TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý cơ sở vật chất thiết bị ở các trường THPT huyện kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 63)

00 162 53.5 80 26.4 61 20.1 5.3 Lấy chất lượng hiệu quả công việc để

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

* Công tác quản lý việc xây dựng CSVC.

Từ khi thành lập đến nay các trường THPT Huyện Kinh Môn luôn được UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương quan tâm đầu tư nguồn ngân sách hợp lý trong công tác quy hoạch trường lớp, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về cơ bản các trường có đủ các phòng học văn hóa kiên cố, diện tích trường, sân chơi bãi tập, công tác xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị dạy học bằng nguồn ngân sách nhà nước và chương trình mục tiêu hàng năm cũng được quan tâm.

Các trường đều chủ động phấn đấu từng bước xây dựng trường chuẩn quốc gia, mức độ đạt được ở từng trường khác nhau.

Công tác quản lý hồ sơ, địa chính của trường thực hiện tốt. Các trường đều có tường bao, cổng trường kiên cố.

* Công tác quản lý việc mua sắm và trang bị PTKT& TBDH.

Thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa trong nhiều năm vừa qua, mỗi trường đều được Bộ giáo dục trang bị cho 3 bộ đồ dùng dạy học đồng bộ ở tất cả các môn học. Tuy nhiên xuất phát từ nội dung, chương trình và kế hoạch giảng dạy đối với khối lớp học và đồng thời dựa trên cơ sở các danh mục về PTKT& TBDH do Bộ Giáo dục ban hành, Công tác quản lý nhà trường đã kiểm kê và lập kế hoạch mua sắm các PTKT& TBDH (cái gì đã có, cái gì thiếu, cái gì đã lạc hậu cần thanh lý, phải mua cái gì và với số lượng như thế nào, nguồn tài chính ở đâu, thời gian thực hiện và các giải pháp quản lý cần thiết)

Nhà trường đã cập nhật thông tin về nội dung, chương trình và kế hoạch dạy học, thời gian thực hành; đồng thời cập nhật các thông tin về PTKT& TBDH mới để thường xuyên có kế hoạch bổ sung theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá

Trong quá trình sử dụng CSVC - TB của các trường THPT Huyện Kinh Môn, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học,

Hàng năm đội ngũ CBGV được tập huấn về tính năng và tác dụng của các PTKT& TBDH; đồng thời hướng dẫn sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Các tổ, nhóm giám sát chặt chẽ việc sử dụng các PTKT& TBDH (cụ thể là yêu cầu bắt buộc đối với người dạy sử dụng các PTKT& TBDH đã có; mặt khác cần thông qua tổ chuyên môn để thảo luận và thống nhất quy định đối với người dạy phải sử dụng các PTKT& TBDH cần thiết nào cho từng tiết giảng, từng môn học); nhất thiết không được dạy chay, dạy vo.

* Việc bảo quản, bảo dưỡng

Chuẩn bị cho năm học mới các trường đã tập trung tu sửa một số hạng mục công trình đã xuống cấp như: Quét vôi, ve tường, sửa nền nhà các phòng học, nhà để xe CBGV, hệ thống nhà vệ sinh, làm lại biển các phòng làm việc, phòng học của học sinh, phòng chức năng, làm lại hệ thống nội quy các phòng chức năng...

Các trường đã triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý dạy và học. Hiện nay các trường đều có phòng học vi tính được nối mạng Internet, lập dự án nâng cấp những trang thiết bị đã lạc hậu không đáp ứng yêu cầu dạy học.

*Công tác quản lý việc bảo quản PTKT& TBDH:

Cán bộ quản lý đồ dùng thiết bị ở các trường đều kiêm nhiệm, hàng năm nhà trường phải mời chuyên gia hướng dẫn các thao tác sử dụng đúng qui trình vận hành và thời gian sử dụng của mỗi loại PTKT& TBDH cho người sử dụng để tránh hỏng hóc và mất an toàn.

Tổ chức cất giữ các PTKT& TBDH theo đúng tiêu chuẩn đã định ra của các nhà sản xuất (nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng,…)

Xây dựng nội quy, quy chế sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học.

Căn cứ vào những định hướng về thiết lập những giải pháp xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý CSVC- TB của các trường THPT Huyện Kinh Môn do kết quả nghiên cứu mang lại; từ kết quả thăm dò ý kiến của đội ngũ CBQL, cán bộ chủ chốt, giáo viên, HS của trường và các ý kiến phát biểu trong cuộc họp lãnh đạo nhà trường, các đơn vị, đoàn thể nhà trường; tôi có thể đưa ra các kết luận dưới đây:

Hiện nay các trường THPT huyện Kinh môn cơ bản đã thực hiện 5 giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường. Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả quản lý dần đáp ứng với nhu cầu cấp thiết thực hiện mục tiêu giáo dục. Những kết quả nghiên cứu tại chương 2 của luận văn này là những căn cứ thực tiễn để chúng tôi kết hợp với căn cứ lý luận đã có tại chương 1 để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CSVC- TB của các trường THPT huyện Kinh Môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này nội dung đề tài đã tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng quản lý CSVC-TB các trường THPT huyện Kinh Môn. Đề tài đã đánh giá mặt mạnh và mặt yếu về công tác quản lý cũng như chất lượng quản lý CSVC- TB của các trường THPT huyện kinh Môn, tiến hành phân tích và đưa ra những nguyên nhân của thực trạng đó.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng CSVC-TB của các trường THPT Huyện Kinh Môn, để làm tốt công tác nâng cao chất lượng quản lý CSVC-TB nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của các trường trong những năm tới, cần tiến hành triển khai thực hiện tốt các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB của từng trường góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý cơ sở vật chất thiết bị ở các trường THPT huyện kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59 - 63)