8. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Nguyên tắc đề cao sự sáng tạo, tích cực của học sinh
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục, Điều 24.2). Việc phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh thông qua giờ học Tập làm văn phải đảm bảo phát huy được tính sáng tạo, tính tích cực của HS; phải góp phần đào tạo ra những con người chủ động, sáng tạo trong giao tiếp.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc dạy học hội thoại phải được tiến hành thông qua hệ thống bài tập, hệ thống tình huống lời nói phong phú, đa dạng và sinh động. Quá trình phát triển kỹ năng hội thoại trong giờ Tập làm văn phải là quá trình học sinh tham gia vào các tình huống giao tiếp chân thực, tập thể hiện các nghi thức lời nói, tự rèn luyện kỹ năng nghe – nói, tự sáng tạo ra các cách ứng xử lời nói sáng tạo, thông minh, dí dỏm nhưng lễ phép, từ đó, hình thành và phát triển kỹ năng hội thoại của mình.
2.1.4. Nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh lớp 2
Học sinh ở lứa tuổi lớp 2 có trình độ phát triển nhận thức và ngôn ngữ nhất định. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phân biệt cao độ nội dung của lý thuyết hội thoại và nội dung dạy học hội thoại ở tiểu học. Việc phát triển kỹ năng hội thoại cho HS lớp 2 chỉ được tiến hành chủ yếu qua phân môn Tập làm văn với nội dung cốt lõi là các nghi thức lời nói thường gặp trong cuộc sống, phù hợp với nhu cầu và khả năng giao tiếp của HS. Bao gồm tự giới thiệu; chào, hỏi; cảm ơn, xin lỗi; khẳng định, phủ định; mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị; chia buồn, an ủi; gọi điện; chia vui; khen ngợi; ngạc nhiên, thích thú và cách đáp lời chào, đáp lời giới thiệu, đáp lời cảm ơn, đáp lời xin lỗi, đáp lời khẳng định, đáp lời đồng ý, đáp lời chia vui, đáp lời khen ngợi, đáp lời từ chối, lời an ủi.
Mặt khác, các bài tập thực hành hội thoại cũng được xây dựng gắn liền với những tình huống giao tiếp gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi học sinh; không đưa ra những tình huống giao tiếp xa lạ hoặc quá khó làm ảnh hưởng đến hứng thú và hiệu quả luyện tập của HS.
2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỘI THOẠI CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA GIỜ HỌC TẬP LÀM VĂN
2.2.1. Nhóm biện pháp liên quan đến phương pháp dạy học hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 2
Nghiên cứu khoa học nói chung và dạy học nói riêng đều phải có những phương pháp cụ thể cho những phân môn, những chuyên ngành cụ thể. Dạy học hội thoại cũng vậy, mỗi người giáo viên cần xác định cho mình những phương pháp phù hợp nhất để có thể đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
Phải phong phú hoá các phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện bài tập hội thoại. Hiện nay, một số tác giả đang bàn luận về các xu hướng dạy học hội thoại: dạy học hội thoại theo hướng phân tích hay dạy học hội thoại theo hướng thực hành. Theo chúng tôi, nên kết hợp chặt chẽ hai hướng phân tích và thực hành giao tiếp trong khi rèn kỹ năng hội thoại cho học sinh. Bên cạnh phương pháp đóng vai, được xem là xương sống của việc dạy học hội thoại hiện nay nên kết hợp các phương pháp khác như nêu vấn đề, hỏi - đáp, rèn luyện theo mẫu, giao tiếp.
Tổ chức dạy hội thoại: một bài tập dạy hội thoại có thể thực hiện theo một trong hai hướng: hướng phân tích và hướng thực hành.
2.2.1.1. Dạy hội thoại theo hướng phân tích:
* Ý nghĩa: biện pháp giảng dạy này giúp học sinh hiểu rõ bản chất của vấn đề qua sự phân tích từng tình huống mẫu của giáo viên. Chính nhờ sự nắm bắt vấn đề này đã giúp học sinh ghi nhớ vấn đề sâu sắc hơn và các em có thể vận dụng linh hoạt trong quá trình ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
* Nội dung biện pháp: Đây là cách dạy đưa ra những nhận xét, đánh
giá các yếu tố tạo thành tình huống giả định nêu ra trong đề bài. Sự phân tích này làm rõ mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, đề tài giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. Từ đó, đưa ra dự kiến các lời hội thoại phù hợp nhất với mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Việc phân tích các tình huống hội thoại sẽ giúp chỉ ra các yếu tố của ngữ cảnh và tìm ra lời thoại phù hợp. Lúc này thật sự cuộc thoại chưa diễn ra. Cả thầy và trò đều phỏng đoán về diễn biến của cuộc thoại. Cách dạy này mang tính chất duy lí, dự báo chứ chưa tạo ra cuộc hội thoại đích thực, không quan sát, đánh giá nó trong diễn biến thực tế. Vì vậy, khi dạy cần coi phân tích tình huống giao tiếp giả định như một biện pháp dạy mở đầu tiết học về hội thoại sau đó, chuyển sang tổ chức thực hành cuộc
thoại theo đề bài, chứ không dùng duy nhất phân tích tình huống giao tiếp giả định như một phương pháp dạy học.
2.2.1.2. Dạy hội thoại theo hướng thực hành:
* Ý nghĩa: biện pháp này đóng vai trò rất quan trọng đối với chương trình dạy học hội thoại của phân môn Tập làm văn lớp 2. Phải qua thực hành mới giúp các em học sinh có thể hình dung được cơ bản những ứng dụng của những tình huống đó trong thực tế sẽ như thế nào. Từ đó, các em sẽ ghi nhớ những tình huống đó để vận dụng vào thực tế khi các em được đặt vào những tình huống tương tự.
* Nội dung phương pháp:Giao tiếp là hoạt động thực tiễn nên cách tốt nhất để nhanh chóng trao dồi năng lực giao tiếp cho học sinh là đưa các em vào hoạt động thực hành. Dựa trên tình huống giao tiếp giả định trong đề bài hội thoại, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tình huống đó trên lớp. Phương pháp thích hợp nhất lúc này là đóng vai. Giáo viên chỉ cần thống nhất với cả lớp các yếu tố giao tiếp chi phối cuộc thoại đã quy định trong đề bài, còn các hoạt động hội thoại (lời nói, nét mặt, cử chỉ …), quá trình hội thoại diễn ra như thế nào thì để cho học sinh đóng vai sáng tạo và tự hoàn thiện dần qua các lần luyện tập.
Trong quá trình dạy hội thoại, giáo viên cần có sự vận dụng kết hợp hai biện pháp trên để các em có được sự thấu hiểu những tình huống nêu ra. Khi đã thấu hiểu bản chất, cộng thêm được thực hành thì các em sẽ có được sự nhạy bén trong cách xử lý các tình huống giao tiếp hằng ngày. Có thực hiện được như vậy thì mới thật sự đạt được mục tiêu và ý nghĩa thực sự của phân môn này.
2.2.1.3. Sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
* Ý nghĩa: dạy học hội thoại là một bộ môn chủ yếu hướng dẫn các em cách ứng xử với những tình huống giao tiếp thường gặp trong đời sống. Chính vì vậy, việc cho các em thực hành từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân là một việc hết sức quan trọng. Với môn học này cần phát huy tối đa sức sáng tạo tích cực của học sinh. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn và chỉnh sửa ngôn từ, ngữ pháp cho các em.
*Nội dung biện pháp: để việc dạy Tập làm văn lớp 2 có hiệu quả, cần sử dụng những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, các phương pháp đặc trưng của môn học: phương pháp thực hành giao tiếp (đọc, viết, nghe, nói) trong các tình huống giao tiếp cụ thể, phương pháp đóng vai, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ… Đương nhiên, những phương pháp dạy học khác nhau: diễn giải thảo luận đặt và giải quyết vấn đề, sử dụng phương tiện trực quan… vẫn được dùng để dạy Tập làm văn theo cách phối hợp một cách hợp lý các phương pháp đã nêu.
2.2.1.4. Sử dụng phương pháp trò chơi đóng vai
* Ý nghĩa: Đóng vai chỉ là một cách thức, một phương pháp để học
sinh học tập. Nó diễn ra ngay trong lớp học, không đòi hỏi sự trang trí phức tạp. Các đoạn thoại kế tiếp nhau để phát triển đề tài hội thoại, thúc đẩy giao tiếp tự hình thành và hoàn thiện ngay trong thực tiễn đóng vai, do cả thầy và trò cùng tham gia sáng tạo.
* Nội dung biện pháp: Người tham gia đóng vai là học sinh trong tổ,
trong lớp. Các em đóng vai nhằm tập dượt theo đề bài tập hội thoại. Sản phẩm của các lần đóng vai là các màn hội thoại hoặc giao tiếp, các sản phẩm này sẽ được các bạn trong lớp phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm; nhờ đó, các lần
tập dượt hội thoại tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Mục đích của việc đóng vai là hoàn thành một bài tập hội thoại; thông qua đó hình thành kĩ năng hội thoại, tích luỹ các kinh nghiệm ứng xử trong hội thoại để chuẩn bị cho các cuộc hội thoại đích thực các em sẽ trải qua trong cuộc đời.
Khi đóng vai, học sinh cần chú ý không chỉ lời nói mà còn cả các động tác hình thể, cách biểu cảm trên nét mặt, trong giọng nói.. có tác động đến hiệu quả hội thoại. Khi tổ chức đóng vai thực hiện một tình huống giao tiếp giả định, ngoài hội thoại, giáo viên có thể dùng kết hợp thêm nhiều biện pháp để phát triển đề tài như: phiếu bài tập, đưa ra lời giải trên giấy, hỏi - đáp, sử dụng các đồ dùng dạy học…
Hội thoại trong hoạt động đóng vai được thực hiện trong mỗi giai đoạn của cuộc giao tiếp với những chức năng nhiệm vụ khác nhau:
Đoạn thoại mở đầu cuộc giao tiếp: bao gồm những nghi thức lời nói dùng trong lúc gặp gỡ, làm quen và các lời thoại giới thiệu đề tài giao tiếp.
Đoạn thoại triển khai đề tài giao tiếp: gồm những đoạn thoại của các nhân vật trò chuyện và thương lượng hay trình bày, phân tích trao đổi, thảo luận…
Đoạn thoại kết thúc cuộc giao tiếp: gồm những nghi thức lời nói dùng trong lúc kết thúc cuộc giao tiếp.
Đây là loại bài tập học sinh tham gia trò chuyện với nhau, trả lời phỏng vấn, cùng nhau tranh luận về một đề tài theo nội dung bài học của mình, một câu có nội dung đề nghị bạn trả lời đúng đồ dùng cho mình.
Ví dụ: Đóng vai chúc mừng nhau (Đáp lời chia vui) Chuẩn bị:
- 3 hình vẽ (hoặc tranh ảnh) minh họa 3 tình huống khác nhau có xuất hiện lời chúc mừng và lời đáp lại lời chúc mừng:
Bạn gái đội mũ, trên mũ có dòng chữ Giải nhất viết chữ đẹp; một bạn tặng hoa chức mừng bạn đoạt giải.
Bạn trai tay ôm quả bóng, đầu đội mũ, trên mũ có dòng chữ Đội vô địch; một bạn đang bắt tay chúc mừng bạn đại diện cho đội vô địch.
Bạn trai đang đứng trên sân khấu để nhận giải thưởng. Sau lưng bạn trai là tiêu đề cuộc thi: “Thi kể chuyện hay”. Một bạn mang hoa lên tặng bạn trai được giải và nói lời chúc mừng.
- 5 chiếc mũ làm bằng dải bìa quây tròn, trên có dòng chữ Giải nhất viết chữ đẹp.
- 5 quả bóng có dán băng giấy trên băng giấy có ghi Đội vô địch.
- 5 chiếc mũ làm bằng dải bìa quây tròn, trên có điểm 10 và dòng chữ thi kể chuyện hay.
- Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm ít nhất 6 học sinh, sao cho cứ 2 em đóng vai để thực hiện 1 tình huống được minh họa trong tranh.
- Giáo viên làm trọng tài, 2 học sinh giúp trọng tài làm việc. Cách tiến hành:
Nêu cách chơi và tính điểm:
- Mỗi nhóm cử hai học sinh tham gia trò chơi ở tình huống thứ nhất. Học sinh tham gia trò chơi bước lên trước bảng lớp để các học sinh khác tiện theo dõi.
- Học sinh đại diện cho từng nhóm lần lượt lên chơi trò đóng vai ở mỗi tình huống đã cho trong khoảng 1 phút.
