Đối sánh cái kỳ lạ của truyện truyền kỳ và cái kỳ lạ trong truyện cổ tích

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56 - 65)

truyện cổ tích

Không phải đến truyện truyền kỳ mới xuất hiện yếu tố kỳ lạ. Nó kế thừa và phát triển yếu tố kỳ lạ trong truyện thần thoại và truyện cố tích. Tính chất kỳ lạ trong truyện thần thoại đó là giải thích hiện tượng tự nhiên phi hiện thực. Nó phản ánh tư duy khoa học và sự hiểu biết về tự nhiên còn ít ỏi của người nguyên thủy. Cái kỳ lạ trong truyện thần thoại cũng sơ khai như nhận thức của con người vào thời điểm đó. Đến truyện cổ tích, yếu tố kỳ lạ được phát triển và trưởng thành dần cùng với ý thức từng bước làm chủ thiên nhiên của con người. Và đến truyện thần kỳ yếu tố kỳ lạ lại được nâng lên một tầm cao mới phù hợp với tư duy và nhận thức của con người lúc bấy giờ.

Đối sánh yếu tố kỳ lạ trong truyện cổ tích nói chung, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt nói riêng với yếu tố kỳ lạ trong truyện truyền thuyết nói riêng chúng ta thấy có những nét tương đồng và khác biệt. Sự nhận biết này đóng góp không nhỏ vào việc dạy và học truyện truyền kỳ cũng như tìm ra nét đặc trưng riêng của cái kỳ lạ trong thể loại này.

Điểm tương đồng giữa cái kỳ lạ trong truyện cổ tích sinh hoạt cũng như cổ tích thần kỳ với cái kỳ lạ trong truyện thần kỳ đó là con người và sự vật, hiện tượng được phản ánh xóa nhòa những ranh giới mà con

người định ra, thay đổi tính chất của sự vật, hiện tượng được hình dung theo lẽ phải thông thường.

Cái kỳ lạ của những thể loại này được hình thành khi lịch sử loài người đã phát triển, dần dần làm chủ được thiên nhiên và tồn tại trong xã hội có giai cấp. Cái kỳ lạ là nơi gửi gắm những ước mơ, những hoài bão, những vấn đề trăn trở xảy ra lúc bầy giờ. Những vấn đề đó, vào thời điểm đó theo lôgic thông thường của những con người bình thường không thể thực hiện được. Nó chịu sự ràng buộc của giai cấp thống trị và lễ giáo phong kiến.

Èn chứa đằng sau những cái kỳ lạ đó là những giá trị nhân văn sâu sắc của thời đại. Ở truyện cổ tích xuất hiện trong xã hội có giai cấp, cuộc đấu tranh xã hội ngày càng gay go và phức tạp hơn, thiết thân hơn đối với mỗi con người, người ta hướng sự chú ý của mình vào thực tế của cuộc đời nhiều hơn là ngước con mắt lên trời, chú ý việc người hơn là tác động hão huyền của thần linh. Vì vậy trong truyện cổ tích, nhân vật chính là việc người, tình tiết chính vẫn là tình tiết xảy ra trong quan hệ giữa người với người. Hơn nữa sự diễn biến của tình tiết vẫn chủ yếu do hành động của con người quyết định. Yếu tố kỳ lạ như Thần, Tiên, Phật chỉ can thiệp khi nào cần thiết, các vật thần cũng thế. Trong hoàn cảnh xã hội cũ, khi giai cấp thống trị còn giữ được quyền thế mạnh mẽ, khi những lực lượng hắc ám của xã hội còn đè nén nổi sức vươn lên của nhân dân. Sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái chính đối với cái tà trong cuộc đời chưa đạt được. Chính vì vậy Thần, Phật, Tiên trong truyện cổ tích xuất hiện tương hỗ cái thiện. Sự xuất hiện của các đấng siêu nhân mang đến yếu tố kỳ lạ trong tác phẩm. Con chim phượng hoàng có thể giúp người làm giàu (Phượng hoàng và cây khế). Anh trai cày thắng được phú ông nhờ có bụt giúp sức (trong Cây tre trăm đốt). Xã hội luôn tồn tại hai thế lực: thiện và ác. Bên cạnh những thế lực đại diện cho cái thiện thì cũng có những thế lực đại diện cho cái ác. Trăn tinh

trong truyện Thạch Sanh cũng là một hiện tượng kỳ lạ trong truyện cổ tích. Một con vật có suy nghĩ, có tính cách ác độc, luôn luôn làm những điều xấu quấy nhiễu cuộc sống yên lành của người dân.

