Các nguyên tắc hội thoại

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.1.4. Các nguyên tắc hội thoại

Hội thoại một cách chân thực đòi hỏi người tham gia phải tôn trọng một số nguyên tắc. Những nguyên tắc này không chặt chẽ như những nguyên tắc ngôn ngữ học thuần tuý. Hội thoại thường theo những nguyên tắc cơ bản sau:

* Nguyên tắc luân phiên lượt lời: Do bản chất tuyến tính nên sự giao

tiếp bằng lời đòi hỏi phải giảm thiểu đến mức thấp nhất sự dẫm đạp lên lời của nhau. Vì thế, khi hai người hội thoại, người kia phải nói khi người này nhường lời theo cách lời người này kế tiếp lời người kia. Ta có những dấu hiệu nhất định, báo một cách tự động cho người kia biết rằng họ có thể nói. Đó là những dấu hiệu như sự trọn vẹn về ý nghĩa, sự trọn vẹn về cú pháp, ngữ điệu, các câu hỏi, các hư từ….

* Nguyên tắc liên kết hội thoại: Nguyên tắc liên kết hội thoại không chỉ chi phối các diễn ngôn đơn thoại mà chi phối cả các lời tạo thành một cuộc thoại. Tính liên kết hội thoại thể hiện trong lòng một phát ngôn, giữa các phát ngôn, giữa các hành động ở lời, giữa các đơn vị hội thoại. Tính liên kết hội thoại không chỉ thuộc lĩnh vực nội dung và thể hiện bằng các dấu hiệu ngữ pháp hiểu theo nghĩa truyền thống mà nó còn thuộc các lĩnh vực hành động ở lời, còn thể hiện trong quan hệ lập luận.

* Nguyên tắc cộng tác hội thoại: nguyên tắc cộng tác hội thoại do Grice

đề ra năm 1967. Nguyên tắc được phát biểu tổng quát như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào.” Nguyên tắc cộng tác hội thoại bao gồm: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm về cách thức. Phương châm về lượng được chia làm hai vế: Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi của đích của hội thoại; và đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi. Phương châm về chất được phát biểu tổng quát như sau: “Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là: Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng, đừng nói điều gì mà anh không có đủ bằng

chứng.” Phương châm quan hệ thể hiện ở chỗ hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu tức có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra. Phương châm cách thức: dạng tổng quát của phương châm này là hãy nói cho rõ ràng, đặc biệt là: Hãy tránh lối nói tối nghĩa. Hãy tránh lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa. Hãy nói ngắn gọn. Hãy nói có trật tự. Nguyên tắc cộng tác hội thoại và phương châm của Grice đúng cho những cuộc hội thoại chân thực nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định.

1.1.1.5. Điều kiện để hội thoại có hiệu quả

Để hội thoại có hiệu quả, trước hết các nhân vật tham gia hội thoại cần phải biết luân phiên lượt lời cho nhau. Lượt lời là khi có một lời trao đến cho một người nào đó thì người đó phải thực hiện vận động đáp lời vào thời điểm lời đã trao kết thúc. Như vậy, khi người này nói thì người kia phải biết nhường lời và lắng nghe, đồng thời phải phát hiện ra dấu hiệu kết thúc của lời trao mà mình đang nhận để đáp lời hoặc tiếp lời cho phù hợp để cuộc hội thoại được diễn ra liền mạch. Phân môn Kể chuyện quy tắc này được thể hiện rất rõ trong dạng bài tập phân vai dựng lại câu chuyện. Sau đó, là sự liên kết hội thoại. Trong hội thoại, những lời nói của người tham gia phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Sự liên kết này thể hiện ở các nội dung và hình thức của các hội thoại. Về nội dung: các lời nói phải cùng hướng về nội dung đề tài nhất định. Về hình thức: các lời thoại cũng cần có những dấu hiệu liên kết cụ thể, ví dụ việc sử dụng các phép thế, phép lặp, phép nối, các quan hệ từ… để liên kết các lời nói lại với nhau khi giao tiếp. Tuy nhiên, sự liên kết hội thoại này không nhất thiết phải diễn ra trong suốt cuộc thoại. Tiếp đến là phải tôn trọng thể diện của nhau, những người tham gia giao tiếp phải có ý thức giữ gìn thể diện cho nhau và cũng là cho chính bản thân mình. Khi giao tiếp, người nói phải biết lựa chọn lời nói cho phù hợp với đặc điểm cá tính của người nghe. Đồng

thời, đòi hỏi người nói phải biết khiêm tốn, không nên nói quá nhiều về bản thân mình vì có thể nó sẽ khiến cho người nghe khó chịu. Đây cũng là điều cần chú ý khi hội thoại. Bên cạnh những nhân tố quan trọng đó còn có những nhân tố nhỏ nhưng cũng không kém phần quan trọng như: sự cộng tác trong hội thoại. Người nói và người nghe cần có sự cộng tác với nhau trong suốt quá trình hội thoại về các mặt: nội dung hội thoại, hình thức hội tho ại, chất lượng hội thoại, quan hệ hội thoại…

