0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Các dạng bài tập phát triển kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỘI THOẠI CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 33 -37 )

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.2.3. Các dạng bài tập phát triển kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm

Tập làm văn lớp 2

Các hình thức bài tập khác nhau còn có tác dụng làm cho hoạt động học tập sinh động, cách này hay cách khác các em được thay đổi hình thức hoạt động: xem tranh, đọc, nói, viết. Ví dụ trong bài: Đáp lời xin lỗi (Tiếng Việt 2- Tập 2- Trang 40)

Bài tập 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh (Các em được xem tranh, đọc và làm quen với mẫu lời nói).

Bài tập 2: Em đáp lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào? + (a) Một bạn vội nói với em trên cầu thang: “Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút.”

+ (b) Một bạn vô ý đụng vào người em, xin lỗi em “Xin lỗi, tớ vô ý quá”. + (c) Một bạn nghịch làm mực bắn vào áo em, bạn xin lỗi em: “Xin lỗi bạn… mình lỡ tay thôi”.

+ (d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em: “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi”.

Khi làm bài tập này, các em làm quen với 4 tình huống thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh cần xác định được mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp trên cơ sở đó các em được thực hiện yêu cầu bài tập qua 3 bước:

+ Suy nghĩ dự đoán ý cần diễn đạt. + Tìm các cách có thể diễn đạt ý đó. + Lựa chọn từ, câu nói thích hợp.

Với bài tập này, học sinh sẽ xác định hoàn cảnh diễn ra từng sự việc, quan hệ vai giao tiếp (nói lời xin lỗi với em là bạn - ngang vai). Trên cơ sở đó, học sinh sẽ lựa chọn mẫu cấu trúc lời nói, đáp lại lời xin lỗi kèm theo cách xưng hô thích hợp để thực hiện yêu cầu bài tập – cũng là thực hiện việc giao tiếp.

Ví dụ trong tình huống (a) ở bài: “Đáp lời xin lỗi” đã nêu. Các em có thể có nhiều cách trả lời khác nhau như:

- Được thôi! Cậu đi đi! - Xin mời!

- Mời bạn! - Ừ, vội thế à?

Thế nhưng không phải học sinh nào cũng biết chọn lời nói hay, lời nói đẹp. Sẽ có em đáp lại: “Từ từ đã: hoặc “Để tớ đi trước” hay “Việc gì phải xin lỗi”. Vì thế, nhiệm vụ của giáo viên là nên yêu cầu thảo luận đề các em rút ra được thế nào là lời nói đẹp.

Các bài tập tình huống như trên có tác dụng rất lớn nhằm phát triển lời nói, rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung.

Để tiến hành các tiết dạy văn nói dạng Nghi thức lời nói cho học sinh, giáo viên cần chọn lựa các biện pháp dạy học phù hợp trên lớp. Trước tiên giáo viên, cần giúp học sinh nắm được các yêu cầu bài tập nêu tình huống. Ở kiểu bài tập giúp học sinh làm quen với mẫu lời nói, giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh, đọc lời các nhân vật trong tranh. Ví dụ ở bài tập 1 bài “Đáp lại lời xin lỗi”, giáo viên cho học sinh quan sát tranh (phóng to) từng cặp hai học sinh đóng vai hai nhân vật: nói lời xin lỗi, đáp lời xin lỗi. Từ đó, các

em ôn lại kiến thức cũ. Trong trường hợp nào ta cần xin lỗi người khác. Đồng thời làm quen với mẫu lời nói mới: Đáp lời xin lỗi.

Với bài tập tình huống, học sinh cần xác định nhân tố giao tiếp như: người nói, người nghe, vai giao tiếp, hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp, chọn ngôn từ và thực hành nói. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh luyện tập bằng các bài tập tình huống với nhiều hình thức như: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, sắm vai, trò chơi… Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận để nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, luyện tập, hướng dẫn học sinh thực hành kỹ năng vào thực tiễn giao tiếp lời nói. Ví dụ ở bài tập 2 trong bài “Đáp lời xin lỗi” các em cần đáp lời xin lỗi trong 4 tình huống khác nhau. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đóng vai từng cặp 2 em (1 em nói lời xin lỗi - 1 em đáp lại), học sinh có thể sáng tạo cách nói lời xin lỗi của mình (không nhất thiết phải đúng theo lời trong sách giáo khoa) và nhiều em đáp lại theo nhiều cách khác nhau ở mỗi tình huống. Ví dụ tình huống (c) ở bài tập 2 nêu trên có thay nhau hai học sinh nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi. Các em có nhiều cách nói lời xin lỗi:

+ Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi.

