Một số loại nhân vật khác: Nhân vật nghệ sĩ, nhân vật lịch sử

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn trần thùy mai (Trang 98 - 108)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Một số loại nhân vật khác: Nhân vật nghệ sĩ, nhân vật lịch sử

Nhân vật nghệ sĩ

Ngoài những nhân vật nữ đóng vai trò trung tâm trong kết cấu tác phẩm, những người nghệ sĩ đa tài, đa cảm chiếm một vị trí khá lớn trong sáng tác truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Họ là những nghệ sĩ xiếc, nhà điêu khắc, nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, ca sĩ... Những người làm nghệ thuật trong các truyện của Trần Thuỳ Mai là những người có niềm đam mê rất mãnh liệt, họ sống chết vì nghệ thuật, hết mình vì nghệ thuật. Dễ thấy hình tượng những nhân vật nghệ sĩ như vậy trong một loạt truyện ngắn: Thuốc ba màu, Chuyện ở phố Hoa Xoan,

Đêm tái sinh, Dòng suối cạn nguồn, Người bán linh hồn, Khói trên Sông Hương, Chiếc phao cứu sinh,... Qua các tác phẩm này, Trần Thuỳ Mai thể hiện sự đồng cảm với khát vọng của người nghệ sĩ và bộc lộ quan điểm của mình về nghệ thuật, về đời sống, về sự sáng tạo và thăng hoa nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ. Ở đó, người nghệ sĩ chân chính và lao động nghệ thuật thực thụ luôn được khẳng định, ngợi ca và ngưỡng mộ.

Là một hoạ sĩ, nhân vật Vũ trong truyện ngắn Thuốc ba màu đã vắt kiệt mình cho những bức tranh. Cũng như bao nhiêu người nghệ sĩ khác, anh khao khát cái đẹp và tình yêu. Cuộc sống nghèo, cô độc và vắng lặng của người hoạ sĩ bốn mươi chín tuổi đã thay đổi hoàn toàn trước sự xuất hiện của Akiko; những bức tranh cũng nhờ đó mà thay đổi: “thế giới tĩnh vật của những ngày trước khi nàng đến, với những mảnh chai vỡ, những mảnh trăng lạnh lẽo, những chiếc đồng hồ chết không nhích nổi đôi kim rũ liệt, những con búp bê gãy tay chân nằm lăn lóc trên từng góc xó lãng quên, tất cả nằm về một phía căn phòng. Phía đối diện là những bức tranh có nàng, với một gam màu khác, ấm áp và rạng ngời. Thế giới của hoa, thiếu nữ, lộc non và sương thu” (Thuốc ba màu). Tất cả là “quà tặng” của Akiko - cô gái xứ Phù Tang hai mươi tuổi; Akiko đã đem hạnh phúc và cảm hứng nghệ thuật đến cho Vũ. Thế nhưng, dù yêu Akiko tha thiết, Vũ cũng không thể đến với tình yêu của mình một cách trọn vẹn vì anh thấy rất rõ sự chênh lệch về tuổi tác, về sức khoẻ giữa anh và Akiko, anh cảm thấy hôn nhân là thứ “hạnh phúc quá lớn mà anh không thể cưu mang”. Vũ xót xa khi nhận biết về mình: “bây giờ, tất cả những sinh lực gần một đời đã đi vào gần hết trong thế giới không bờ bến của những bức tranh. Khi trong tôi chỉ còn những giọt tinh huyết cuối cùng, sôi trào mãnh liệt để rồi một mai sẽ thình lình khô cạn” và anh dự đoán một ngày mai nếu anh gắn bó với Akiko, sẽ đem đến cho nàng sự thất vọng và đau khổ: “Có thể một ngày kia Akiko nhận ra mình đi tìm những giọt cam thơm ngát, ngọt lành nhưng chỉ gặp cái vỏ đã khô xác nằm lăn lóc giữa khu vườn hoang phế?”. Rõ ràng ở hoạ sĩ Vũ có một niềm đam mê nghệ thuật, một tình yêu cháy bỏng và

quan trọng hơn đó là một trái tim nhân hậu, vị tha. Vũ quyết không kết hôn với Akiko là vì tương lai, hạnh phúc của Akiko, dẫu rằng, để làm được như vậy, Vũ rất đau khổ, nỗi đau đớn “tưởng chừng đang có một thỏi sắt nung đỏ xuyên thủng vào giữa trái tim mình, ở đó, máu cứ sôi trào lên, bỏng rát”.