Tóm lại, trên đây, là những điều cơ bản nhất trong hội thoại mà mỗi chúng ta cần tôn trọng và thực hiện tốt để thể hiện tính văn hóa khi giao tiếp. Những quy tắc này cũng là những cơ sở để cho người giáo viên tìm ra nguyên nhân thành công hay thất bại của mỗi cuộc giao tiếp do mình thực hiện, đồng thời nó cũng là cơ sở để họ xây dựng các bài tập luyện nói với những yêu cầu khác nhau nhằm rèn luyện kĩ năng nói trong thực hành giao tiếp cho học sinh.

1.1.2. Phân môn Tập làm văn lớp 2 với việc phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh

1.1.2.1. Mục tiêu, cấu trúc nội dung của phân môn Tập làm văn lớp 2

Tiếng Việt lớp 2 cũng được đánh giá là một trong những môn học quan trọng nhất của chương trình đào tạo của lớp 2. Tiếng Việt lớp 2 cũng bao gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng.

* Phân môn Tập làm văn lớp 2 tận dụng những hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt, do các môn học khác rèn luyện và cung cấp, đồng thời góp phần hoàn thiện chúng sau khi tích lũy được các kĩ năng môn học này mang lại. Để làm được 1 bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, phải vận dụng tốt kiến thức Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần.

* Phân môn Tập làm văn lớp 2 rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Nhờ vậy, Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét trong từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói một cách khác, Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt. Học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học…

Mục tiêu của phân môn dạy Tập làm văn lớp 2:

* Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nói, viết, nghe, đọc, phục vụ cho học tập và giao tiếp, cụ thể là: Nắm được các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới thiệu, cám ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,…biết sử dụng chúng trong một số tình huống giao tiếp ở gia đình, trong trường học và nơi công cộng.

Nắm được một số kĩ năng học tập và đời sống hằng ngày như: khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn đế nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu…Kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. Nghe - hiểu được ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến bổ sung, nhận xét.

* Trao đổi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy.

* Cơ cấu nội dung chương trình:

+ Số lượng và thời lượng dạy: Học sinh được học 31 tiết Tập làm văn trong cả năm học.

- Các nghi thức lời nói tối thiểu (chào hỏi, tự giới thiệu, cám ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn…) biết sử dụng chúng trong các tình huống giao tiếp nơi công cộng, ở gia đình, trong trường học.

- Các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày: khai bản tự thuật ngắn, viết thư ngắn để nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập thời gian biểu…

+ Nói, viết về những vấn đề chủ điểm: kể một sự việc đơn giản, tả sơ lươc về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi…

- Hình thức rèn luyện: có 2 hình thức rèn luyện chính là nói và viết

Ở mỗi hình thức luyện tập này, học sinh hình thành kĩ năng tạo lập văn bản qua từng công đoạn, từ những yêu cầu đơn giản nhất như: điền vào chỗ trống, trả lời câu hỏi đến nói hay viết một đoạn văn trọn vẹn. Trong các tiết Tập làm văn từ học kì 2 trở đi, sách giáo khoa tổ chức rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh thông qua hình thức nghe, kể chuyện, trả lời câu hỏi theo nội dung câu chuyện.

Ví dụ:

Ở tiết Tập làm văn tuần 33, từ bài 1: hãy nhắc lại lời an ủi và lời đáp của các nhân vật trong tranh, đến nói lời đáp của các em trong những tình huống cụ thể và yêu cầu của bài tập cuối cùng ở tiết học là học sinh viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc bạn em. Hay tiết 34: kể ngắn về người thân (nói, viết). Ở bài tập 1, kể về một người thân của em, sau đó yêu cầu tiếp theo là viết những điều đã kể thành một đoạn văn. Ở tiết 30, nghe, kể chuyện và trả lời câu hỏi bài “Qua suối” ở bài tập 1 yêu cầu nghe và trả lời câu hỏi, ở bài tập 2 yêu cầu viết lại những điều đã nghe …

