8. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Biện pháp liên quan đến nội dung dạy học hội thoại trong phân môn Tập
phân môn Tập làm văn lớp 2
Nội dung các bài tập là những tình huống giao tiếp cụ thể ở cả hai dạng nói và viết. Đây là điểm rất mới của Tập làm văn lớp 2. Nội dung các bài tập phân môn này chú trọng hình thành kĩ năng hội thoại, đặc biệt là các nghi thức lời nói thông thường như xin lỗi, cảm ơn, chia buồn, chia vui, mời, nhờ,… Đây là các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt thông thường, góp phần hình thành cách giao tiếp mang đậm tính văn hóa cho học sinh.
Về mặt nội dung dạy học hội thoại nên mở rộng phạm vi của một số nghi thức: chẳng hạn, chào (chào trong gia đình, chào bạn bè thân thiết…), giới thiệu (tự giới thiệu, giới thiệu qua người thứ ba…), hứa hẹn, xin phép, xác nhận, hỏi…; dạy cho học sinh sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại. Hiện tại, kỹ năng hội thoại chỉ mới được rèn luyện chủ yếu ở lớp 2. Ở các lớp 3, 4, 5, HS chỉ học thêm một vài nghi thức khác như tổ chức cuộc họp, trao đổi, tranh luận…Vì vậy, việc bổ sung các hành vi này vào chương trình của các lớp trên là phù hợp; đảm bảo cho HS củng cố được các kỹ năng đã được rèn luyện ở lớp 2 - 3 và phát triển hơn nữa kỹ năng thực hiện các nghi thức lời nói.
Phải tuân thủ qui luật trao - đáp, đảm bảo tính chất của các cặp kế cận khi dạy hội thoại cho học sinh. Phải rèn luyện kỹ năng trao lời, đáp lời cho học sinh trong các cặp trao đáp. Chẳng hạn, các cặp: chào/ chào, cảm ơn/ đáp
lại lời cảm ơn, xin lỗi/ đáp lại lời xin lỗi, chia vui/ đáp lại lời chia vui, khen/ đáp lại lời khen, hỏi/ trả lời.
Ví dụ: Học sinh có thể đóng vai thực hiện các cặp hành vi trao đáp: - Chúc mừng sinh nhật bạn!
- Cảm ơn bạn đã chia vui cùng mình.
Việc tuân thủ nguyên tắc hội thoại sẽ giúp cho việc rèn luyện kỹ năng được tiến hành tự nhiên, có hiệu quả.
Phải chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng thể hiện thái độ, tình cảm và các yếu tố kèm lời khi hội thoại. Hội thoại là hình thức giao tiếp trực tiếp. Sắc mặt, cử chỉ, thái độ, ánh mắt, nụ cười và các yếu tố ngữ điệu đều tham gia trực tiếp vào việc chuyển tải nội dung thông tin của các lượt lời trao đáp. Vì vậy, cần chú ý rèn luyện cho học sinh cách thể hiện thái độ, tình cảm, cử chỉ và ngữ điệu nói phù hợp với mỗi hành vi lời nói. Chẳng hạn, khi nói lời chúc mừng thì phải vui vẻ, nhiệt thành; khi xin lỗi thì phải ăn năn, biết lỗi.
Phải đa dạng hoá hệ thống bài tập dạy học hội thoại. Bài tập hội thoại phải được xây dựng dựa trên các nhân tố giao tiếp; phải tạo được môi trường và nhu cầu giao tiếp cho HS; phải kết hợp rèn luyện nhiều kỹ năng trong hội thoại: kỹ năng nghe, kỹ năng nhận biết thái độ tình cảm của người đối thoại, kỹ năng đáp lời nhanh, phù hợp, khéo léo. Vì vậy, hệ thống bài tập phải bao gồm bài tập phát triển kỹ năng nghe, bài tập phát triển kỹ năng nói. Trong mỗi loại, bao gồm nhiều dạng nhỏ với mục đích rèn các kỹ năng cụ thể tinh tế, chữa các lỗi về hội thoại.
* Dạy học sinh các kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày Mặc dù đây là những kỹ năng phục vụ cho học tập và đời sống hàng ngày nhưng các em lại ít được tiếp xúc. Bởi vậy, giáo viên cần cho các em thấy một cách trực quan, thật rõ ràng. Khi dạy bản khai tự thuật, danh sách
học sinh, mục lục sách, thời gian biểu. Giáo viên phải có một bản mẫu thật to để các em được nhìn và suy nghĩ. Giáo viên phải chỉ rõ cách xem, cách lập, từ đó các em mới biết cách sử dụng những kiến thức đã học được mà áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: Dạy dạng bài nhận và gọi điện thoại
Trong thời đại ngày nay, việc nhận và gọi điện thoại là quá quen thuộc với học sinh. Do đó, các em nói rất dễ dàng. Tuy nhiên khi viết các em gặp nhiều trở ngại vì các em chưa nắm được khi nào là bản thân mình nói, khi nào là người đầu dây bên kia nói. Bởi vậy, khi các em viết ra sẽ nhầm lẫn và sai sót. Nên giáo viên phải giúp các em xác định nhân vật. Có thể giúp các em hứng thú hơn bằng cách các em chuẩn bị những chiếc điện thoại, cho các em sắm vai, đọc kỹ đề và tưởng tượng mình là nhân vật. Có thế khi các em viết mới không bị nhầm lẫn.