Cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý cơ sở vật chất thiết bị ở các trường THPT huyện kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47 - 48)

Hiện nay cơ sở vật chất của các trường về cơ bản có đủ phòng học chính khóa, đủ bàn ghế và các phương tiện vật chất khác đáp ứng được nhu cầu giảng dạy. Đặc điểm, địa bàn từng trường khác nhau lên điều kiện xây dựng, tu bổ về cơ sở vật chất khác nhau: 02 trường THPT dân lập về diện tích, về cơ sở vật chất ngay từ khi thành lập Ban lãnh đạo các nhà trường đã tập trung xây dựng trường theo mô hình đạt chuẩn quốc gia, các thiết bị, diện tích các trường đó đủ để xây dựng trường chuẩn. Các trường còn lại có thể có trường chuẩn về diện tích nhưng cơ sở vật chất không đạt chuẩn, hầu hết các trường đều thiếu phòng học bộ môn, quy hoạch xây dựng trường mang tích chắp vá, nguồn ngân sách đầu tư cho xây dựng, quy hoạch nhà trường còn ít, không đồng đều….

Các công trình hiện có của từng trường:

100 % các trường có phòng học văn hóa kiên cố cao tầng tương ứng với số lớp hiện có từng trường: Diện tích từng phòng đạt trên 54 m2

Phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, văn phòng đoàn, Công đoàn, Y tế học đường, Bảo vệ, phòng họp hội đồng giáo dục..

Nhà để xe của cán bộ giáo viên, nhà để xe của học sinh, nhà kho Phòng chờ giáo viên, Nhà vệ sinh ....

Ngoài các trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện có của các Trường, thực hiện đề án 30 của chính phủ về việc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, học sinh, kiên cố hóa trường học. Năm 2008, với sự quan tâm của Sở giáo dục Hải Dương bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ trường THPT Phúc Thành được xây dựng một nhà 3 tầng với 09 phòng học kiên cố, với tổng kinh phí trên 02 tỷ

đồng, trường THPT Kinh Môn II đang được đầu tư mở rộng diện tích trường với nguồn kinh phí trên 10 tỷ đồng, từng bước xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý cơ sở vật chất thiết bị ở các trường THPT huyện kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 47 - 48)