8. Cấu trúc của luận văn
3.3 Đối tượng, địa bàn thử nghiệm
Mỗi trường thuộc địa bàn quận Bình Tân chọn hai lớp 2. Trong hai lớp chúng tôi chọn một lớp thử nghiệm và một lớp đối chứng.
- Lớp thử nghiệm là lớp thực hiện các bài dạy theo những điều kiện về nội dung và phương pháp đã đề xuất.
- Lớp đối chứng dạy bình thường.
Các lớp thử nghiệm và đối chứng có sự cân bằng về số lượng, giới tính, lực học... cụ thể như ở bảng 3.1:
Bảng 3.1: Các nhóm thử nghiệm và đối chứng
Trường Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Lớp Số HS Lớp Số HS TH An Lạc 1 2A 30 2B 30 TH An Lạc 2 2A 30 2B 30 TH Bình Trị 2 2A 30 2B 30 TH Tân Tạo A 2A 30 2B 30 TH Bình Hưng Hòa 1 2A 30 2B 30 TH Bình Hưng Hòa 2 2A 30 2B 30
TH Bình Thuận 2A 30 2B 30
TH Bình Long 2A 30 2B 30
3.4. PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM
- Ở mỗi nhóm lớp thử nghiệm, chúng tôi tiến hành thử nghiệm 1- 2 nội dung theo các loại bài tập tình huống khác nhau. Sau khi dạy xong, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng hội thoại của học sinh thông qua đối thoại.
3.5. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
Chúng tôi tiến hành đánh giá thử nghiệm dựa trên 02 tiêu chí: kĩ năng hội thoại trong các cuộc giao tiếp thông thường và kĩ năng hội thoại trong các cuộc giao tiếp chính thức.
3.5.1 Đánh giá kĩ năng hội thoại của học sinh trong các cuộc giao tiếp thông thường và giao tiếp chính thức
Để đánh giá kĩ năng hội thoại của học sinh trong các cuộc giao tiếp thông thường chúng tôi dựa vào hình thức đối thoại trực tiếp. Yêu cầu các em thực hiện các nghi thức chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi....
Để đánh giá kĩ năng hội thoại của HS trong các cuộc giao tiếp chính thức, chúng tôi dựa vào hình thức trao đổi thảo luận. Yêu cầu các em thực hiện các nghi thức giao tiếp trong các cuộc giao tiếp đông người như tổ chức cuộc họp, trao đổi, thảo luận. Ở các lớp thử nghiệm và các lớp đối chứng. Kết quả đo được thể hiện ở:
Bảng 3.2:
Giỏi Khá T.bình Yếu Giỏi Khá T .bình Yếu
2 TN 240 78 106 50 6 34 118 78 10
ĐC 240 54 61 93 32 26 51 115 48
Tỷ lệ TN 32.50 44.17 20.83 2.50 14.17 49.17 32.50 4.17 ĐC 22.50 25.42 38.75 13.33 10.83 21.25 47.92 20.00
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, khả năng sử dụng ngôn ngữ đối thoại của HS các lớp thực nghiệm đều cao hơn các lớp đối chứng. Chẳng hạn, ở nội dung "Thực hiện nghi thức lời nói" tỷ lệ HS các lớp thử nghiệm được xếp loại khá, giỏi là: 76,67%. Tỷ lệ tương ứng ở các lớp đối chứng là: 47,92%.
Ngược lại, tỷ lệ HS bị xếp loại yếu ở các lớp đối chứng luôn cao hơn ở các lớp thử nghiệm. Nếu ở các lớp đối chứng tỷ lệ xếp loại yếu là 13.33% thì tỷ lệ tương ứng của các lớp thử nghiệm là 2,50%.
ở nội dung "Trao đổi thảo luận", kết quả cũng tương tự. Tỷ lệ HS các lớp thử nghiệm được xếp loại khá, giỏi vẫn cao hơn nhiều so với các lớp đối chứng. Tỷ lệ HS được xếp loại khá, giỏi của các lớp thử nghiệm là: 63,34%. Tỷ lệ tương ứng của các lóp đối chúng là: 32,08%. Tỷ lệ HS bị xếp loại yếu của các lớp đối chứng lại cao hơn lớp thử nghiệm. Tỉ lệ bị xếp loại yếu của các lớp đối chứng là: 20,0%, còn tỉ lệ tương ứng của lớp thử nghiệm là: 4,17%.
