Nhóm biện pháp liên quan đến quy trình dạy học các loại bài tập hộ

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 93)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Nhóm biện pháp liên quan đến quy trình dạy học các loại bài tập hộ

tập hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 2

2.2.3.1. Quy trình chung cho các bài hội thoại

Trong quá trình dạy giáo viên cần tuân thủ quy trình dạy học hội thoại như sau: cùng với văn bản, hội thoại cũng có hai phương diện cần xem xét: tiếp nhận hội thoại và sản sinh hội thoại. Người nghe hội thoại chủ yếu là tiếp nhận khi hội thoại đang diễn ra (cũng có trường hợp người nghe tiếp nhận cuộc thoại khi đã kết thúc, ví dụ: nghe thông qua lời kể, lời ghi âm,…); hội thoại là sản phẩm của nhiều người (tối thiểu là hai người).

Nhà trường có dạy tiếp nhận và sản sinh hội thoại:

• Nhà trường khi dạy đọc và nghe các văn bản tự sự, khi dạy phân tích các ngữ liệu tự sự trong phân môn Tập làm văn đều ít nhiều đề cập đến tiếp nhận hội thoại.

• Nhà trường thực sự đưa việc dạy tiếng vào quá trình giao tiếp, thông qua học mà học sinh được hướng dẫn để tìm hiểu cách xác định đề tài, chủ đề, đích của hội thoại, phân biệt vai trò các đối tượng tham gia hội thoại, luyện tập cách mở đầu, kết thúc, cách phát triển cuộc thoại, luyện tập các kĩ năng trao lời và đáp lời… Tức là các em được hướng dẫn để sản sinh hội thoại. Thông qua việc học hội thoại trong nhà trường, học sinh mới thực sự học cách sử dụng tiếng nói phong phú, đa dạng gắn với cuộc sống sôi động hàng ngày, hoặc tiếng nói trong giao tiếp và để giao tiếp.

Theo PGS.TS Nguyễn Trí trong cuốn “Một số vấn đề dạy hội thoại cho học sinh tiểu học” thì dạy hội thoại có thể được tiến hành theo quy trình ba bước chính như sau:

Bước 1: Phân tích tình huống hội thoại nêu ra trong đề bài.

 Đề tài hội thoại.

 Nhân vật tham gia hội thoại.  Hoàn cảnh xã hội.

 Môi trường xảy ra hội thoại.  Đích của hội thoại.

 Vấn đề cần giải quyết qua hội thoại.

Bước 2: Phác hoạ diễn biến chính cuộc thoại bằng lời

Giáo viên cho học sinh dựa trên kết quả phân tích tình huống hội thoại, mỗi em nêu ra cách giải quyết vấn đề đặt ra trong bài tập. Các em dùng trí tưởng tượng kết hợp với các hiểu biết của bản thân liên quan đến đề tài để nêu ra khái quát các diễn biến chính trong một cuộc thoại. Dựa vào diễn biến chính và nội dung chủ yếu mà khi thực hành hội thoại học sinh sẽ tự tìm ra lời hội thoại cụ thể.

Bước 3: Thực hành hội thoại:

Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành cuộc thoại theo tình huống được bài tập đặt ra theo phương pháp đóng vai.

Khi thực hành, dựa trên gợi ý những diễn biến chính của cuộc thoại, từng nhân vật phải tìm ra lời thoại của mình.

Tổ chức thực hành tối thiểu 2 lần hoặc nhiều hơn tuỳ thuộc theo quỹ thời gian. Sau mỗi lần thực hành, giáo viên và học sinh nhận xét về:

 Mức độ phù hợp của lời thoại với nội dung cuộc thoại, với hoàn cảnh xã hội, với môi trường và nhân vật tham gia hội thoại.

 Việc giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc thoại.

 Cách sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói … nhằm giúp cho lần thực hành sau phát triển các kết quả đạt được, khắc phục các nhược điểm của lần thực hành trước.

2.2.3.2. Quy trình dạy học cho mỗi dạng bài cụ thể

Bước 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập

+ Giáo viên phải nắm được các loại bài tập:

- Xét theo kĩ năng rèn luyện bài tập về nghi thức lời nói.

- Xét theo mục đích của bài tập có: Bài tập nhận diện, bài tập phân tích lời nói, bài tập tạo lập bài nói.

