Quản lý cơ sở vật chất-thiết bị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý cơ sở vật chất thiết bị ở các trường THPT huyện kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 37)

1.3.2.1. Khái niệm: Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

- Quản lý CSVC-TB là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý trường học đến những đối tượng quản lý có liên quan đến lĩnh vực CSVC-TB nhằm làm cho các hoạt động của nhà trường vận hành đạt tới mục tiêu [13,Tr12].

Hoặc có thể hiểu: Quản lý CSVC-TB là tác động có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường trong việc xây dựng, trang bị, phát triển, và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC-TB nhằm đưa nhà trường đạt tới mục đích giáo dục [13,Tr12].

1.3.2.2. Nguyên tắc quản lý CSVC-TB.

* Các nguyên tắc chung của quản lý :

- Nguyên tắc quản lý là những quy tắc chỉ đạo, những hành vi mà công tác quản lý bất kỳ cấp nào đều phải tuân theo khi thực hiện chỉ đạo và điều hành công việc quản lý của mình. Các nguyên tắc quản lý một tổ chức gồm:

Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ. Nguyên tắc kết hợp các lợi ích kinh tế

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Vận dụng các nguyên tắc nói trên và quản lý CSVC-TB cần chú ý vào việc thực hiện các nguyên tắc chủ yếu sau đây:

Nguyên tắc lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộ các hoạt động về CSVC-TB trong nhà trường

Nguyên tắc tính khoa học cao trong hoạt động quản lý CSVC-TB. Mỗi hoạt động trong nhà trường đều có đặc điểm riêng, cho nên quản lý CSVC-TB phải đảm bảo tính lý luận và thực tiễn hoạt động của nó.

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo và quản lý. Mọi người được biết, được bàn các công việc; từ đó giao trách nhiệm cho một người điều hành và mọi người phải tuân thủ theo sự điều hành đó.

Nguyên tắc chất lượng và hiệu quả: Mọi việc quản lý phải mang lại tính chất lượng thực sự cho hoạt động giáo dục và hiệu quả kinh tế cao.

* Các nguyên tắc quản lý CSVC-TB:

Ngoài các yếu tố nêu trên, trong quản lý CSVC-TB cần tập trung vào việc thực hiện đúng nguyên tắc có tính đặc trưng sau: Nguyên tắc khoa học, nguyên tắc bền vững, nguyên tắc đầy đủ, nguyên tắc phát triển và hiện đại, nguyên tắc đồng bộ, nguyên tắc bố trí hợp lý và thuận lợi, nguyên tắc kịp thời, nguyên tắc hiệu quả.

1.3.2.3. Mục tiêu tổng thể của hoạt động quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Nói đến mục tiêu quản lý CSVC-TB là nói đến việc quản lý CSVC-TB phải đạt được những kết quả với mức độ như thế nào, hoặc nói cách khác là trạng thái của hoạt động quản lý này như thế nào. Mục tiêu tổng thể của hoạt động quản lý CSVC-TB gồm:

- Đảm bảo hiệu lực các chế định trong ngành và liên ngành về quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, tu bổ và bảo quản CSVC-TB một cách phù hợp nội dung, chương trình, kế hoạch và xu hướng cải tiến phương pháp dạy học đối với từng cấp học, bậc học.

- Phát triển bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực (thiết lập bộ máy quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ) và điều hành có hiệu quả đội ngũ nhân lực tham gia quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sửa chữa và bảo quản CSVC-TB theo hướng chuẩn hoá hiện đại hoá từng nhà trường.

- Thu thập và xử lý chính xác các thông tin giáo dục- dạy học (cập nhật được mục đích nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp dạy học, của

từng môn học trong từng cấp học, bậc học và cập nhật từng thông tin về tiến bộ khoa học- công nghệ được vận dụng vào công nghệ thiết kế, xây dựng và sản xuất CSVC-TB. Đồng thời tạo được môi trường giáo dục thuận lợi nhất nhằm huy động cộng đồng và xã hội vào việc tăng cường CSVC-TB cho nhà trường.

