Nhóm các giải pháp thứ 3: Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục quản lý cơ sở vật chất thiết bị.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý cơ sở vật chất thiết bị ở các trường THPT huyện kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 70 - 74)

00 162 53.5 80 26.4 61 20.1 5.3 Lấy chất lượng hiệu quả công việc để

3.2.3. Nhóm các giải pháp thứ 3: Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục quản lý cơ sở vật chất thiết bị.

quản lý cơ sở vật chất - thiết bị.

Vận dụng nguồn ngân sách Nhà nước để xây dựng và trang bị CSVC-TB cho nhà trường.

Vận động các lực lượng tham gia giáo dục trong và ngoài nhà trường để họ cùng đóng góp sức lao động, tiền của, hiện vật…nhằm tăng cường xây dựng CSVC-TB cho nhà trường.

Tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân trong trường về quản lý

3.3.3.2. Mục đích và ý nghĩa của giải pháp

Công tác xã hội hoá giáo dục có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục của trường học nói chung của hoạt động quản lý CSVC-TB khác nói riêng. Nếu nhà trường làm tốt công tác này sẽ góp phần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GD&ĐT. Trong hoạt động quản lý CSVC-TB , cán bộ quản lý làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời phát huy được tác dụng của tài lực và vật lực giáo dục của nhà trường và cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý nhà trường. Cụ thể:

- Có đủ các phương tiện kỹ thuật và điều kiện vật chất cho việc thực hiện dạy và học (các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học) nói riêng. Góp phần thực hiện chủ trương “ Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” giáo dục.

- Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân tham gia giáo đóng góp tài lực và vật lực giáo dục cho nhà trường.

- Phát huy được nội lực, tận dụng trí tuệ và sức lực của giáo viên, học sinh và vác tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể trong nhà trường .

- Phát huy được ngoại lực, thu hút tài chính của các đơn vị kinh tế địa phương (Công ty, nhà máy, xí nghiệp…) đóng trên địa bàn có quan hệ hữu quan tới nhà trường nhằm tăng cường CSVC-TB cho trường phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học.

3.2.3.3. Qui trình thực hiện giải pháp

* Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Xem xét thực trạng nguồn ngân sách Nhà nước của nhà trường, thiết bị dạy học, thiết bị thông tin, cơ sở vật chất khác (thiếu, thừa, cần bổ sung và thứ

tự ưu tiên …). Từ đó vạch ra mục tiêu, nội dung, phương pháp, nguồn huy động, phương tiện thực hiện và thời gian.

Đánh giá khả năng nội lực, khả năng ngoại lực - các lực lượng ngoài trường. Đồng thời xem xét, đánh giá mối quan hệ của nhà trường- gia đình- xã hội. Từ đó vạch ra mục tiêu, nội dung, phương pháp vận động tham gia đóng xây dựng cơ sở vật chất nhà trường phục vụ giảng dạy và học tập.

Dự kiến mục tiêu sử dụng nguồn ngân sách có hiệu quả nhất. Dự kiến vận động, liên hệ giữa các tổ chức và cá nhân trong trường với ngoài trường để huy động nguồn tài lực và vật lực. Dự kiến nhu cầu sử dụng và khả năng đáp ứng về CSVC-TB nói chung và thiết bị, đồ dùng dạy học nói riêng của giáo viên, học sinh trong cả năm học. Đối chiếu với nhu cầu và khả năng nói trên để xây dựng kế hoạch trang bị, sử dụng hợp lý và tiết kiệm.

* Bước 2 : Tổ chức thực hiện

Yêu cầu kế toán nhà trường cân đối nguồn tài chính trong ngân sách nhà nước, dự toán thu chi từng quý, cả năm, năm tiếp theo. Tổ chức hội thảo để các đại biểu trình bày về cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa tài lực và vật lực với việc tăng cường hiệu quả giáo dục đào tạo nói chung, CSVC-TB nói riêng, nêu lên thực trạng và nhu cầu thiết yếu về nguồn tài lực và vật lực của nhà trường, những đề nghị với Sở giáo dục và Đào tạo Hải Dương, các cơ quan hữu quan nhằm mở rộng và khai thông cơ chế quản lý và cấp phát tài lực và vật lực. Đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng và các lực lượng tham hoạt động giáo dục khác.