Không giống như Vũ, Hưng trong Chuyện ở phố Hoa Xoan là nhà điêu khắc tạc tượng không chuyên nhưng có một tâm hồn đẹp. Hưng có một quá khứ đầy bất hạnh, phải mang tiếng “sa đoạ, trác táng” vì yêu. Bỏ dở chuyến du học, người yêu “đã thuộc về một thế giới khác”, bị người thân hắt hủi, xa lánh, Hưng chẳng còn gì. Hưng sống cô độc với nghề nặn lò cho đến một ngày phát hiện ra “Vy ngây”, tâm hồn, tài năng của Hưng toả sáng. Hưng thấy thương cho Vy - một cô bé “thân hình thì quá phổng phao trắng trẻo” với “vẻ đẹp lồ lộ như chiếc kiềng vàng một lượng trên cổ một đứa trẻ lên ba”, nhưng “trí óc thì chẳng khôn lên mấy”, Vy có thể vạch ngực cho người ta xem chỉ để ăn một chầu ốc nóng. Anh chăm sóc và chiều chuộng Vy như đứa trẻ lên sáu bằng tình cảm trong sáng, chân thật và nhân hậu: “Anh tắm cho Vy trong không gian bếp nhỏ, anh kì cọ và chải mớ tóc ướt cho nàng. Còn nàng thì cứ vọc nước trong thau và anh phải dỗ dành mãi mới lau khô được người nàng với tấm khăn bông”. Trước sự chông chênh của cuộc đời mà trí khôn của Vy chỉ đủ để hiểu: “muốn có một cái gì đó, thì cần có một cái gì để trao đổi”, thì Hưng chính là chỗ dựa vững chắc và tin cậy nhất cho Vy. Anh dạy cho Vy biết có những thứ không thể đưa ra trao đổi: “Anh dỗ dành cô, nói cho cô biết rằng không nên làm như thế, rằng thân thể cô mang một vẻ đẹp vô giá, không thể đem đi trao đổi vì bất cứ thứ gì trên đời” [57, 15]. Vy là niềm an ủi lớn cho Hưng khi mà cuộc đời đã quay lưng lại với anh. Hưng yêu thương Vy, xúc động trước vẻ đẹp và tâm hồn trong sáng chưa biết lành biết dữ của Vy. Đối với anh, Vy là cả một giá trị, thậm chí là vô giá, anh không bao giờ đổi Vy lấy bất cứ thứ gì trên đời. Từ khi có Vy, Hưng bỗng có khát vọng sáng tạo nghệ thuật, những bức tượng của anh, đặc biệt là bức tượng nàng Eva chưa biết lành dữ là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Nhưng đến một ngày,

cùng với sự thăng hoa của Hưng trên con đường nghệ thuật, Vy “ngây” cũng không còn “ngây” nữa, nàng Eva của Hưng đã biết lành, biết dữ, biết xiêu lòng trước những cám dỗ vật chất. Hưng buộc lòng phải để Vy ra đi với nhu cầu của cô trước cuộc sống. Anh không thể giữ Vy lại cho riêng mình, không thể giữ mãi vẻ đẹp và niềm hạnh phúc trần thế. Có lẽ đó là số phận của người nghệ sĩ.