1.1.2.2. Nội dung dạy học hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 2

Rèn luyện kĩ năng nói giúp học sinh có năng lực dùng tiếng Việt để học tập, giao tiếp… trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trong việc rèn kĩ năng nói thì nói trong hội thoại nghĩa là các nghi thức lời nói được sắp xếp trong chương trình dạy Tập làm văn được cấu tạo theo hai mạch: dạy làm văn nói và dạy làm văn viết. Đây là điểm khác cơ bản giữa chương trình theo sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 mới và sách giáo khoa chưa được cải cách (cũ). Vì theo sách cải cách chia Tập làm văn thành hai loại: bài văn miệng và bài văn viết. Cả hai loại bài này chủ yếu là lời độc thoại. Có quan niệm cho rằng bài làm miệng chỉ chuẩn bị cho bài viết. Cả bài miệng và bài viết đều chú ý thực hiện nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản mà chưa quan tâm nhiều đến nghi thức lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Các em có thể sắp xếp câu, từ để nói (viết) về một cảnh đẹp nhưng lời nói giới thiệu, làm quen, hay xin lỗi người khác lại khó nói. Trong sách Tiếng Việt lớp 2 mới đưa hai mạch: làm văn nói và làm văn viết là rất hợp lí vì ngoài những điểm chung (đều là hoạt động của sản sinh văn bản), văn nói có những điểm riêng về đề tài, nội dung, ngữ cảnh, chất liệu… Không phải đề tài nào, nội dung nào cũng có thể đem ra nói được. Văn nói có nhiệm vụ đưa học sinh vào các hoàn cảnh giao tiếp. Chương trình làm văn gồm các tiết rải đều ở hai học kì thì học sinh được rèn luyện kĩ năng nói hầu hết ở các tiết. Có 27 tiết được rèn luyện nói trong đó có 4 tiết hoàn toàn tập trung vào rèn luyện kỹ năng nói. Các nội dung bài luyện nói thường rất gần gũi, quen thuộc với học sinh lớp 2, thường xoay quanh môi trường hoạt động giao tiếp trong gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là những kỹ năng giao tiếp đơn giản, thông dụng gắn với quan hệ vai giao tiếp hàng ngày mà các em thường đảm nhận. Ví dụ như tuần đầu tiên các em được học cách “Tự giới thiệu về mình”. Được nói về bản thân mình, tự giới thiệu cho cô giáo và các bạn cùng nghe để làm quen với cô giáo và các bạn, điều đó thật

cần thiết và cũng thật là thích thú đối với các em. Hay các em được học cách “Chia vui, chia buồn, an ủi” để vận dụng trong cuộc sống hàng ngày, để dần hình thành nhân cách tốt cho các em, các em trở thành người biết quan tâm đến mọi người xung quanh. Nội dung dạy làm văn theo chương trình sách Tiếng Việt mới còn chú ý luyện cho các em lời nói đối thoại (tả ngắn, kể ngắn). Ví dụ bài tả ngắn về biển – Tuần 24. Khác với sách giáo khoa cũ chỉ luyện kĩ năng nói độc thoại (chủ yếu qua hình thức trả lời câu hỏi theo nội dung bài tập đọc. Ví dụ như bài: Phong cảnh đền Hùng – Học sinh dựa vào bài tập đọc cùng tên để trả lời câu hỏi…). Việc đưa lời hội thoại đơn giản trong quan hệ hòa hợp tới học sinh có tác dụng giúp học sinh 7, 8 tuổi sớm có khả năng hòa nhập với xã hội rộng lớn. Từ bài học trên lớp các em biết vận dụng vào thực tế cuộc sống để trở thành người học sinh nói những lời nói đẹp. Bên cạnh đó, những lời hội thoại đơn giản sẽ tạo tiền đề sau này cho các em tập nói lời hội thoại phức tạp, lời độc thoại ở những mức yêu cầu khác nhau. Từ đó cũng tạo ra được sự hứng thú tập nói cho học sinh.

Các ngữ liệu trong dạy Tập làm văn không lặp lại ngữ liệu trong các giờ Tập đọc, Kể chuyện trước đó. Ở một số bài có sự lặp lại như tiết “Tự giới thiệu” có phần được lặp lại của mẫu cấu trúc bài Tập đọc “Tự thuật” nhưng đó là những điều khi làm tự thuật hay tự giới thiệu không thể thiếu (giới thiệu tên, quê quán). Sự thay đổi ngữ liệu giúp giờ làm văn tạo không khí sôi nổi trong giờ học.

Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tập làm văn thực hiện theo phương pháp giao tiếp thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống bài tập và biện pháp dạy học. Các bài Tập làm văn đưa ra với nhiều hình thức khác nhau: Bài tập học sinh nhận biết mẫu lời nói, có bài nhằm giúp học sinh

thực hành, có bài rèn luyện nói dạng Nghi thức lời nói mang tính gợi mở để học sinh phát huy tính sáng tạo nhiều hơn.

1.1.2.3. Các dạng bài tập phát triển kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 2 Tập làm văn lớp 2

Các hình thức bài tập khác nhau còn có tác dụng làm cho hoạt động học tập sinh động, cách này hay cách khác các em được thay đổi hình thức hoạt động: xem tranh, đọc, nói, viết. Ví dụ trong bài: Đáp lời xin lỗi (Tiếng Việt 2- Tập 2- Trang 40)

Bài tập 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh (Các em được xem tranh, đọc và làm quen với mẫu lời nói).

Bài tập 2: Em đáp lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào?

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w