- Xét theo hình thức của bài tập: Trả lời câu hỏi, quan sát tranh trả lời câu hỏi, nói và viết theo mẫu cho sẵn, nói và viết theo tình huống giao tiếp…

+ Cách hướng dẫn học sinh:

- Bằng câu hỏi, bằng câu nói, lời giải thích giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.

- Giáo viên giúp học sinh chữa một phần của bài tập mẫu (Một học sinh chữa mẫu trước lớp).

- Học sinh thực hành làm bài tập (Thực hành nói đáp), giáo viên uốn nắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức.

Bước 2: Đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động tiếp nối (ở ngoài lớp, sau tiết học)

Hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập. Giáo viên tóm tắt, nhận xét chung (biểu dương những học sinh thực hiện tốt).

Nêu yêu cầu hướng dẫn học sinh hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp (viết bài ở nhà, thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống).

Giáo viên cần nắm vững những đặc điểm, nội dung của từng bài để lựa chọn thêm tình huống và bổ sung thêm cho đủ 3 tương quan vai giao tiếp cơ bản:

Giáo viên sau khi nắm vững nội dung chương trình của các dạng bài nghi thức lời nói thì cần phải nghiên cứu kĩ đặc điểm nội dung của từng bài để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói hay hơn vì dạy nghi thức lời nói là một nội dung hoàn toàn mới mẻ đối với giáo viên. Trong quá trình giảng dạy giáo viên không những phải bám sát sách giáo khoa và dựa vào gợi ý sách giáo viên để thực hiện giờ dạy mà còn phải nghiên cứu, lựa chọn thêm một số tình huống để sát với thực tế và bổ sung cho đủ 3 tương quan giao tiếp (ngang vai, với vai trên, với vai dưới…) giáo viên phải suy nghĩ, chia nhỏ câu hỏi để gợi ý học sinh dễ dàng trả lời, dẫn đến giao tiếp, luyện nói dễ dàng hơn. Sau mỗi tiết dạy hướng dẫn thực hành nghi thức lời nói thì giáo viên nên suy nghĩ để có rút ra phần ghi nhớ về cách sử dụng lời nói và tác dụng của nghi thức lời nói. Câu ghi nhớ có thể là câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay có thể là những câu vần, những câu thơ ngắn các em dễ nhớ, dễ thuộc. Ví dụ bài: “Nói lời cảm ơn”, có thể bổ sung ghi nhớ bằng câu ca dao:

Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Hay khi dạy bài “Nói lời xin lỗi” hoặc “Đáp lời xin lỗi” các em phải rút ra bài học: Khi làm phiền người khác phải nói lời xin lỗi, khi nghe người khác xin lỗi cần đáp lại với thái độ nhẹ nhàng, thông cảm.

Ngoài ra, với mỗi Nghi thức lời nói giáo viên nên đưa ra các đáp án phong phú hơn. Một số nghi thức lời nói thông dụng có thể giới thiệu thêm một vài cách nói phổ biến trong thực tế đời sống.

Ví dụ: khi dạy lời chào, có thể có nhiều cách chào khác nhau: - Chào nhau lúc gặp mặt khác lời chào chia tay.

- Với những người quen thân khi mới gặp nhau, có thể dùng lời hỏi thay cho lời chào.

Ví dụ:

- Cậu đi đâu đấy? - Cô đi chợ ạ?

Câu hỏi thay cho lời chào có thể hiểu ở dạng người nghe không cần trả lời cụ thể, chi tiết.

Giáo viên cần chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi gợi ý phù hợp với đối tượng học sinh hiểu và thực hành các nghi thức lời nói. Có thể gợi ý để các em có nhiều cách nói khác nhau ở mỗi nghi thức lời nói, phát huy tính sáng tạo của học sinh.

Ví dụ bài: Đáp lời xin lỗi.

Bài tập đưa ra tình huống: Bạn làm bắn mực vào áo em, nói lời xin lỗi. Em đáp lại như thế nào?

Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi gợi ý để học sinh có nhiều cách nói và đáp khác nhau.

( Tớ xin lỗi !)

- Em nào có thể nói lời xin lỗi của mình theo cách khác không? ( Xin lỗi ! Tớ làm bẩn áo cậu rồi.)

- Nếu bạn xin lỗi em sẽ trả lời ra sao? ( Không sao.)

- Em nào giỏi hơn có thể đáp lại bạn bằng câu nói thể hiện cả suy nghĩ của mình hay hơn bạn?

(Cậu đừng ngại mẹ tớ sẽ giặt sạch được mà.)