+ Ôi! Xin lỗi nhé! Tớ làm bẩn áo cậu rồi! + Tớ làm bẩn áo cậu rồi! Đừng trách tớ nhé! Các em có thể đáp lại các cách như sau: + Thôi đã trót rồi mà!

+ Có gì đâu. Lần sau cậu cẩn thận hơn nhé! + Ừ! Không sao đâu! Sẽ giặt được mà.

Có thể cho các em đổi vai để học sinh đảm nhận vai giao tiếp khác. Hoặc có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm, thi giữa các nhóm để tìm câu trả lời hay nhất. Như vậy có thể nói phân môn Tập làm văn theo sách tiếng Việt lớp

2 mới có nhiều ưu thế để thực hiện nhiệm vụ rèn kỹ năng nói đồng thời còn phát triển ngôn ngữ cho học sinh. Bên cạnh đó ta cũng phải nắm được đa số bài tập luyện kỹ năng nói cho học sinh mới đề cập đến quan hệ ngang vai (quan hệ giữa bạn với bạn), chính vì vậy mà nội dung chưa phong phú, học sinh không được luyện nói với các tình huống ở quan hệ khác. Không những vậy mà còn có một số bài không xác định đựoc vai hay khó xác định vai khi hội thoại. Ví dụ như tình huống trong bài: “Khẳng định, phủ định”. Sách tiếng Việt 2- Tập I trang 54 yêu cầu: Trả lời câu hỏi bằng hai cách:

- Em có đi xem phim không? Xác định quan hệ giao tiếp vai trên (người hỏi em là người trên: anh, chị, thầy giáo, cô giáo.

- Mẹ có mua báo không? Học sinh khó xác định vai giao tiếp, có thể hiểu:

+ Bố hỏi con: Mẹ có mua báo không? (con trả lời vai trên)

+ Em hỏi chị: Mẹ có mua báo không? (chị trả lời vai dưới)

+ Bản thân hỏi mẹ: Mẹ có mua báo không? (mẹ trả lời vai dưới)

Ở cách hiểu (1) và (2) mẹ là người ở ngôi thứ ba nói tới, ở cách hiểu (3) mẹ là ngôi thứ hai cần trả lời (khẳng định hay phủ định). Cũng như vậy ở bài “Gọi điện” (tuần 10 trang 85): Khi gọi điện gặp người nhà của bạn, em xin phép nói chuyện với bạn thế nào? Học sinh khó xác định vai giao tiếp (người nhà của bạn) là ai? (là bố mẹ, anh chị- vai trên hay là em của bạn - vai dưới) để các em chọn lời đáp lại cho đúng theo cách xưng hô mình đảm nhiệm. Trong các bài thuộc nghi thức lời nói, rèn luyện kỹ năng nói với người thuộc vai dưới thì đề cập đến quá ít, đặc biệt chỉ có duy nhất một bài có đủ 3 tương

quan vai giao tiếp nên học sinh rất dễ tưởng nhầm người vai trên không cần xin lỗi với người vai dưới trong bài “Nói lời xin lỗi”. Nếu như trên sân trường khi chạy nhảy va vào một em nhỏ lớp 1 thì có cần xin lỗi không? Hay bạn em, em của em có chuyện buồn thì có cần nói lời an ủi không? Vì trong bài “Chia buồn, an ủi” không đề cập đến quan hệ ngang vai và vai dưới. Nội dung rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 được sắp xếp ở kì I và kì II có sự phân chia độc lập. Học kì I đề cập đến việc dạy nghi thức nói (như lời nói cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ…) thì học kì II dạy các lời đáp tương ứng. Giữa lời nói và đáp án cách xa nhau quá, vì vậy người giáo viên cần nắm chắc các đặc điểm về nội dung chương trình của lớp 2 mới trong môn tiếng Việt để luyện nói cho học sinh đúng, hay hơn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỘI THOẠI CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 33 -37 )

×