8. Cấu trúc của luận văn
1.2.1.2. Mức độ hứng thú, tham gia hoạt động hội thoại của học sinh lớp
lớp 2 trên giờ Tập làm văn
Bảng 1.4: Trong quá trình dạy hội thoại cho học sinh lớp 2, đồng chí có nhận xét như thế nào về sự hứng thú của các em đối với những giờ học hội thoại: Stt Sự hứng thú của học sinh Loại hình trường Trường trung tâm Trường vùng ngoại ô Tổng hợp Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Rất hào hứng, nhiệt tình tham
gia phát biểu, đóng vai 52 10.4 35 14.6 87 36.3 2
Tham gia phát biểu, đóng vai nhằm đáp ứng yêu cầu giáo viên đặt ra
61 25.4 71 29.6 132 55
3 Rất hạn chế trong việc tham
gia phát biểu, đóng vai 7
2.9 14
5.8 21 8.7
Qua kết quả khảo sát cho thấy rằng, các em cũng đã có được sự hứng thú với những giờ học hội thoại thông qua phân môn tập làm văn. Tuy nhiên phần lớn các các em vẫn còn tâm lý học nhằm đáp ứng những yêu cầu giáo viên đưa ra. Các giáo viên tham gia cuộc khảo sát cho rằng hơn 36% các em rất hào hứng với những giờ học hội thoại. Các học sinh này nhiệt tình tham gia xây
dựng bài và đóng vai hội thoại. Đây là một con số rất đáng mừng vì chương trình học đã thật sự hữu ích cho các em và đã tạo được sự háo hứng thật sự trong động cơ học tập của học sinh. Với đối tượng học sinh này các em đã có sự hướng dẫn thêm từ phía gia đình để tạo cơ hội cho các em có thể vận dụng những tình huống đã được học trên lớp vào thực tế cuộc sống. Chính sự hữu dụng này đã tạo được sự hứng khởi ở các em. Nó trở thành động cơ thúc đẩy các em ham học hỏi hơn và các em có xu hướng tập trung vào những tình huống mình đã và thường gặp trong đời sống hằng ngày. Chính sự kết hợp giữa những gì học trên lớp với thực tế cuộc sống đó đã tạo được ở các em sự hào hứng trong các giờ học hội thoại. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một thành phần học sinh còn rụt rè trong các giờ học hội thoại và các em chưa mấy hứng thú với học phần này. Đối tượng học sinh này các em chưa nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ phía gia đình để các em có thể vận dụng những gì được học qua giờ hội thoại vào cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy, khiến các em không thấy được sự hữu ích của nó. Dần dần như vậy ở các em có sự tách biệt giữa những gì được học với thực tế cuộc sống từ đó làm mất đi sự hứng thú trong những giờ học hội thoại. Như vậy để tạo được sự ham muốn học hỏi trong các giờ học hội thoại thì ngoài sự tận tình dạy bảo của thầy cô giáo trên lớp những bậc phụ huynh cũng có vai trò hết sức quan trọng. Chính những người thân trong gia đình mới tạo điều kiện để các em vận dụng những gì được học vào thực tế cuộc sống một cách thường xuyên nhất.
1.2.2. Khảo sát thực trạng dạy học hội thoại qua chương trình Tập làm văn lớp 2 từ góc độ giáo viên
* Mục đích điều tra thực trạng:
Để quá trình dạy hội thoại cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp hai nói riêng một cách có hiệu quả, cần có sự nhận thức rõ những mặt còn tồn tại khiến cho quá trình dạy và học chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng dạy học hội thoại tại 8 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để lấy cơ sở thực tiễn nhằm đưa ra các biện pháp phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 một cách hiệu quả và thiết thực hơn.
* Đối tượng và phạm vi điều tra thực trạng:
Chúng tôi tiến hành điều tra 240 giáo viên trực tiếp dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2 ở các trường tiểu học.
