Đặc điểm về ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.3.2. Đặc điểm về ngôn ngữ

“Ngôn bản là chuỗi kết hợp các yếu tố ngôn ngữ tạo nên lời nói của nhân vật giao tiếp” 3. Nói cách khác ngôn bản là sản phẩm của lời nói được tạo ra trong một hoạt động giao tiếp nhằm đạt đến mục đích giao tiếp. Như vậy có thể hiểu một cách đầy đủ thì ngôn bản chính là sản phẩm dạng nói lẫn dạng viết của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Ở vào độ tuổi lớp 2, cơ bản các em đã biết đọc, biết viết. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Ở lứa tuổi này các em đã sử dụng được những câu từ phức tạp hơn, đã sử dụng các loại câu tường thuật để miêu tả sự vật, hiện tượng, con người, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu hô ứng. Để cố gắng hiểu được thế giới xung quanh, trẻ em không ngừng đặt câu hỏi. Có thể nói câu gồm 4-5 chữ; biết dùng chữ “đã” hay “rồi” để diễn tả quá khứ; vốn từ khoảng 1500 chữ, biết phân biệt nhiều màu sắc, hình thể; hay hỏi “tại sao”, “ai”… Các em cũng đã có thể có những lời nói bày tỏ được cảm xúc hoặc nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân như là “Con nhớ ông nhiều lắm, mẹ con cũng nhớ ông”. Bé cũng biết sử dụng lời nói để thoả thuận, trao đổi, hợp tác, chỉ dẫn bạn bè

trong hoạt động vui chơi hay kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được, kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo đúng trình tự.

Các em bắt đầu thích dùng và diễn giải các ký hiệu, biểu tượng. Hầu hết trẻ ở độ tuổi này rất nghiêm túc muốn học hỏi, và một số có thể học các cơ chế đọc viết nhanh hơn những đứa khác. Ví dụ, khi cả gia đình đi ăn chúng thích tự mình đọc menu và gọi món, diễn giải các biển báo giao thông, tự viết danh sách các món đồ cần mua, và tự viết tên lên nhãn tập hoặc các bức tranh do chúng vẽ. Chúng có thể hình dung ra trong đầu những vấn đề đơn giản và có thể nắm bắt khái niệm cộng trừ, dù có thể chúng phải xòe tay ra đếm trước khi trả lời.

Đặc biệt các em đã biết lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp. Khi sử dụng

ngôn ngữ trong giao tiếp, lúc này các em đã biết kiên nhẫn chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, thảo luận (không nói leo, không ngắt lời người khác). Bé cũng biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói. Thậm chí bé đã biết cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, vâng ạ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Đôi lúc, bé sẽ làm bạn ngạc nhiên bởi cái cách cư xử như một người lớn thực sự của bé đó.

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,.... đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí,...Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w