00 162 53.5 80 26.4 61 20.1 5.3 Lấy chất lượng hiệu quả công việc để
3.2.1 Nhóm giải pháp thứ 1: Đổi mới việc nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB
3.2.1.1. Các giải pháp cụ thể.
Đổi mới việc xây dựng việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị theo hướng dài hơi và khả thi.
Đổi mới khâu tổ chức, phân công, phân bổ kinh phí, mua sắm trang thiết bị dạy học hợp lý kịp thời.
Đổi mới công tác chỉ đạo xây dựng quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong cách giao việc, giám sát, động viên khích lệ cán bộ giáo viên để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng và quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học bằng việc xây dựng tiêu chí cụ thể.
3.2.1.2. Mục đích và ý nghĩa của giải pháp
- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong công việc của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Tạo được cơ sở pháp lý và làm căn cứ để các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả; đồng thời có định hướng cho kế hoạch tiếp theo.
- Lên kế hoạch tránh sự ỷ lại, làm việc chồng chéo dẫn đến chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng trang thiết bị để phục vụ mọi hoạt động đào tạo của nhà trường.
- Tạo không khí hăng say làm việc cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
- Làm tăng hiệu quả, chất lượng công việc, làm thước đo giá trị cho các lĩnh vực hoạt động về CSVC- TB.
3.2.1.3. Qui trình thực hiện giải pháp
Các giải pháp quản lý nói chung và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB nói riêng là một dạng hoạt động quản lý, cho nên qui trình thực hiện giải pháp quản lý CSVC-TB thường được thực hiện theo các bước của một chu trình quản lý (kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra).
Bước 1: Xây dựng kế hoạch. - Đánh giá thực trạng
+ Nội dung kế hoạch quản lý CSVC-TB đã có của từng trường và mức độ thực hiện các kế hoạch đó.
+ Việc thực hiện và trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng giáo dục nâng cao chất lượng sử dụng, bảo quản trang thiết bị, cơ sở vật chất nhà trường, việc chi tiêu mua sắm trang thiết bị ra sao?
+ Tinh thần thái độ làm việc của CBGV từng nhà trường như thế nào? + Kết quả giám sát, động viên của cán bộ quản lý cấp tổ, các bộ phận đối với việc thực hiện kế hoạch đề ra.
+ Thiết lập quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường.
+ Đề ra được những tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tiễn từng nhà trường.
- Dự kiến nhân lực, tài chính, thời gian, phương pháp tiến hành các hoạt động quản lý về CSVC-TB đã nêu trên.
Bước 2: Tổ chức thực hiện.
+ Họp Ban chi uỷ - Ban giám hiệu, liên tịch mở rộng, chi bộ để thông qua dự thảo và thảo luận về yêu cầu chung của đổi mới nội dung kế hoạch về phương pháp thực hiện kế hoạch, về phương thức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo hướng dài hơi, khả thi, soạn thảo, tuyên truyền kế hoạch.
+ Dự kiến nhân lực, tài chính, thời gian để triển khai có hiệu quả việc phân công nhân lực, việc phân bổ tiền và mua sắm trang thiết bị trường học một cách hợp lý, kịp thời.
+ Yêu cầu các tổ chuyên môn, các tổ chức, đoàn thể dự kiến phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân để thông qua ở hội nghị liên tịch, chi bộ và Hội đồng giáo dục về nâng cao chất lượng trang thiết bị và cơ sở vật chất.
+ Thiết lập quyền hạn về trách nhiệm của đội ngũ CBQL, CBGV trong giám sát việc thi hành các kế hoạch, qui định về quản lý CSVC-TB .
Bước 3: Chỉ đạo thực hiện.
Thông qua kế hoạch đã thống nhất trong họp Chi bộ và Hội đồng giáo dục về nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng trang thiết bị và cơ sở vật chất. Hiệu trưởng quyết định việc bố trí và phân công nhiệm vụ cho CBGV theo nhu cầu công việc của hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB. Thông qua kế hoạch phân bổ tiền và sự kiện mua sắm trang bị ngắn hạn và dài hạn.
- Phân công nhân lực phụ trách các phần việc hợp lý để đảm bảo thực thi nhiệm vụ có hiệu quả. Tổ chức mua sắm trang thiết bị đúng như dự kiến phù hợp với ngân sách đã phân bổ để phục vụ tốt hoạt động dạy và học của nhà trường.
- Hướng dẫn CBQL cấp tổ và cán bộ - giáo viên phụ trách CSVC-TB ( tổ trưởng, nhóm trưởng, kế toán, thư viện, phòng thực hành, phòng máy tính,…) thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của họ để thực thi nhiệm vụ được giao.
- Giám sát, động viên bằng tinh thần và vật chất đối với lực lượng tham gia vào việc nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB của từng trường. Yêu cầu các bộ phận, các tổ chuyên môn khi đánh giá CBGV phải căn cứ và bám sát các tiêu
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
- Họp hội nghị liên tịch (Đảng, chính quyền đoàn thể và hội đồng nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng trang thiết bị và cơ sở vật chất) để đánh giá về hiệu lực của kế hoạch nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB , về việc tuyên truyền kế hoạch về sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể, cán bộ - giáo viên phụ trách CSVC-TB .
- Đối chiếu tiêu chí, tiêu chuẩn với hiệu quả công việc của tập thể và cá nhân có thành tích trong việc nâng cao hiệu quả quản lý CSVC-TB, sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học, để định ra mức độ tuyên dương, khen thưởng hay phê bình phù hợp.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Kế hoạch của nhà trường không được trái với luật, văn bản dưới luật và văn bản chính sách Nhà nước và của địa phương.
- Kế hoạch phải thực sự mang tính đổi mới: Không dập khuôn máy móc theo kế hoạch cũ, cần có tính sáng tạo, kế thừa phát huy và khả thi ngoài ra khâu tổ chức phân công mua sắm công tác chỉ đạo xây dựng, quản lý CSVC đánh giá cũng phải mang tính kế thừa và phát huy và khả thi áp dụng lâu dài.