Phạm vi tiến hành điều tra: 8 trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh. Bao gồm: 4 trường thuộc khu vực trung tâm: An Lạc 1, An Lạc 2, Bình Trì 2, Tân Tạo A và 4 trường thuộc vùng ngoại ô: Bình Hưng Hòa 1, Bình Hưng Hòa 2, Bình Thuận, Bình Long. Cuộc khảo sát có sự tham gia của 240 giáo viên trực tiếp tham gia dạy học hội thoại. Số lượng khảo sát được tiến hành đồng đều trên hai khu vực, trong đó mỗi khu vực thực hiện với 120 giáo viên.
Bảng 1.5: Nhận thức của giáo viên về kỹ năng hội thoại của học sinh
Stt
Nhận thức của giáo viên về kỹ năng hội thoại của học sinh. Loại hình trường Trường trung tâm Trường vùng ngoại ô Tổng hợp Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Khả năng vận dụng những hiểu biết về tri thức tiếng Việt vào hoạt động giao triếp bằng khẩu ngữ.
97 40.4 63 26.3 160 66.7
2
Khả năng nói chuyện trực tiếp của các em với người đối thoại
15 6.25 33 13,75 48 20
3
Khả năng trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp.
8 3.3 24 10 32 13.3
Chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng đều nhấn mạnh dạy tiếng Việt để giao tiếp và đưa ra những tình huống cụ thể trong giao tiếp.
Dạy tiếng Việt để giao tiếp liên quan đến việc xác định mục tiêu môn học. Chương trình đã đặt lên hàng đầu mục tiêu “hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Học và luyện tập các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trở thành nội dung cốt lõi của môn Tiếng Việt. Dạy tiếng Việt trong giao tiếp liên quan đến phương pháp dạy học đặc thù của môn học. Mọi
hoạt động học tập, luyện kĩ năng và kiến thức tiếng Việt phải được diễn ra trong môi trường giao tiếp.
Dạy hội thoại là dạy hoạt động nói năng: trước tiên là dạy kĩ năng nghe và nói, trong đó chú trọng rèn cho học sinh năng lực nghe hiểu, năng lực nói liền mạch theo đề tài, chủ đề nhất định và đạt được mục đích giao tiếp. Quá trình rèn luyện năng lực nghe hiểu và nói liền mạch là quá trình tiếp nhận và sản sinh lời nói. Hoạt động nói năng là một loại hoạt động giao tiếp. Dạy hoạt động nói năng là rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, rèn luyện các kĩ năng nói trong các tình huống giao tiếp cụ thể, phù hợp với các nhân tố giao tiếp, với các đề tài và chủ đề hội thoại và đạt được đích giao tiếp, hội thoại.
Dạy hội thoại góp phần phát triển tri thức, nâng cao văn hoá ứng xử trong xã hội: Dạy hội thoại là quá trình dạy mà trong đó huy động vốn kiến thức đã có và xử lí các thông tin mới tiếp nhận trong hội thoại để tham gia hội thoại làm cho hiểu biết của các em trở nên phong phú, sắc sảo, mở rộng và nâng cao.
Trong quá trình dạy hội thoại, các giáo viên rất coi trọng và đặt kỳ vọng rất lớn ở các em về yêu cầu các em phải vận dụng được những hiểu biết của các em về tiếng Việt trong quá trình giao tiếp (66.7%). Nhưng có lẽ đây là sự kỳ vọng hơi quá sức đối với các em. Bởi với lứa tuổi của các em chưa có sự khắc ghi sâu sắc về những tri thức mới mà các em tiếp nhận. Nên nếu các em có thế nói chuyện lưu loát, nhạy bén với người đối thoại là một lợi thế trong quá trình học phân môn tập làm văn có nội dung hội thoại.
Bảng 1.6: Nhận thức của GV về nội dung dạy kĩ năng hội thoại cho học sinh lớp 2
Stt
Dạy kĩ năng hội thoại cho
học sinh lớp 2 Trường trung tâm Trường vùng ngoại ô Tổng hợp Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Dạy học sinh các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết. 8 3.33 33 13.75 41 17.08
2
Dạy ngôn ngữ nói – viết lấy giao tiếp làm môi trường
14 5.83 7 2.92 21 8.75
3
Dạy cho học những kĩ năng sử dụng tiếng Việt, những quy tắc giao tiếp bằng miệng trong các cuộc thoại trực tiếp giữa các nhân vật giao tiếp.