Cái kỳ lạ xuất hiện trong truyện truyền kỳ như là thế giới ở thượng giới (chuyện Từ Thức lấy vợ tiên) hay viết về âm phủ (chuyện Chức phán sự ở đền Tản Viên), thủy cung (chuyện Người con gái Nam Xương). Hay những quan hệ khác thường vẫn tồn tại trong một thế giới bình thường. Như người làm bạn và chung sống với ma quỷ. Cũng giống như trong truyện cổ tích, cái kỳ lạ ở truyện truyền kỳ mang đến sự lạ lẫm kích thích sự hiếu kỳ người đọc. Ở đó còn quy ẩn những giá trị sâu sắc của nhà văn. Dưới áp lực của xã hội phong kiến, với những lễ giáo, luật lệ quy định hà khắc. Nếu như với những quan hệ bình thường, thế giới bình thường trong cuộc sống nhà văn sẽ không bao giờ đạt được điều mình muốn nói. Chỉ có những thế giới trong tưởng tượng và những quan hệ không bình thường trong xã hội là nơi để tác giả thỏa chí vùng vẫy. Nơi đó không có một thế lực nào có thể ngăn cản những ước vọng, những tâm tư, những trăn trở về cuộc đời, về thế sự… Và cũng như truyện cổ tích, truyện truyền kỳ, cái kỳ lạ cũng chính là sức sống, sự trường tồn cho tác phẩm trong xã hội khắt khe.

Trên đây là những điểm tương đồng giữa cái kỳ lạ trong truyện cổ tích với truyện truyền kỳ. Sự tương đồng bắt nguồn từ nhiều khía cạnh, từ hoàn cảnh xã hội, chính trị, sự tương đồng tư tưởng, tôn giáo. Và đó cũng là sự kế thừa, phát triển trong văn hóa nói chung và trong văn học nói riêng. Nét tương đồng này quá trình dạy và học cần khai thác triệt để. Nó là thế mạnh để tạo nên lôgic bắc cầu ở học sinh. Đây chính là điều mà phương pháp dạy học học sinh theo hướng tích cực quan tâm.

Bên cạnh những nét tương đồng của cái kỳ lạ trong truyện cổ tích thần kỳ, cổ tích sinh hoạt với cái kỳ lạ trong truyện truyền kỳ. Giữa chúng còn có những điểm khác biệt, nhưng nét khác biệt này thể hiện sự

đi lên, phát triển và hoàn thiện hơn về tư duy nhận thức cũng như thị hiếu về giá trị thẩm mỹ. Đồng thời cũng biểu hiện những nét đặc trưng riêng của thể loại văn học.

Điểm khác biệt đầu tiên giữa cái kỳ lạ trong truyện cổ tích và truyện truyền kỳ đó chính là ở chủ thể sáng tạo ra. Ở truyện cố tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt là những sáng tác của dân gian lưu hành bằng truyền miệng và tcó dị bản. Do đặc trưng bắt nguồn từ sáng tác tập thể của cả cộng đồng cho nên cái kỳ lạ trong truyện cổ tích là sự sáng tạo của tập thể, không mang dấu ấn của cá nhân, chủ quan. Cho nên yếu tố độc đáo khác biệt thường ít thấy hơn. Từ sáng tác tập thể cộng với phương thức truyền miệng cho nên yếu tố kỳ lạ thường đơn giản theo môtíp thông thường dễ nhớ, nhiều lúc trở nên đơn điệu. Hơn nữa do tính dị bản nên cái kỳ lạ trong truyện cổ tích có lúc không cố định, nó có thể thay đổi theo thị hiếu của người đọc.

Cái kỳ lạ trong truyện truyền kỳ là sự sáng tạo nghệ thuật của cá nhân, mang dấu ấn phong cách riêng của từng tác giả. Quy mô của cái kỳ lạ trong truyện truyền kỳ thường đồ sộ, li kỳ, hấp dẫn. Và tính chất lặp lại giữa các tác phẩm không tồn tại, môtíp quen thuộc, không có nghĩa tồn tại trong truyện truyền kỳ. Đây chính là điểm khác biệt mà trong quá trình dạy học truyện truyền kỳ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Không thể tuyệt đối hóa chung chung. Ý thức được điều này quá trình dạy học sẽ tìm ra sự sáng tạo độc đáo của từng tác giả cũng như từng tác phẩm. Điều này ít khi gặp trong quá trình dạy truyện cổ tích.

Sự khác biệt lớn nhất giữa cái kỳ lạ trong truyện cổ tích với truyện truyền kỳ là quy mô và phương thức biểu hiện.