Phân công trách nhiệm tìm nguồn tài chính và tiến hành khảo sát, mua sắm thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, thí nghiệm thiết bị thông tin, đối với các đơn vị hoặc cá nhân trong trường. Tạo ra các điều kiện bổ trợ cho việc quản lý và sử dụng thiết bị như phòng đồ dùng thiết bị, phòng học bộ môn, sân bãi người quản lý... Tổ chức cho thầy và trò làm đồ dùng dạy học. Vận động các tổ chức, cá nhân của trường tự chủ và chịu trách nhiệm về nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB .

Phân công trách nhiệm cho CBQL của trường theo dõi, giúp đỡ và thiết lập các thủ tục hành chính để huy động nguồn tài lực và vật lực.

Xây dựng “ thời khoá biểu về cho mượn CSVC và thiết bị dạy học” nhằm sử dụng tối đa công suất thiết bị. Chấn chỉnh bộ máy quản lý tài lực và vật lực và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho các nhân viên trực tiếp quản lý bảo quản tài lực và vật lực.

* Bước 3: Chỉ đạo thực hiện.

Tổ chức việc mua sắm trang thiết bị máy móc và từng bước dạy học theo kế hoạch. Chỉnh trang hoặc xây dựng thêm các phòng chức năng, phòng thực hành để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có địa điểm khai thác đọc tư liệu, sử dụng các thiết bị. Sử dụng triệt để nguồn ngân sách Nhà nước chi cho những công việc trên.

Triển khai việc mở rộng quan hệ liên kết với các cơ quan và tổ chức có khả năng tài trợ hoặc cấp kinh phí cho trường. Làm các thủ tục hành chính để xin cấp phát hoặc xin tài trợ về tài lực và vật lực.

Theo dõi tiến trình huy động, tự làm đồ dùng dạy học. Động viên khuyến khích quyền lợi cho các tổ chức và cá nhân trong trường có thành tích huy động tài lực và vật lực cho trường.

Hướng dẫn mọi thành viên của trường thực hiện đúng quy định quản lý tài lực và vật lực.

Phát huy tác dụng của ban thanh tra nhân dân và đội ngũ CBQL cấp tổ trong việc giám sát các khoản thu - chi của trường cũng như việc tận dụng công suất của cơ sở vật chất và thiết bị trường học.

* Bước 4: Kiểm tra và đánh giá

Tổng hợp được kết quả huy động, trang bị, bảo quản và sử dụng nguồn học liệu và các thiết bị dạy học.

Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng tài chính và thiết bị đồng thời tổ chức kiểm kê, đánh giá chất lượng sử dụng CSVC-TB .

So sánh các kết quả đạt được với mục đích đã đề ra và tìm nguyên nhân sai lệch, từ đó có các quyết định điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Hàng năm nhà trường cần cân đối chi tiêu nguồn kinh phí và các nguồn đóng góp từ cộng đồng (chủ yếu là phần % học phí để lại cho trường) để tạo ra một khoản tài chính cho việc mua sắm trang thiết bị dạy học.

Việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị phải kiểm soát được để tránh các hậu quả tiêu cực.

Việc tổ chức cho học sinh lao động phải đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ, tránh độc hại và tai nạn lao động. Cảnh giác với việc mua sắm các thiết bị lạc hậu, kém chất lượng. Tránh tình trạng mua sắm được thiết bị hiện đại nhưng không có người sử dụng để dẫn đến tình trạng: thư viện và phòng thiết bị, phòng chức năng trở thành kho chứa và thiết bị nghe nhìn chỉ để “ triển lãm ”.

Phải thường xuyên kiểm tra tài chính, thực hiện công khai tài chính, kiểm kê và công khai thanh lý tài sản.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý cơ sở vật chất thiết bị ở các trường THPT huyện kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w