Vũ, Hưng là những người làm nghệ thuật chân chính, nhân ái yêu thương trong cuộc sống. Cuộc đời đầy cô độc và bất hạnh của họ khi gặp được tâm hồn đồng cảm và tình yêu đích thực thì tài năng nghệ thuật cũng nhờ đó mà được thăng hoa. Thế nhưng, đứng trước sự lựa chọn của hạnh phúc và tiền tài danh vọng, họ không hề ích kỉ, mà luôn hi sinh cho người mình yêu có một cuộc đời êm ấm. Có lẽ khi tạo hóa ban cho những con người này tư chất nghệ sĩ, tài năng nghệ thuật thì đồng thời cũng cho họ một vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất trong sáng.

Về lao động nghệ thuật, có lẽ Ngân (Đêm tái sinh) thực sự là một tấm gương lao động hết mình vì công chúng. Ngân là một diễn viên xuất sắc mang trong lòng ngọn lửa nhiệt thành của người nghệ sĩ. Ngân đã hết sức cố gắng phấn đấu và cống hiến gần hết cuộc đời ngắn ngủi của một nghệ sĩ xiếc cho con đường nghệ thuật mà mình đã chọn. Trước hiện thực đầy khó khăn của cuộc sống và sự khắt khe của nghệ thuật, đã có lúc Ngân thấy mình gục ngã, không chịu đựng nổi và “Ngân sợ hãi nhìn thấy bờ dốc bên kia, cô đang ở đầu dốc, đang chuẩn bị tụt xuống và rồi sẽ lăn tròn xuống tận đáy. Không ai cứu Ngân ra khỏi cái chết nghệ thuật của cô...” [61, 97]. Ngân những tưởng mình không còn ý nghĩa gì khi ngoại hình lẫn nội thể của cô đã thực sự xuống dốc, mà công chúng thì ngày càng “tỏ ra khe khắt”. Thế nhưng, đêm công diễn ở vùng biên giới xa xôi với cái lạnh 4 độ, “nơi có những khán giả ngồi im lặng, khao khát trước cơn mưa”, đã hâm nóng trong Ngân bầu nhiệt huyết nghệ thuật tưởng như đã nguội lạnh. Ngay cả khi chẳng thể tin mình làm được điều gì thì Ngân vẫn một niềm đam mê và sự cống hiến hết mình: “khi người ta

cần đến em thì thể nào em cũng đến”. Ngân như đã hoá thân vào nghệ thuật, cô diễn với tất cả sinh lực còn lại của mình để nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt: “tiếng ồn ào vang lên, dường như bốn bức tường chung quanh rạp bị bốc bay đi, bay xa vì một cơn bão...” Với Ngân bây giờ, “việc tiến xa hơn nữa”, “phấn đấu để vào biên chế” không còn là động lực, là cái đích vươn tới, “điều đó không cần nữa”. Ngân đã thực sự hiểu rõ một chân lí: làm nghệ thuật không có gì cao quý hơn là cống hiến tài năng của mình cho công chúng yêu nghệ thuật, cho đời. Làm được như vậy, người nghệ sĩ chân chính sẽ đạt tới sự thăng hoa nghệ thuật, thấy mình như được tái sinh trong đời.