Cái kỳ lạ trong truyện cổ tích sinh hoạt là những chi tiết khác thường mà nhân dân lao động sáng tạo ra. Nó xuất hiện và làm thay đổi diễn biến của câu chuyện cũng như cuộc đời của các nhân vật. Tác giả dân gian ít tả và kể kỹ càng. Yếu tố kỳ lạ là điểm gỡ nút cho những bế

tắc của người sáng tác. Ví dụ: Truyện cổ tích trong sinh hoạt Tấm Cám, quan hệ mẹ ghẻ và con chồng khiến cho Tấm phải chịu nhiều ấm ứ và đau khổ. Đi mò cua bắt tép thì bị Cám lừa lấy hết trong lúc buồn bực đứng khóc thì Bụt hiện lên và mách cho đưa con cá bống sót lại để về nuôi. Từ ngày có con cá bống, Tấm như có niềm vui, có thêm một người bạn để tâm tình. Nhưng khi cá bống lớn lên thì mẹ con Cám lại tìm cách giết thịt. Niềm vui chưa được mấy chốc Tấm lại rơi vào tình thế buồn và tuyệt vọng. Tấm chỉ biết đứng khóc. Và lần này Bụt xuất hiện và bày cho Tấm đưa xương cá bống về chôn dưới chân giường. Tấm luôn bị mẹ con cám luôn tìm mọi cách hãm hại. Trước khi đi hội, mẹ Cám lại đổ thóc lại đổ thóc vào trộn lẫn với gạo để bắt Tấm nhặt, chừng nào nhặt xong mới cho đi. Mục đích của mẹ con Cám là không để cho Tấm đi. Trước việc làm tưởng chừng như không bao giờ thực hiện được đó. Tấm lại khóc và Bụt lại xuất hiện đúng lúc, Bụt cho bầy chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm và chính nhờ điều này mà Tấm trở thành hoàng hậu. Nhưng mẹ con Cám vẫn không buông tha cho Tấm. Sau một lần về giỗ cha, mẹ con Cám giết Tấm để thay thế Cám vào làm hoàng hậu. Khi Cám lên làm hoàng hậu thì hàng loạt những điều kỳ lạ xuất hiện. Chim vàng anh biết nói, cây xoan đâu, khung cửi đều phát lên tiếng người. Tất cả đều tập trung vạch trần bộ mặt thật của Cám. Và kết thúc câu chuyện Tấm đã trừng trị mẹ con Cám và quay trở lại ngôi vị hoàng hậu.

Cái kỳ lạ xuất hiện là Bụt xuất hiện với phép màu của mình. Cùng với các chi tiết xương cá biến thành quần áo, chim vàng anh biết nói. Khung cửi, cây xoan đâu phát ra âm thanh của tiếng người. Những chi tiết đó chỉ là phần xen phụ vào cuộc sống và quan hệ bình hường giữa người với người.

Trong truyện cổ tích Sọ Dừa, yếu tố kỳ lạ ở đây được đẩy lên cao thêm một tầm cao mới, nó có phần phong phú và hợp với lôgic của người tiếp nhận. Cái kỳ lạ xuất hiện ngay ở đầu tác phẩm. Là bề ngoài

của Sọ Dừa giống như sự vật gọi tên đó. Nhưng với hình thù đó, Sọ Dừa vẫn làm việc một cách bình thường, chăm chỉ. Cái kỳ lạ ở đây luôn luôn dẫn dắt từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bề ngoài xấu xí nhưng ẩn trong đó là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Quá trình lột xác này là điều kỳ lạ mà người trần mắt thịt không làm được. Việc hỏi cưới con gái phú ông cũng gây nên sự bất ngờ. Nhưng ngạc nhiên hơn, những thứ mà phú ông hỏi thách cưới, sau một đêm hiện hữu ngay trong nhà Sọ Dừa, cùng với đám người tùy tùng. Khác với lẽ thông thường những vật mà So Dừa giao cho vợ trước lúc đi xa và chính điều này mới giúp gia đình Sọ Dừa đoàn tụ.

