Lý thuyết chung về soạn giáo án

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 71 - 73)

Giáo án là tên gọi bài soạn của người giáo viên. Đó là phương án giảng dạy và giáo dục của bài học. Chính vì điều đó cho nên giáo án dạy học văn hàm chứa trong nó trình độ của giáo viên ở một thời điểm và một giai đoạn nhất định. Giáo án luôn luôn phát triển, nó được điều chỉnh, bổ sung ngày càng tốt hơn hay hơn và đi đến mục đích cuối cùng đó là phát huy tác dụng tối đa hiệu quả giáo dục.

Ở giáo án là sự lựa chọn, đúc rút kiến thức. Dung lượng kiến thức bị chi phối và giới hạn bởi nhiều yếu tố trong đó yếu tố thời gian lên lớp luôn luôn ám ảnh. Không bao giờ kiến thức cần có trong giờ giảng văn lại hiện ra nguyên vẹn, đầy đủ trên giáo án vì nó là phương án dạy chứ không phải nội dung thuần túy. Ở đó những vùng “trống” trong giáo án thường là những gợi ý, những ví dụ minh họa, những tiêu đề nội dung cơ bản, những câu hỏi và những vấn đề văn học và đời sống được đặt ra giàu ấn tượng để tạo được hứng khởi khi lên lớp.

Có thể nói kiến thức trong giáo án giảng văn là kiến thức cơ bản, có thể gây phản ứng dây chuyền, châm ngòi những mối quan hệ mới. Nó mang tính dự báo và mềm dẻo trong những tình huống dạy học có thể dự kiến trước và cũng thật bất ngờ như không hề chờ đợi. Bất cứ điều gì có mặt trong giáo án giảng văn đều mang tính định hướng và mục đích rõ rệt, kể cả những mục tưởng chừng như máy móc cũ mòn.

Kiến thức của giáo án là sự tổng hợp tri thức và cách làm là sự gắn bó giữa nội dung cần học và phương pháp dạy học, là sự vận dụng đồng bộ, hài hòa có cân nhắc để lựa chọn kỹ càng sức tác động lâu bền và khả năng tác động sâu xa giữa giá trị độc đáo giá trị của tác phẩm và chiến

lược giảng dạy. Giáo án hay bài soạn giảng hoặc thiết kế giảng văn đều là thuật ngữ chỉ phương án và chiến lược giảng dạy và học tập một tác phẩm văn chương. Giáo án là tiền đề quan trọng của quá trình giảng viên lên lớp. Nó tạo nên niềm tin vào bản lĩnh sư phạm của giáo viên.

Lịch sử phương pháp dạy học ngữ văn luôn luôn phát triển để phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục. Giáo án đã tồn tại mà vẫn cần thiết trong hành trình giảng văn với chất lượng mới, với tư duy chiến lược dạy học mới để tạo ra khoảng cách giữa lời và lấp đầy nó bằng hoạt động song phương với vị trí và tầm quan trọng khác nhau mà hòa hợp, thống nhất giữa thầy và trò trong dạy học tác phẩm văn chương.

Giáo án giảng văn lấy chiến lược hoạt động để học sinh tự phát triển và sự thực hiện chiến lược ấy trong những tình huống dạy học cụ thể làm điểm tựa. Nó là hoạt động song phương dạy và học nương tựa vào nhau, giữ nhịp cho nhau để tránh xa sự nhạt nhòa, tao được tâm thế tốt cho người dạy học.

Trên đây là bản chất và những yếu và quy định của một giáo án Ngữ văn trong hoàn cảnh đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng. Đó là nền tảng vững chắc không có gì thay đổi được trong quá trình soạn giáo án. Song bên cạnh đó mỗi thể loại văn học, mỗi giai đoạn văn học có những nét đặc thù riêng biệt. Khai thác và vận dung tốt vào việc dạy và học ngoài những yêu cầu chung phải có những định hướng riêng biệt áp dụng cho những giá trị, những đặc trưng riêng.

Phương pháp dạy học các giá trị điển cố trong các thể văn, cái kỳ lạ trong truyện truyền kỳ ở các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được đưa vào trong chương trình dạy học có những yêu cầu chung và riêng. Quá trình khảo sát thực tế từ việc học của học sinh cộng với điều kiện

vật chất, vị trí địa lý vùng miền, mặt bằng trình độ nhận thức của học sinh địa phương. Chúng tôi đưa ra các giáo án mang tính chất thực nghiệm các phương pháp được lựa chọn trên những tác phẩm tiêu biểu của chương trình.

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy một số loại giá trị văn chương việt nam trung đại ở trường phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 71 - 73)