sở vật chất và thiết bị trường học.
Để cho CSVC-TB có chất lượng và hiệu quả phục vụ tốt mục tiêu giáo dục - dạy học thì người quản lý phải làm tốt 5 lĩnh vực về CSVC-TB sau đây.
- Chất lượng và hiệu quả quản lý phụ thuộc vào đổi mới quản lý, cho nên muốn đổi mới quản lý nhà trường thì phải nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý. Quản lý CSVC-TB là một lĩnh vực quản lý trong nhà trường. Để chất lượng quản lý CSVC-TB cao hơn thì phải đổi mới quản lý nó.
- Con người là một trong những yếu tố quyết định chất lượng GD&ĐT. Để cho cán bộ giáo viên làm tốt được việc xây dựng và quản lý CSVC-TB thì trước hết là họ phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của CSVC-TB. Như vậy quản lý CSVC-TB nhằm nâng cao nhận thức của Cán bộ giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng CSVC-TB.
- Muốn CSVC-TB chuẩn hoá và hiện đại hoá thì không chỉ nhà trường mà cần đến trí tuệ và sức lực, của cải của cộng đồng, xã hội và các lực lượng tham gia giáo dục khác.
Công tác quản lý của nhà trường nhằm tăng cường xã hội hoá giáo dục sẽ góp phần tăng cường CSVC-TB.
- Hiệu quả kinh tế và hiệu quả giáo dục CSVC-TB phụ thuộc vào vấn đề trang bị, sử dụng và bảo quản.
Người quản lý làm tốt việc trang bị, sử dụng, bảo quản CSVC-TB thì chất lượng CSVC-TB được nâng lên, góp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Hoạt động tiến tới mục tiêu khi chủ thể của hoạt động có động lực. Vì động lực giải quyết được mâu thuẫn bên trong xuất hiện trong quá trình hoạt động của con người .
Quản lý CSVC-TB có liên quan trực tiếp đến cán bộ quản lý và những người thừa hành trong lĩnh vực CSVC-TB. Như vậy người quản lý còn tạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh có động lực thúc đẩy họ hoàn thành nhiệm vụ. Có như vậy thì chất lượng CSVC-TB mới được nâng cao.
Trong nhà trường, có thể phân tích quá trình giáo dục và đào tạo như là một hệ thống gồm 6 thành tố: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, lực lượng đào tạo, đối tượng đào tạo, điều kiện đào tạo.
Năm lĩnh vực về CSVC-TB trên đây thuộc thành tố thứ 6 (điều kiện đào tạo), đó là nguồn lực vật chất, là CSVC-TB.
Quản lý nhà trường nói chung và công tác quản lý ở các trường THPT Huyện Kinh Môn nói riêng là tổ chức, chỉ đạo điều hành quá giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò. Người quản lý nhà trường đồng thời phải quản lý tốt CSVC và tinh thần phục vụ cho dạy và học nhằm đạt được mục tiêu cho ra những sản phẩm là những người có trí tuệ toàn diện. Tóm lại, từ việc phân tích lý luận quản lý, lý luận quản lý trường học, lý luận quản lý CSVC-TB; mối quan hệ giữa quản lý của nhà trường với chất lượng CSVC-TB, cho phép tôi có một số kết luận sau:
+ Biện pháp xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB của các Trường THPT Huyện Kinh Môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học sẽ được đề xuất trên cơ sở của các lĩnh vực hoạt động quản lý của nhà trường thể hiện:
- Đổi mới việc quản lý của nhà trường về xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá CSVC-TB.
- Tăng cường giáo dục nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh về tầm quan trọng của CSVC-TB.
- Tăng cường xã hội hoá giáo dục trong việc xây dựng và quản lý CSVC- TB lĩnh vực nâng cao chất lượng quản lý CSVC-TB.
- Quan tâm đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường về việc xây dựng và quản lý CSVC-TB
+ Để xác định được các biện pháp quản lý cụ thể cần phải tìm thêm những căn cứ về thực trạng hoạt động quản lý CSVC-TB của các Trường THPT Huyện Kinh Môn về các lĩnh vực quản lý CSVC-TB nói trên. Đó là thực trạng về đổi mới xây dựng kế hoạch, tổ chức, kiểm tra - đánh giá, giáo dục nhận thức, quan tâm đến đội ngũ, xã hội hoá giáo dục trong việc xây dựng và quản lý CSVC-TB, nâng cao chất lượng quản lý CSVC-TB.
1.5 Quản lý CSVC- TB ở trường THPT: Trong nhà trường quản lý CSVC - TB là một trong những điều kiện tiên quyết, muốn giảng dạy và học tập tốt cần phải có cơ sở vật chất tốt, muốn quá trình sử dụng cơ sở vật chất có hiệu quả cần có phương pháp chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng, phân loại cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học.
Những kết quả nghiên cứu về thực trạng, hoạt động quản lý của các Trường THPT Huyện Kinh Môn về các lĩnh vực quản lý nói trên sẽ cho thêm các cứ liệu thực tế để xác định đúng các biện pháp quản lý CSVC-TB của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Nội dung cụ thể của việc tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý CSVC-TB của các Trường THPT Huyện Kinh Môn sẽ được trình bày tại chương 2 tới đây.