98 40.8
3 80 33.3 178 74.17
Dạy tiếng Việt để giao tiếp liên quan đến việc xác định mục tiêu môn học. Chương trình đã đặt lên hàng đầu mục tiêu “ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Học và luyện tập các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trở thành nội dung cốt lõi của môn Tiếng Việt. Dạy tiếng Việt trong giao tiếp liên quan đến phương pháp dạy học đặc thù của môn học. Mọi hoạt động học tập, luyện kĩ năng và kiến thức tiếng Việt phải được diễn ra trong môi trường giao tiếp.
Dạy hội thoại là dạy hoạt động nói năng: Hoạt động trước tiên là dạy kĩ năng nghe và nói, trong đó chú trọng rèn cho học sinh năng lực nghe hiểu, năng lực nói liền mạch theo đề tài, chủ đề nhất định và đạt được đích giao
tiếp. Quá trình rèn luyện năng lực nghe hiểu và nói liền mạch là quá trình tiếp nhận và sản sinh lời nói. Hoạt động nói năng là một loại hoạt động giao tiếp. Dạy hoạt động nói năng là rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, rèn luyện các kĩ năng nói trong các tình huống giao tiếp cụ thể, phù hợp với các nhân tố giao tiếp, với các đề tài và chủ đề hội thoại và đạt được đích giao tiếp, hội thoại.
Dạy hội thoại góp phần phát triển tri thức, nâng cao văn hoá ứng xử trong xã hội: Dạy hội thoại là dạy huy động vốn kiến thức đã có và xử lí các thông tin mới tiếp nhận trong hội thoại để tham gia hội thoại làm cho hiểu biết của các em trở nên phong phú, sắc sảo, mở rộng và nâng cao. Dạy hội thoại là dạy văn hoá ứng xử trong giao tiếp.
Như vậy, qua bảng số liệu điều tra ta có thể nhận thấy rằng các giáo viên đã có sự định hướng đúng đắn trong công tác dạy học hội thoại cho học sinh lớp 2 là dạy những nội dung nào, những kỹ năng nào. Tỷ lệ các giáo viên nhận thức đúng về lý luận là 74.17 %. Bên cạnh đó vẫn còn gần 30% đội ngũ giáo viên đang giảng dạy hội thoại xác định chưa chính xác những kỹ năng phải tập trung rèn luyện cho các em.
Bảng 1.7: Nhận thức của GV về các kĩ năng hội thoại cụ thể cần chú trọng đối với học sinh
Stt
Kĩ năng hội thoại thể hiện qua các kĩ năng Loại hình trường Trường trung tâm Trường vùng ngoại ô Tổng hợp Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
Kĩ năng nghe đa thoại Kĩ năng nói đa thoại Kĩ năng nói đối thoại
1 Kĩ năng nghe đối thoại 106 44.2 73 30.4 179 74.6 2
Kĩ năng nói đọc
14 5.8 47 19.6 61 25.4
Kĩ năng nghe đơn thoại Kĩ năng nói đơn thoại
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy các giáo viên tham gia cuộc khảo sát hầu hết có hai khuynh hướng chia các kỹ năng thành 2 nhóm. Nhóm chiếm đa số là các giáo viên cho rằng hội thoại được thể hiện qua nhóm các kỹ năng như: nghe, nói đa thoại và nghe, nói đối thoại. Nhóm những giáo viên nhóm này chiếm 74.6 %. Như vậy, phần lớn các giáo viên cho rằng các em chỉ thể hiện được khả năng hội thoại của mình khi các em được giao tiếp trực tiếp với một đối tượng nào đó. Đây là một nhận thức hoàn toàn đúng đắn. Từ sự nhận thức này giáo viên sẽ có được những biện pháp cụ thể để các em được thể hiện khả năng hội thoại của mình. Hơn nữa, qua sự nhìn nhận vấn đề như vậy các giáo viên có thể hỗ trợ các em được tốt hơn để các em tiến bộ hơn trong việc hội thoại. Bên cạnh đó 25.4 % các giáo viên cho rằng những kỹ năng như nói, đọc, đơn thoại cũng hỗ trợ các em rất nhiều trong quá trình phát triển kỹ năng hội thoại.
