8. Cấu trúc của luận văn
1.1.3.1. Đặc điểm về nhận thức
Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan.
Theo công trình “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng.” Hiểu nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm xúc của con người không mất
đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người, được con người lưu giữ và mã hoá,…
Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người”. Như vậy, nhận thức được hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình con người nhận biết về thế giới.
Học sinh ở cấp tiểu học thường chịu sự chi phối của những điều kiện và quy luật như ở những giai đoạn khác nhưng sự phát triển về mặt tâm lý của các em vẫn có những đặc trưng riêng. N.X. Laaychex đã khắc họa “tuổi tiểu học là thời kỳ của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kỳ mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế. Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này – sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc.2
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo gần gũi, dịu dàng,... Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
Hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền,...). Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn.
Học sinh lớp 2 chưa biết phân tích có hệ thống những thuộc tính và phẩm chất của các đối tượng tri giác. Trình độ tri giác phát triển nhờ vào những hành động học tập có mục đích, có kế hoạch. Trẻ lớp 2 biết chú ý vào tài liệu học tập cũng như vào việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Ghi nhớ có chủ định được hình thành và phát triển dần trong quá trình học tập và được hình thành rõ nét ở trẻ lớp 2. Hai hình thức ghi nhớ chủ định và ghi nhớ không chủ định tồn tại song song, chuyển hóa, bổ sung cho nhau. Ở những thời gian cuối của độ tuổi này, trí nhớ có sự tham gia tích cực của ngôn ngữ. Đặc biệt về trí tưởng tượng, học sinh lớp 2 tưởng tượng còn hạn chế có khi chưa phù hợp với đối tượng. Điểm khác nhau căn bản về tưởng tượng của trẻ mẫu giáo và học sinh lớp 2 là ở chỗ với độ tuổi lớp 2 các em có ý thức rõ rệt về tính thuần túy, qui ước về những điều tưởng tượng của mình. Về sự phát triển của tư duy: ở giai đoạn này, tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế. Trẻ học chủ yếu bằng phương pháp so sánh, đối chiếu dựa trên các đối tượng hoặc những hình ảnh trực quan. Những khái quát của trẻ về sự vật hiện tượng ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào những dấu hiệu cụ thể nằm trên bề mặt của đối tượng hoặc những dấu hiệu thuộc công dụng và chức năng. Tư duy còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tổng thể. Tư duy phân tích ban đầu hình thành nhưng còn yếu. Đời sống cảm xúc, tình cảm khá phong phú, đa dạng và cơ bản mang tính tích cực. Tính kiềm chế và tự giác được tăng cường. Trạng thái cảm xúc ổn định. Đặc biệt tâm trạng sảng khoái, vui tươi thường bền vững, lâu dài.