00 162 53.5 80 26.4 61 20.1 5.3 Lấy chất lượng hiệu quả công việc để
3.2.2. Nhóm giải pháp thứ 2: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên HS nhà trường về nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB
viên HS nhà trường về nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB
3.3.2.1. Các biện pháp cụ thể trong nhóm giải pháp
Tuyên truyền chế định Giáo dục - Đào tạo: Luật, nghị quyết Quốc hội chế định, qui định, kế hoạch cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS.
Xây dựng những qui định của nhà trường về quản lý CSVC-TB phù hợp với tình hình thực tiễn.
Phát huy chức năng của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường để phối hợp thực hiện các qui định.
Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ Cán bộ quản lý cấp tổ và giáo viên phụ trách.
Phát huy được tác dụng của các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động CSVC-TB nhà trường. Cụ thể:
- Duy trì kỷ cương và đảm bảo sự thích ứng của chế định Giáo dục và Đào tạo về nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB.
Làm cho chế định Giáo dục và Đào tạo có tác động đến suy nghĩ và thể hiện trong hành động của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
- Huy động được sức mạnh tổng hợp của các cá nhân, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường vào công tác nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB .
- Thực hiện phân cấp quản lý, phát huy được trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cán bộ quản lý các tổ và các thành viên trong cơ quan nâng cao hiệu quả quản lý CSVC- TB.
3.2.2.3. Quy trình thực hiện giải pháp.
Bước 1: Xây dựng kế hoạch.
- Đánh giá thực trạng về:
+ Nội dung các quy định về nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB đã có của nhà trường và mức độ hiệu lực của chúng;
+ Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về yêu cầu của xã hội đối với phát triển giáo dục của các trường THPT trong huyện hiện nay;
+ Mức độ phát huy vai trò của các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường đối với việc thi hành chế định GD&ĐT về nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB ;
+ Kết quả giám sát của đội ngũ quản lý chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp, người quản lý CSVC-TB .
- Xác định các mục tiêu chủ yếu về :
+ Soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện quy định giáo dục và đào tạo về nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB .
+ Phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường đối với việc thi hành chế định giáo dục và đào tạo
- Về quản lý CSVC-TB :
+ Thiết lập quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ quản lý cấp tổ và cán bộ giáo viên phụ trách CSVC và giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn với việc giám sát theo quy định của nhà nước về nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB .
- Dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực), thời gian, phương pháp tiến hành các hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB của nhà trường đã nêu ở trên.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
Bố trí nhân lực, thời gian và phân bổ tài lực, vật lực để:
- Dự thảo qui định, thông qua qui định tại tổ chuyên môn và tại hội đồng giáo dục, chỉnh lý và ra quyết định ban hành qui định chính thức.
- Soạn thảo nội dung tuyên truyền, tổ chức in, chụp các tài liệu và tổ chức triển khai tuyên truyền các qui định của nhà nước về qui định quản lý, sử dụng cơ sở vật chất- thiết bị.
Xây dựng Nghị quyết liên tịch (Đảng, chính quyền, các đoàn thể) về tăng cường hiệu lực của các chế định giáo dục và đào tạo trong nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB của nhà trường.
Thiết lập quyền hạn và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cấp tổ và giáo viên trong việc thi hành chế định giáo dục và đào tạo về nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB .
Bước 3 : Chỉ đạo thực hiện
- Hướng dẫn triển khai chế định giáo dục và đào tạo nói chung và qui định của trường nói riêng tới từng đơn vị và cá nhân trong trường. Thường xuyên cập nhật các thay đổi chế định giáo dục và đào tạo để kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi qui định nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB của trường.
- Hướng dẫn cho các tổ chức và cá nhân thực thi việc tuyên truyền chế định giáo dục và đào tạo về nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB bằng các hình thức thông tin tuyên truyền ( pano, băng zôn khẩu hiệu….).
Phối hợp các tổ chức và đoàn thể thi hành nghị quyết liên tịch của trường về tăng cường hiệu lực chế định giáo dục và đào tạo trong quản lý CSVC-TB nhà trường.
Hướng dẫn CBQL cấp phòng, khoa, tổ, giáo viên thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của họ để giám sát việc thi hành chế định GD&ĐT.
Giám sát, động viên, kích thích các lực lượng tham gia vào cuộc vận động tăng cường hiệu lực của chế định GD&ĐT trong quản lý CSVC-TB nhà trường.
Bước 4 : Kiểm tra và đánh giá
Họp hội nghị liên tịch (Đảng, chính quyền, đoàn thể và Hội đồng giáo dục) để đánh giá về hiệu lực của chế định GD&ĐT, về thực hiện quy định quản lý trong nhà trường, về tuyên truyền chế định GD&ĐT, phối hợp các tổ chức trách nhiệm của đội ngũ CBQL tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm .
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lệch của các mặt hoạt động nêu trên (do kế hoạch, do khâu tổ chức, do phương pháp chỉ đạo hay do chính phương pháp kiểm tra). Từ đó ban hành các quyết định hoặc có những giải pháp đàm phán thương lượng để điều chỉnh các sai lệch.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, thiết thực và cập nhật thời sự. Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với điều kiện về thời gian của học sinh và của giáo viên trong nhà trường.
Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường phải lấy việc nâng cao hiệu lực chế định GD&ĐT và kế hoạch quản lý CSVC-TB trong trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu của mình.
Phải chọn được đội ngũ cán bộ giáo viên phụ trách CSVC-TB có năng lực, uy tín, trách nhiệm. Phải tạo điều kiện vật chất, tinh thần và bố trí thời gian hợp lý cho họ thực hiện hoạt động giám sát.