Tóm lại, cái kỳ lạ biểu hiện trong truyện cổ tích được thể hiện phong phú và đa dạng theo trí tưởng tượng của nhân dân. Đó có thể là bụt, thần tiên hay những vật thần (như gươm thần, giày thần, đĩa thần…) cũng có khi những sự vật bình thường được tác giả thổi tính người vào, nó cũng suy nghĩ, cũng hành động. Cũng có khi cái kỳ lạ xuất hiện với những yếu tố như là ma quỷ… Nhìn chung cái kỳ lạ ở trong truyện cổ tích thường mang yếu tố phụ họa. Nó không nằm xâu chuỗi trong mạch liên kết của truyện. Ở đây người đọc không tìm thấy sự sáng tạo nghệ thuật riêng biệt giữa truyện này với truyện khác. Có chăng đó chỉ là sự thay đổi tên gọi. Dường như cái kỳ lạ ở đây nó mang tính chất đơn thuần và rập khuôn. Người đọc có thể dễ dàng đoán biết được trước những sự việc diễn ra tiếp theo. Như vậy cái kỳ lạ trong truyện cổ tích là cơ sở, là điểm khơi nguồn cho các tác giả sáng tác truyện truyền kỳ tiếp tục kế thừa và phát triển. Mặc dầu đang còn đơn giản theo lối tư duy thông thường nhưng đó là những sáng tạo đáng quý của tác giả dân gian, phù hợp với trình độ tư duy cũng như đặc trưng của loại văn học này.

Cái kỳ lạ trong truyện truyền kỳ được đẩy lên một bước cao hơn, quy mô và đầy chất sáng tạo. Người dạy và người học có thể khai thác từ những yếu tố này mà rút ra chủ đề tư tưởng của truyện. Cái kỳ lạ ở

truyện truyền kỳ không phải là những chi tiết điểm qua mà nó là sợi dây liên kết của toàn bộ truyện. Biểu hiện của cái kỳ lạ trong truyện truyền kỳ cũng phong phú và đa dạng, có khi viết về âm phủ, có khi viết về thượng giới… có khi viết về ma quỷ. Song cái khác với truyện cổ tích ở chỗ các tác giả truyện truyền kỳ đã tạo nên sự liên kết giữa yếu tố có thực với yếu tố kỳ lạ. Quá trình này đã dẫn dắt người đọc lạc vào thế giới kỳ lạ một cách bất ngờ. Tránh tình trạng khập khiễng giữa thực và hư. Làm được điều này tác giả truyện truyền kỳ đã gắn những cái kỳ lạ vào trong một cái có thực để tạo cơ sở nhận thức cho người đọc.

Điều này có thể thấy ở truyện Chức phán sự ở đền Tản Viên trong

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Mở đầu tác giả giới thiệu nhân vật một cách chính xác, cụ thể, đó là: “Ngô Văn Tử, tên là Soạn, người huyện Yên Lũng, đất Lạng Giang. Chàng trai khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu đựng được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Hay giới thiệu sự vật cũng một cách cụ thể, chính xác, có thực. Đền Tản Viên và sự việc: “Trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy là là một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạch có viên Bách hộ họ Thôi tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái trong dân gian”.

Truyện Con hổ có nghĩa (trích Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh) giới thiệu nhân vật bà đỡ một cách rất tự nhiên, cụ thể: “Bà đỡ Trần là người ở huyện Đông Triều”. Trong truyện Người con gái Nam Xương

của Nguyễn Dữ, tác giả nêu tên của nhân vật một cach cụ thể. Câu chuyện cũng gắn với sự việc có thật trong cuộc sống “thiếu phụ Nam Xương”. Như vậy cái kỳ lạ trong truyện truyền kỳ được dẫn dắt tạo tâm lý đón nhận ở người đọc. Điều này ở truyện dân gian, chẳng hạn truyện cổ tích, không có được. Ở truyện cổ tích thần kỳ cũng như cổ tích sinh hoạt chỉ mang tính chung chung như: làng nọ, anh chàng, ngày xửa ngày xưa…

Cách dẫn dắt cái kỳ lạ trong truyện truyền kỳ là sự sáng tạo độc đáo của từng tác giả. Đây chính là điểm nhấn để khẳng định tài năng viết truyện của từng cá nhân. Quá trình dạy học truyện truyền kỳ cần khai thác điểm này. Đây chính là một trong nhiều yếu tố xây dựng nên giá trị đặc trưng nghệ thuật của thể loại.

Cái kỳ lạ trong truyện truyền kỳ xét về bản chất là cái không có thực nhưng với trí tưởng tượng và óc sáng tạo của người sáng tác vẫn sống mãi trong lòng độc giả và đậm đà giá trị nhân văn. Điều này xuất phát từ quy mô của cái kỳ lạ trong truyện truyền kỳ. Nó không phải như những tia sáng lóe lên tắt biến để lại bầu trời ban đầu như trong truyện cổ tích, mà cái kỳ lạ ở đây được trải nghiệm. Người ta có thể tìm thấy những ước mơ, khát vọng, những vấn đề trăn trở. Và có khi là cả một xã hội thu

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 56 - 65)