Để tiến hành xử lý các kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhằm rút ra những kết luận khoa học, chúng tôi đã sử dụng phương pháp toán học. Cụ thể là phương pháp thống kê mô tả.
Để đảm bảo kết quả thử nghiệm tương ứng với mục đích, phương hướng
thử nghiệm đã đề ra, chúng tôi đã tiến hành theo những quy trình sau:
- Biên soạn giáo án theo những điều kiện về nội dung và phương pháp đã đề xuất, gồm các bài:
+ Bài 2: Cảm ơn – xin lỗi.
- Tổ chức kiểm tra trình độ ban đầu của HS lớp thử nghiệm và lớp đối chứng
- Triển khai giảng dạy thử nghiệm theo giáo án đã biên soạn
- Đánh giá kết quả học tập của HS sau khi dạy các bài thử nghiệm để rút ra những kết luận về:
+ Kết quả của việc sử dụng các phương pháp phát triển kĩ năng hội thoại.
+ Kĩ năng hội thoại của HS sau khi được học theo phương pháp đã đề xuất.
- Kiểm tra kết quả học tập của HS ở các lớp đối chứng. - Xử lí kết quả kiểm tra về mặt định lượng và định tính.
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ thử nghiệm, chúng tôi xác định các chi tiêu đánh giá cơ bản sau đây:
- Đánh giá về kết quả học tập
+ Kết quả học tập của HS được đánh giá bằng điểm số.
+ Mức độ đánh giá theo thang điểm 10 được chia làm 4 loại: Loại giỏi: điểm 9 - 10 Loại trung bình: điểm 5 - 6 Loại khá: điểm 7 - 8 Loại yếu: điểm 1 - 4 .
- Đánh giá về hoạt động của HS trong giờ học thể hiện ở các mức độ sau:
+ Mức độ 1: Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập để chiếm lĩnh kiến thức.
+ Mức độ 2: Có tham gia vào các hoạt động học tập nhưng không đưa ra được những lời nói phù hợp.
+ Mức độ 3: Tham gia vào hoạt động học tập một cách thụ động, không nhận xét, không trao đổi, không thảo luận.
+ Mức độ 4: Không tham gia vào các hoạt động học tập. - Đánh giá về xúc cảm và hứng thú của HS trong giờ học
3.6.5.2. Phân tích kết quả thử nghiệm
* Phân tích kết quả thử nghiệm sư phạm ở bảng 3.3 chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau.
Bảng 3.3: Lớp T.số học sinh Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 X δ Độ lệch điểm TB
Yếu Trung bình Khá Giỏi
Thử nghiệ m 240 T/số điểm 0 0 0 16 48 80 96 128 80 32 7,3 0,97 1,0 Tỷ lệ % 3,33 10,00 16,67 20,00 26,67 16,67 6,66 Tỷ lệ % 3,33 26,67 46,67 23,33 Đối chứng 240 T/số điểm 0 0 32 48 80 128 80 32 64 16 6,3 1,18 Tỷ lệ % 6,66 10,00 16,67 26,67 16,67 6,66 13,3 4 3,3 3 Tỷ lệ % 16,66 43,34 23,33 16,67
X = n x n n n i i ∑ −1 = n X x n n i ∑ − − 1 2 ) (
Từ bảng kết quả học tập của HS ở lớp thử nghiệm và đối chứng ở trên, ta có thể rút ra nhận xét về kết quả học tập của HS lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này được thể hiện: Điểm trung bình chung của lớp thử nghiệm (7,3) có kết quả cao hơn lớp đối chứng (6,3) và tỷ lệ % của mỗi mức điểm cụ thể như sau:
Yếu: Thử nghiệm (3,33%) < đối chứng (16,66%)
Trung bình: Thử nghiệm (26,67%) < đối chứng (43,34%)
Khá: Thử nghiệm (46,67%) < đối chứng (23,33%)
Giỏi: Thử nghiệm (23,33%) < đối chứng (16,67%)
Đồng thời ở lớp thử nghiệm điểm 4 chỉ chiếm 3,33% còn ở lớp đối chứng là 16,679%, trong đó có cả điểm 3.
Từ kết quả ở trên, ta có thể biểu diễn bằng biểu đồ sau: