8. Cấu trúc của luận văn
1.1.2.1. Mục tiêu, cấu trúc nội dung của phân môn Tập làm văn lớp 2
Tiếng Việt lớp 2 cũng được đánh giá là một trong những môn học quan trọng nhất của chương trình đào tạo của lớp 2. Tiếng Việt lớp 2 cũng bao gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng.
* Phân môn Tập làm văn lớp 2 tận dụng những hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt, do các môn học khác rèn luyện và cung cấp, đồng thời góp phần hoàn thiện chúng sau khi tích lũy được các kĩ năng môn học này mang lại. Để làm được 1 bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, phải vận dụng tốt kiến thức Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần.
* Phân môn Tập làm văn lớp 2 rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Nhờ vậy, Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét trong từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói một cách khác, Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt. Học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học…
Mục tiêu của phân môn dạy Tập làm văn lớp 2:
* Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nói, viết, nghe, đọc, phục vụ cho học tập và giao tiếp, cụ thể là: Nắm được các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới thiệu, cám ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,…biết sử dụng chúng trong một số tình huống giao tiếp ở gia đình, trong trường học và nơi công cộng.
Nắm được một số kĩ năng học tập và đời sống hằng ngày như: khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn đế nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu…Kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. Nghe - hiểu được ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến bổ sung, nhận xét.
* Trao đổi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy.
* Cơ cấu nội dung chương trình:
+ Số lượng và thời lượng dạy: Học sinh được học 31 tiết Tập làm văn trong cả năm học.
- Các nghi thức lời nói tối thiểu (chào hỏi, tự giới thiệu, cám ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn…) biết sử dụng chúng trong các tình huống giao tiếp nơi công cộng, ở gia đình, trong trường học.
- Các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày: khai bản tự thuật ngắn, viết thư ngắn để nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập thời gian biểu…
+ Nói, viết về những vấn đề chủ điểm: kể một sự việc đơn giản, tả sơ lươc về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi…
- Hình thức rèn luyện: có 2 hình thức rèn luyện chính là nói và viết
Ở mỗi hình thức luyện tập này, học sinh hình thành kĩ năng tạo lập văn bản qua từng công đoạn, từ những yêu cầu đơn giản nhất như: điền vào chỗ trống, trả lời câu hỏi đến nói hay viết một đoạn văn trọn vẹn. Trong các tiết Tập làm văn từ học kì 2 trở đi, sách giáo khoa tổ chức rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh thông qua hình thức nghe, kể chuyện, trả lời câu hỏi theo nội dung câu chuyện.
Ví dụ:
Ở tiết Tập làm văn tuần 33, từ bài 1: hãy nhắc lại lời an ủi và lời đáp của các nhân vật trong tranh, đến nói lời đáp của các em trong những tình huống cụ thể và yêu cầu của bài tập cuối cùng ở tiết học là học sinh viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc bạn em. Hay tiết 34: kể ngắn về người thân (nói, viết). Ở bài tập 1, kể về một người thân của em, sau đó yêu cầu tiếp theo là viết những điều đã kể thành một đoạn văn. Ở tiết 30, nghe, kể chuyện và trả lời câu hỏi bài “Qua suối” ở bài tập 1 yêu cầu nghe và trả lời câu hỏi, ở bài tập 2 yêu cầu viết lại những điều đã nghe …