Cống hiến cho nghệ thuật, hết lòng vì nghệ thuật, tìm thấy ở nghệ thuật niềm tin và lẽ sống, đó chính là đặc điểm của kiểu nhân vật nghệ sĩ trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Nhân vật Trang (Khói trên sông Hương) với đoạn đời không hạnh phúc mà cô từng nếm trải đã “không thể tin chắc chắn vào điều gì, trừ những bài ca”. Trang luôn ý thức được rằng cuộc đời sẽ trở nên vô nghĩa khi buộc mình vào thế giới vật chất tầm thường, khi ta đánh mất chính mình. Với riêng Trang, ca hát không chỉ để mưu sinh mà hơn hết là bởi niềm đam mê của cô, cô yêu những điệu ca Huế để “giữ lấy dĩ vãng”. Trong thời buổi kinh tế thị trường, những người nghệ sĩ trẻ yêu và nguyện gắn bó với nghệ thuật truyền thống như Trang không phải là nhiều. Ngay cô bạn diễn Lài Hoa của Trang cũng có quan niệm như nhiều người ca Huế trên dòng sông Hương: “bây giờ người sành đâu có mấy, khách du lịch họ chỉ tới nghe cho biết của lạ xứ Huế ra sao (...) Cứ vẽ mắt cho ướt, thoa son cho thật ấn tượng, nâng ngực cho căng, rồi khăn vành, áo thụng là xong tuốt”. Trang thì lại khác, cô hiểu được: nghệ thuật cũng như tình yêu, phải khó khăn, không chấp nhận sự dễ dãi. Cô gái hát những bài ca Huế trên sông Hương này có một hiểu biết sâu sắc và bản lĩnh nghề nghiệp rất đáng nể: “Ca Huế phải tươi tắn mà chững chạc, trang nhã mà nồng nàn. Đa tình mà không đa dâm... Nếu không được vây, không mở miệng cất lời”. Vì không muốn xa lìa những câu

hát mà Trang phải bỏ Hoành, từ chối Tung, dẫu sự lựa chọn giữa hạnh phúc và nghệ thuật là một lựa chọn khó khăn và không kém phần đau khổ.

Có thể thấy được phần lớn người nghệ sĩ trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai đều là những người có tâm hồn trong sáng, nhân cách cao đẹp, họ hết lòng vì nghệ thuật, coi nghệ thuật là lẽ sống chết của mình. Xây dựng nhân vật nghệ sĩ, Trần Thuỳ Mai đi sâu vào từng ngõ nghách nội tâm để biểu đạt những rung cảm nghệ thuật, những đau khổ dằn vặt, những khao khát và cả sự thăng hoa từ tâm hồn của những con người làm nghệ thuật. Viết về những nhân vật như vậy, nhà văn một mặt muốn ngợi ca những vinh quang mà họ được đón nhận, mặt khác thể hiện niềm đồng cảm với cuộc sống mòn mỏi, nỗi khó khăn, sự đau khổ của người nghệ sĩ. Có thể đó cũng là những gì chính người nghệ sĩ có tên Trần Thuỳ Mai đã trải qua khi dấn thân vào sự nghiệp văn chương.

Nhân vật lịch sử

Như đã trình bày ở mục 2.1.3, một trong những đề tài thành công nhất của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai là đề tài lịch sử. Viết về lịch sử, nhà văn để tâm đến việc khắc hoạ những con người mà thân thế họ không được biên chép trong sử sách hoặc trong sáng tác của các tác giả trước đó. Phần nhiều nhân vật lịch sử trong truyện ngắn của chị là những người phụ nữ bị “cả lịch sử và văn học” lãng quên. Trên trang viết của Trần Thuỳ Mai, những nhân vật này thực sự được sống lại với thế giới tâm hồn phong phú, gần với con người hiện đại. Với quan niệm nhân vật lịch sử trong văn học là những nhân vật có trong tác phẩm viết về đề tài lịch sử (khái niệm mang tính ước lệ chỉ tác phẩm viết về cái xưa cũ), tác giả luận văn đi vào tìm hiểu loại nhân vật này trong các truyện ngắn viết về lịch sử của Trần Thuỳ Mai. Và có lẽ nét độc đáo đầu tiên thấy được, đó chính là sự lựa chọn và phản ánh con người bị sử sách bỏ quên như vừa nói đến trên đây.