Ví dụ: 2 học sinh đại diện cho nhóm 4 tham gia chơi. Một học sinh đóng vai bạn gái đoạt giải nhất trong kỳ thi Viết chữ đẹp của trường. Một học sinh
đóng vai bạn gái lên chúc mừng bạn được giải và nói: “Chúc mừng bạn!” rồi xiết chặt tay bạn. Bạn được giải đáp: “Cảm ơn các bạn!”.
Thực hành chơi:
- 3 nhóm học sinh chơi đóng vai lần lượt từ tình huống đầu đến tình huống cuối theo cách đã hướng dẫn. Khi 2 học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống đầu thì nhóm lại cử hai học sinh khác chơi ở tình huống tiếp theo. Tiếp tục cử người chơi như vậy ở 3 tình huống.
- 2 học sinh giúp việc trọng tài ghi lại câu nói của hai bạn tham gia trò chơi ở từng tình huống, mỗi học sinh giúp việc trọng tài chỉ chuyên ghi lại lời nói của một vai (vai chúc mừng hoặc vai đáp lời chúc mừng).
- Sau mỗi tình huống, trọng tài ghi điểm cho từng nhóm lên bảng lớp. Khi các nhóm đã chơi đóng vai ở tất cả các tình huống thì trọng tài cộng điểm và công bố nhóm có điểm cao nhất để khen thưởng.
Để góp phần rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 2, qua phân môn tập làm văn được tốt hơn thì thao tác cơ bản đầu tiên của người giáo viên Tiểu học là phải giúp học sinh có kỹ năng xác định yêu cầu của bài tập . Mỗi bài tập luyện nói trong chương trình Tập làm văn lớp 2 có những yêu cầu cụ thể khác nhau song tựu chung lại chúng đều nhằm mục đích rèn kỹ năng nghe cho học sinh. Làm tốt khâu hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu bài tập chính là người giáo viên đã góp phần rèn luyện và phát triển thao tác tư duy cho trẻ, giúp cho quá trình luyện nói đúng hướng và có trọng tâm hơn.
2.2.1.5. Sử dụng phương pháp quan sát và thực hành theo mẫu
* Ý nghĩa: Một lớp học ngẫu nhiên bao giờ cũng bao gồm đủ cả 4 đối
tượng: giỏi, khá, trung bình, yếu. Do đó trong quá trình dạy hội thoại giáo viên nên chọn những học sinh tiếp thu tốt nhất thực hành mẫu để các học sinh ở
mức bình thường trở xuống có thể làm theo mẫu đó. Như vậy, các em sẽ tiếp thu bài được nhanh hơn và hiệu quả hơn.
* Nội dung: Để việc rèn nói cho học sinh có hiệu quả, giáo viên nên chú ý mức độ rèn theo từng đối tượng. Chẳng hạn:
- Với học sinh yếu: Yêu cầu các em thực hành nói lại theo câu mẫu (Sau khi nghe thầy cô hoặc các bạn làm mẫu) nhưng phải tập nói dần khi nào đúng ngữ điệu mới thôi .
Ví dụ: Cháu xin lỗi đã làm phiền bác ạ!
- Với học sinh khá - giỏi: Khi các em đã nắm được câu mẫu. Giáo viên nên yêu cầu các em nâng mức độ thực hành cao hơn bằng cách thể hiện lại hành vi trong câu mẫu bằng chính ngôn ngữ của mình.
Ví dụ:
M: Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất. Cấu tạo : - Em chúc mừng chị. Chúc chị học giỏi hơn nữa. - Em chúc chị sang năm đạt giải cao hơn.
- Chị ơi chị giỏi quá! Mong chị năm tới sẽ đạt thành tích cao hơn.
2.2.1.6. Uốn nắn kỹ năng trả lời câu hỏi
*Ý nghĩa: Bên cạnh những biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Tập
làm văn kể trên, để học sinh của mình có kỹ năng nói tốt hơn, rõ ràng mạch lạc hơn, giáo viên nên thường xuyên quan tâm uốn nắn, rèn dũa cách trả lời câu hỏi cho các em.
* Nội dung biện pháp: Trong mọi giờ học, khi đặt câu hỏi, bao giờ
giáo viên cũng cần chắt lọc, sử dụng câu hỏi dễ hiểu nhất với học sinh. Chẳng