu sự chi phối của việc dạy tác phẩm văn học Việt Nam trung đại nói chung.

Việc đầu tiên trong phương pháp dạy điển cố trong văn vần đó là chú ý vào việc đọc. Đây chính là thao tác đầu tiên để các em nhận biết nội dung của tác phẩm thông qua ngôn từ. Bản chất của việc dạy học Ngữ văn là hướng học sinh vào việc đọc hiểu văn bản từ đó chiếm lĩnh kiến thức. Việc đọc điển cố trong văn vần ngoài những yêu cầu đúng và kỹ giống như ở văn xuôi, còn phải đọc diễn cảm. Ở thơ chủ yếu là thơ Đường luật, thơ song thất lục bát hoặc là lục bát phải tìm cho được mạch cảm xúc chủ đạo, ngôn ngữ, giọng điệu, nhạc điệu của mỗi bài thơ để có cách đọc phù hợp. Trong một số truyện thơ, tác giả có xây dựng cốt truyện, nhân vật, cần đọc để thể hiện được chân dung nhân vật, thái độ của tác giả đối với mỗi loại nhân vật cũng như thể hiện cảm xúc chủ đạo của mỗi tác giả khi sáng tác tác phẩm. Chính vì điều này cho nên sự hiện diện của điển cố trong các tác phẩm cũng chịu chi phối của việc đọc này. Để giúp học sinh đọc đúng với những yêu cầu giáo viên cần có những định hướng cụ thể xác thực.

Từ việc cho học sinh tiếp cận với văn bản một cách có mục đích, giáo viên phải định hướng cho học sinh tìm hiểu điển cố trong tác phẩm thông qua nhiều phương pháp. Phương pháp chú giải sâu được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc dạy điển cố trong văn vần.

Người xưa thường hay dùng điển cố khiến cho câu thơ, bài thơ thêm hàm súc, chuyển tải được lượng thông tin lớn và kín đáo. Dùng điển cố là lấy xưa để nói nay, nhắc lại việc xưa bằng một vài chữ mà gợi nên sâu sắc các tầng ý nghĩa, khiến lời văn sinh động. Đây là một biện pháp tạo nên tính hàm súc của văn học trung đại. Quan niệm cho rằng văn chương có dùng điển cố mới là văn chương tao nhã, cho nên khi phân tích văn học trung đại nói chung và văn vần trung đại nói riêng phải hiểu được điển cố và dụng ý của tác giả khi sử dụng điển cố. Đối với học sinh điển cố trong văn học trở thành khó hiểu khiến các em hoặc không thể hiểu

hết dụng ý nghệ thuật của tác giả khi dùng điển cố đó hoặc phần lớn các em chỉ hiểu hời hợt bên ngoài, không thấy cái hay, cái chất văn chương, cái “ý vô cùng”, “cái gợi” mà điển cố đưa lại.

Chú giải điển cố là giúp học sinh tái hiện lại nội dung văn bản, ý nghĩa thẩm mỹ của nó đối với người xưa, từ đó giúp các em tự vận động để hiểu văn học trung đại trong giai đoạn hiện nay. Việc chú giải điển cố bao gồm:

Chú giải nghĩa đen của điển cố là quá trình làm cho học sinh biết sự tích của điển cố. Ví dụ:

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão) Hay: Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

(Thu vịnh - Nguyễn Khuyến)

Quá trình chú giải để mở rộng, nâng cao ý nghĩa của tác phẩm. Ví dụ với điển tích mà Phạm Ngũ Lão sử dụng trên, cần phân tích như sau:

“Vũ Hầu” chỉ Gia Cát Lượng (tức Khổng Minh) một người nổi tiếng về trí tuệ, có mưu chước thuộc đời Tam Quốc, giúp Lưu Bị (nhà Hán) và được phong tước Vũ Lương hầu gọi tắt là Vũ Hầu. Ở đây Phạm Ngũ Lão thẹn thấy mình không đủ mưu chước như Vũ Hầu đã hoàn thành sứ mạng với đất nước.

Ông Đào: chỉ Đào Tiềm (tức là Uyên Minh) một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Lục triều đậu tiến sĩ, làm quan ở Bành Trạch. Ông chán cảnh làm quan mất tự do, nên bỏ về ở ẩn làm thơ.

Sau khi chú giải nghĩa đen của điển cố, giáo viên cần phân tích hoặc chú giải thêm giá trị thẩm mỹ của điển cố, đặt nó vào trong văn bản để bình giảng, cắt nghĩa của câu thơ, tìm ra tấc lòng gửi gắm trong đó của tác giả. Ví dụ phân tích điển tích mà Nguyễn Khuyến sử dụng: Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào khi dạy câu thơ, giáo viên phải chú giải sâu thêm từ “thẹn” vì lẽ gì? Tại sao lại thẹn? Sự hổ thẹn ấy có làm giảm giá trị của

tác giả không? Để học sinh hiểu rõ hơn tư tưởng chủ đề của bài thơ và thấy rõ ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Khuyến. Nhà thơ đi câu cá, cảnh thu đẹp, tình yêu nước sâu xa giúp ông có một tứ thơ hay. Ông ở ẩn lánh xa chốn quan trường nhưng tấm lòng của ông vẫn nặng trữu với non sông đất nước.

Trong trình Ngữ văn ở trường phổ thông học sinh được học Truyện Kiều thông qua nhiều đoạn trích. Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ngôn ngữ hàm súc và nghệ thuật ước lệ tượng trưng trong tác phẩm. Chính vì điều đó cho nên quá trình dạy giáo viên phải lưu ý để học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của các điển cố mà tác giả sử dụng. Quá trình thao tác như vậy là giáo viên đã nối quá khứ với hiện tại, biến từ ngữ xa lạ khó hiểu thành dễ hiểu.