Trước hết, Trần Thuỳ Mai dành sự quan tâm khá đặc biệt cho những người phụ nữ trong lịch sử (chủ yếu là dưới triều Nguyễn). Họ là những

vương phi, công chúa, tiểu thư... có đời sống nội tâm khá phong phú, giàu lòng trắc ẩn, giàu đức hi sinh: là vương phi Ngọc Bình đau đớn “phải làm vợ hai đời vua”, phải làm “ngôi mộ sống” để vua Gia Long cày xới nhằm thoả mãn khoái cảm của sự trả thù; là Tống Nương - người đàn bà được xem là đẹp nhất xứ Đàng Trong từng được nhà chúa yêu thương hết mực nhưng lại được gán cho những tội trạng li kì vào bậc nhất trong lịch sử; một Thể Cúc vốn là tiểu thư lá ngọc cành vàng, vui vẻ chấp nhận sống một cuộc sống đạm bạc, hết lòng hiếu nghĩa với bà mẹ chồng khắc nghiệt nhưng cuối cùng phải hoá điên vì nỗi đau mất chồng con; là một công chúa Quỳnh Thơ sống hồn nhiên bị đày xuống lãnh cung tối tăm và ẩm ướt... Tất cả hiện lên trên trang viết của Trần Thuỳ Mai sống động như chính họ đang sống cuộc đời mình vậy.

Xây dựng nhân vật Quỳnh Thơ công chúa (trong truyện ngắn Lửa hoàng cung), Trần Thuỳ Mai đặt điểm nhấn ở nét tính cách hồn nhiên, trí thông minh và sự tò mò, ham hiểu biết và khám phá những gì diễn ra trong cuộc sống quanh mình. Mà “ở người con gái, trí thông minh và sự tò mò chẳng bao giờ là ưu điểm cả, nó chỉ là điềm báo những tai hoạ” [61, 23]. Quỳnh Thơ là cô bé luôn có khát vọng tìm hiểu những gì diễn ra xung quanh mình: Tại sao phải tắt lửa đi trong đêm tiệc Nguyên tiêu và đến điện Càn Thành xin những mẩu than nhỏ? Tại sao trên mười tuổi các hoàng tử lại ra ở riêng và không bao giờ trở lại sống chung ở trong cung? Thế nào là một người đàn ông?... Cuộc sống tù túng trong cung cấm đã khiến công chúa Quỳnh Thơ đổ bệnh. Trong truyện của Trần Thuỳ Mai, cô công chúa mười bốn tuổi này đã “làm một việc kinh thiên động địa”, đó là “vén bức màn lên nhìn thẳng người đàn ông trước mặt” [61, 26] khi quan ngự y đến khám bệnh cho nàng. Cái giá của sự hiểu biết về thế giới đàn ông thật là quá đắt đối với cô công chúa đáng yêu này, nàng bị nhốt dưới lãnh cung - nơi đoạ đày của những cung nga xấu số chỉ vì đã “được” nhìn thấy “một ông già khô quắt, râu tóc bạc phơ, cái miệng khắc nghiệt, hai gò má nhăn nheo lấm tấm vết đồi mồi”

[61, 27]. Hình ảnh ấy đọng lại trong tâm trí nàng, “đau đớn và thấm thía nhất”. Thế nhưng, cơ may đã đến với Quỳnh Thơ, hai năm sau, nàng mười sáu tuổi, trong đêm Nguyên Tiêu, nàng được giải thoát khỏi lãnh cung tối tăm và lạnh lẽo, nhờ một người đàn ông thực thụ - một tráng sĩ cưỡi con ngựa trắng trong cuộc nổi dậy của dân phu xây lăng phía tây kinh thành. Vậy là, người đàn ông đầu tiên nàng nhìn thấy trong đời vừa khiến nàng đau đớn thất vọng lại vừa khiến nàng bị đày xuống lãnh cung, và người đàn ông thứ hai nàng nhìn thấy đã giúp nàng thấy được trong mắt chàng “một ánh lửa rực rỡ” và hiểu rằng đó là người đàn ông “đến từ nơi mắt trời ẩn náu”, làm xúc động khát vọng tìm hiểu thế giới trong nàng. Kể về công chúa Quỳnh Thơ trong

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn trần thùy mai (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w