Trong giao tiếp, lời nói luôn đi kèm với các yếu tố phi ngôn ngữ như: giọng điệu, ánh mắt, cử chỉ, nét mặt ... thì lời nói sẽ hấp dẫn hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Vậy giáo viên luôn luôn chú ý hướng dẫn, uốn nắn cho học sinh kết hợp các yếu tố này khi thể hiện lời nói. Ví dụ khi chia buồn, an ủi người khác thì giọng điệu phải thể hiện sự thông cảm, tình cảm, lời nói phải nhẹ nhàng, không được vừa nói vừa cười... Khi đáp lời xin lỗi của người khác cần nói năng nhẹ nhàng, sẵn sàng tha thứ, khiêm tốn. Với người trên lời nói cần kèm theo các từ: dạ, thưa, ạ..., nét mặt, giọng nói vui vẻ.

Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phối hợp sử dụng linh hoạt các biện pháp hình thức dạy học khác nhau. Việc rèn cho học sinh kỹ năng nói cần kiên trì, tránh nôn nóng áp đặt cho các em các câu hỏi, câu trả lời theo một khuôn mẫu nhất định. Cần khuyến khích, động viên tạo không khí thoải mái để các em tự nêu cách nói của mình, không bắt chước theo bạn. Ở mỗi loại bài tập có thể cho các em đóng vai cùng cặp với mình, sau đó đổi vai nhau để các em được diễn đạt lời nói trong từng tình huống khác nhau (người trao lời nói và người đáp lời nói) một cách tự nhiên thoải mái, tránh luyện nói một chiều.

Thông qua những trò chơi đóng vai là cách hữu hiệu nhất để giúp các học sinh ở độ tuổi này có thể thực hành hoạt động hội thoại một cách tốt nhất.

Thông qua phương pháp này học sinh thật sự nhập vai và thực hiện các nghi thức lời nói một cách hồn nhiên, chân thực vì vậy, hiệu quả dạy học rất cao. Thực tế cho thấy, học sinh tiểu học đã ứng dụng các nghi thức được học trong nhà trường vào thực tế nói năng một cách rất tự nhiên, sinh động. Khoảng cách giữa "hội thoại nhà trường" với "hội thoại trong đời sống" đã được rút ngắn lại.

Với chương trình sách giáo khoa tiếng Việt 2 mới, một hệ thống bài tập làm văn đề cập đến tình huống rèn kỹ năng nói làm nảy sinh nhu cầu nói năng, phát triển kỹ năng giao tiếp cho các em là một nội dung mới.

Người giáo viên cần chú ý tổ chức các tiết Tập làm văn nói vận dụng các phương pháp, biện pháp để học, để khai thác, phát huy hết những mặt mạnh của việc rèn kỹ năng nói cho học sinh. Để luyện nói hay, nói thể hiện những yếu tố phi ngôn ngữ (giọng điệu, ánh mắt…) trong phân môn Tập làm văn thì người giáo viên phải nắm được các dạng lời nói và việc ứng dụng vào việc rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2. Tùy theo nhiệm vụ, phương thức và tình huống sử dụng, người ta chia lời nói ở các dạng khác nhau: lời nói miệng, bài viết. Lời nói miệng thì có lời đối thoại và lời độc thoại.

Lời nói đối thoại: Là lời trò chuyện, trao đổi, thảo luận, tranh luận của hai hay nhiều người. Các lời đối thoại thường ngắn gọn giúp người đối thoại dễ theo dõi, nắm được nội dung, có sức bật nhanh theo mạch nội dung hội thoại. Lời đối thoại thường biểu hiện bản lĩnh, trình độ tri thức, khả năng giao tiếp, tính cách của người nói. Lời đối thoại phải phù hợp với quan hệ vai giữa những người tham gia đối thoại. Các lời đối thoại thường có sự phụ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ như: điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt… do đó lời nói thêm sinh động, hấp dẫn. Các lời đối thoại thường sử dụng các kiểu câu ngắn, các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

loại câu hỏi, câu cảm, các từ chêm xen… Dạng lời nói đối thoại đã được đưa vào các tiết Tập làm văn cụ thể ở các bài dạng: Nghi thức lời nói.

Lời độc thoại là lời của một người nói cho người khác nghe hoặc cho chính mình nghe. Lời nói được chuẩn bị chủ động thường xuất hiện khi báo cáo hay đọc diễn văn.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng hội thoại cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 93)