Ví dụ: Trong đoạn trích Trao duyên ở chương trình Ngữ văn 10. Quá trình dạy giáo viên cần lưu ý giải thích những từ ngữ sau: “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”, trong đó cụm từ “keo loan” được lấy từ “giao loan”, “giao” là loại keo được chế biến từ máu chim loan, người ta dùng để nối dây đàn, dây cung bị đứt . Nếu đặt ở câu thơ thì có nghĩa là sự ghép nối. Ở đây Thúy Kiều muốn Thúy Vân hãy thay mình để nối duyên cùng Kim Trọng, một sự thay thế gượng gạo, cho dù Thúy Vân không muốn.

Bên cạnh đó còn cần chú ý cụm từ trâm gãy bình tan. Đây là cụm từ mà Nguyễn Du mượn ý trong câu thơ của Bạch Cư Dị:

Bình truy trâm chết thị hà như, Tự thiếp kim triêu dữ quân biệt.

(Cái cảnh bình rơi trâm gãy là thế nào, tựa như cảnh thiếp biệt ly với chàng) để nói về tình duyên tan vỡ giữa mối tình Kim - Kiều.

Có thể khẳng định chú giải điển cố là một trong những thủ pháp tối ưu để giúp học sinh hiểu được nghĩa của các điển cố và giá trị ý nghĩa của nó trong tác phẩm. Quá trình dạy học giáo viên cần khai thác thế

mạnh này. Nó là thủ pháp rút gần khoảng cách giữa học sinh với thơ cổ điển để tiếp nhận văn bản có hiệu quả, đây chính là một cách để thời sự hóa trở lại các văn bản cổ và bắc cho thơ cổ một chiếc cầu nối lịch sử với hiện tại, khôi phục lại, trẻ hóa văn bản thơ cổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh phương pháp chủ giải điển cố, quá trình dạy nó còn áp dụng nhiều phương pháp, chẳng hạn như phương pháp áp dụng cho việc dạy điển cố trong các loại thể văn chương khác nhau. Cắt nghĩa để giúp học sinh hiểu nghĩa của điển cố và quan hệ của chúng trong văn bản. Quá trình cắt nghĩa là tìm ra câu trả lời của tác giả gửi đến bạn đọc thông qua văn bản. Với thơ cổ để cho việc cắt nghĩa được chính xác và có hiệu quả cần nắm được đặc trưng thi pháp thơ cổ, nắm được vấn đề nội dung tư tưởng, phương tiện nghệ thuật của người xưa. Việc cắt nghĩa bao gồm nghĩa hàm ngôn, nghĩa hiển ngôn. Thơ cổ là loại thơ có tính đa nghĩa, đa tầng, song nghĩa nào cũng phải ra nghĩa ấy, không thể vì nghĩa này mà nói sang nghĩa kia, đặc biệt dù nói nghĩa nào cũng phải đặt trong mạch của tác phẩm để cắt nghĩa. Ví dụ, khi dạy học văn bản Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư:

Trạch đắc lọng xà địa khả cư, Dã tình chung nhật lạc vô dư.

Ở đây phải cắt nghĩa hai chữ “long xà”. Chọn được kiểu đất “long xà” là chọn được nơi yên vui, thịnh vượng, đó là đất rồng rắn, là quan niệm địa lý phong thủy của người xưa. Đất “long xà” là vùng “địa linh” làm cho người ta an cư lạc nghiệp. Đây chính là quan niệm của người xưa về vũ trụ. Giữa vũ trụ và con người có sự tương thông, hộ ứng với nhau, “đất lành chim đậu”. Sự thịnh suy của con người, của dân tộc phụ thuộc vào sự hộ ứng này.

Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường học hiện nay không coi trọng phương pháp giảng bình. Song quá trình giảng điển cố trong thơ cổ nếu không xen lẫn những thao tác này thì nó trở nên khô khan, rời rạc

không thể tìm được mạch đi cho bài thơ. Bởi bản thân điển cố, bản thân thơ cổ là sự dồn nén tình cảm cao độ, ý tưởng gửi gắm trong từng câu, từng chữ, qua ngôn từ, nhạc điệu. Thơ trung đại là sự kiện nội tâm của nhà thơ, đằng sau mỗi chữ là một cái nhìn, đằng sau mỗi điển cố là quan niệm sống, là sự suy nghĩ mà tác giả gửi gắm trong đó. Quá trình dạy một bài thơ cổ nhất thiết phải có bình, mỗi khi hiểu được bài thơ thì bình giảng đi liền với nhau. Nhờ bình giảng mà lời giảng thêm sâu sắc. Bình phải dựa trên giảng. Giảng mà không bình thì ý gọn, khô khan. Bình mà không giảng thì dẫn đến lan man, xa vời. Chính vì vậy giảng bình là một phương pháp quan trọng trong giờ dạy thơ cổ đã tạo thăng hoa cho học sinh.

Tuy nhiên trong xu thế đổi mới dạy học hiện nay, muốn tạo nên “sự đồng sáng tạo” cho học sinh, học sinh là chủ thể tiếp nhận, thì bình giảng càng phải được chọn lọc tinh tế, khơi gợi trong học sinh sự đồng cảm. Giúp các em diễn tả cái gì mà mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành sáng tỏ, chính xác, làm nổi bật điều mình muốn nói. Quá trình bình giảng phải tùy theo trình độ năng lực, sở trường của giáo viên, của học sinh màcó cách lựa chọn thích hợp.

Dạy học văn vần trung đại nói chung và điển cố trong thể loại này có những yêu cầu đặc biệt nên những phương pháp dạy học điển cố cần vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 35 - 42)