Nguyên tắc bám sát mục tiêu môn học Tiếng Việt ở tiểu học

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Nguyên tắc bám sát mục tiêu môn học Tiếng Việt ở tiểu học

Mục tiêu môn Tiếng Việt ở trường tiểu học hiện nay được xác định là: 1. Hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.

2. Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, góp phần hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

(Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học -NXB Giáo dục, 2006) Trên cơ sở mục tiêu chung của môn Tiếng Việt, chúng ta có thể xác định được mục tiêu của việc phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2. Rèn kỹ năng hội thoại cho học sinh được đặt lên hàng đầu trong việc dạy phân môn Tập làm văn. Học sinh cần nắm được các nghi thức lời nói tối thiểu như:

chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ vả, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn …để biết vận dụng, sử dụng vào các tình huống giao tiếp nơi công cộng, gia đình, trong trường học. Nghe hiểu được ý kiến của bạn để có thể nêu ý kiến bổ sung, nhận xét bằng lời nói của mình. Phát triển kỹ năng hội thoại còn là bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, có ý thức nói đúng tiếng Việt, nói rõ ràng, mạch lạc. Luyện nói cho học sinh lớp 2 còn có mục tiêu trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, lành mạnh qua nội dung bài học.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 61 - 62)