Bảng 1.8: Các phương pháp GV sử dụng trong dạy học hội thoại ở lớp 2
Stt Những phương pháp dạy học Loại hình trường Trường trung tâm Trường vùng ngoại ô Tổng hợp Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Phương pháp đàm thoại 98 40. 8 82 34.2 180 75
PP rèn luyện theo mẫu Phương pháp đóng vai 2 PP phân tích ngôn ngữ
22 9.2 38 15.
8 60 25
PP thảo luận nhóm Phương pháp giao tiếp Phương pháp giảng giải PP dạy học nêu vấn đề
Mỗi bài tập dạy hội thoại tiểu học nhằm thực hiện một tình huống giao tiếp giả định. Dạy hội thoại theo hướng phân tích, phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp hỏi đáp (giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh) để phân tích tình huống giao tiếp giả định, phân tích cuộc hội thoại dự báo sẽ diễn ra. Còn dạy hội thoại theo hướng thực hành chủ yếu là tập trung tạo ra cuộc hội thoại phù hợp yêu cầu đề bài bằng phương pháp đóng vai. Học sinh sẽ tham gia đóng các nhân vật hội thoại và thực hiện cuộc giao tiếp như đề bài quy định.
Về phương pháp dạy học sử dụng trong quá trình dạy hội thoại, các giáo viên tham gia khảo sát cũng có khuynh hướng lựa chọn chia thành 2 nhóm. Có 75 % các giáo viên vận dụng các phương pháp như: đàm thoại, rèn luyện theo mẫu, đóng vai là những phương pháp họ vận dụng nhiều nhất. Còn những phương pháp còn lại như: thảo luận nhóm, phương pháp giảng giải, phương pháp dạy học nêu vấn đề,… chỉ có 25 % giáo viên sử dụng. Vì các giáo viên cho rằng những phương pháp như thảo luận nhóm rất khó áp dụng với lứa tuổi của các em. Vì các em còn quá nhỏ, các em chưa thể tự quản để có thể hoạt động nhóm hay những phương pháp tương tự.
Một phương pháp giúp các em có được sự sáng tạo hơn đó là làm việc theo nhóm. Có thể cho các em trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại tương tự như sẵn có trong sách. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn chưa được nhiều giáo viên áp dụng vì các giáo viên cho rằng các em còn chưa ý thức tự quản nên nếu cho làm việc nhóm sẽ rất khó để giáo viên quản lý. Hơn nữa áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn nhưng trong khuôn
khổ thời gian được quy định sẵn thì rất khó khả thi nếu sử dụng phương pháp này.
Ngoài ra, phương pháp đóng vai cũng là một cách thức, một phương pháp để học sinh học tập cách hội thoại. Nó diễn ra ngay trong lớp học, không đòi hỏi sự trang trí phức tạp. Các đoạn thoại kế tiếp nhau để phát triển đề tài hội thoại, thúc đẩy giao tiếp tự hình thành và hoàn thiện ngay trong thực tiễn đóng vai, do cả thầy và trò cùng tham gia sáng tạo. Người tham gia đóng vai là học sinh trong tổ, trong lớp. Các em đóng vai nhằm nhằm tập dượt theo đề bài tập hội thoại. Sản phẩm của các lần đóng vai là các màn hội thoại hoặc giao tiếp, các sản phẩm này sẽ được các bạn trong lớp phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm. Nhờ đó, các lần tập dượt hội thoại tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Mục đích của việc đóng vai là hoàn thành một bài tập hội thoại; thông qua đó hình thành kĩ năng hội thoại, tích luỹ các kinh nghiệm ứng xử trong hội thoại để chuẩn bị cho các cuộc hội thoại thực mà các em sẽ trải qua trong cuộc thường ngày. Khi đóng vai, học sinh cần chú ý không chỉ lời nói mà còn cả các động tác hình thể, cách biểu cảm trên nét mặt, trong giọng nói..