1.3.2.4. Nhiệm vụ tổng quát của công tác quản lý lĩnh vực cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Nhiệm vụ tổng quát của công tác quản lý đối với lĩnh vực CSVC-TB được hiểu là công tác quản lý là phải quản lý những gì? Cụ thể công tác quản lý những mặt sau:

- Quản lý việc thực hiện các chế định của ngành và của liên ngành về quản lý CSVC-TB.

- Quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực nhà trường trong việc thực thi xây dựng mua sắm, trang bị, sử dụng và bảo vệ CSVC-TB phù hợp với yêu cầu nội dung, đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục - dạy học.

- Quản lý nguồn tài lực và vật lực (trong đó chủ yếu là tài chính) về lĩnh vực mua sắm, trang bị, bổ sung, tu sửa và bảo quản CSVC-TB.

- Quản lý việc cập nhật thông tin mới về CSVC-TB về mục đích, nội dung, tu sửa và bảo quản CSVC-TB.

- Quản lý việc cập nhật thông tin mới về CSVC-TB về mục đích, nội dung và chương trình giáo dục- dạy học; đồng thời quản lý việc tạo dựng mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng và xã hội để huy động và trang bị CSVC-TB.

1.3.2.5. Nội dung cụ thể về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

* Quản lý đất, gồm các nội dung sau: Thiết lập hồ sơ về nguồn sử dụng đất:

Giấy cấp đất cho trường phải đảm bảo tính pháp lý. Nếu chưa có cần hoàn thiện hồ sơ sử dụng đất (giấy phép sử dụng có chữ ký và con dấu của các cấp có thẩm quyền ký).

Bản đồ địa chính khu đất nhà trường được phép sử dụng. * Quản lý phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học.

Ngoài các công trình xây dựng, nội thất trong các phòng, những dụng cụ sinh hoạt, văn hoá thể thao, công cụ lao động chân tay, phương tiện giao thông, hệ thống điện nước, những loại CSVC-TB có liên quan trực tiếp tới hoạt động dạy và học của thầy và trò được gọi là phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học (PTKT& TBDH)

* Các loại hình, đặc điểm và yêu cầu trang bị PTKT& TBDH .

- Loại hình PTKT& TBDH: PTKT& TBDH được phân loại theo rất nhiều cách, sau đây là cách phân loại phổ biến nhất với 2 loại PTKT& TBDH cho hai mục đích:

Loại dùng để chứng minh: Được sử dụng vào mục đích tìm ra hoặc chứng minh các hiện tượng, các quy luật tự nhiên và xã hội, nói chung là xây dựng những tri thức trong việc truyền đạt những tri thức nhân loại từ người dạy đến người học.

Loại dùng để thực hành: Được dùng để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho người học.

Chú ý: Có thể phân loại dựa vào hình thức tồn tại của PTKT& TBDH, ví dụ như:

Mô hình: Là vật thay thế cho hiện tượng, sự vật có thực nhưng đã được đơn giản hoá nhưng vẫn giữ được những thuộc tính cơ bản của sự vật hiện tượng.

Mẫu vật: Là vật thực còn giữ được toàn bộ các thuộc tính tự nhiên vốn có. Ấn phẩm: Tranh, ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu bảng được in trên giấy.

Tài liệu nghe - nhìn, phim, băng đĩa âm thanh, băng đĩa hình ảnh,

Dụng cụ thí nghiệm: Chứng minh và thực hành để tái tạo lại những sự vật hiện tượng.

Phương tiện kỹ thuật nghe - nhìn, máy tính: Để thể hiện các tài liệu trực quan. Việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Có liên quan chặt chẽ đến PTKT& TBDH :

Người học được tổ chức hoạt động được làm thực hành nhiều hơn và thông qua việc làm đó mà chiếm lĩnh tri thức.

Lưu ý rằng khi sử dụng thuật ngữ "Đổi mới phương pháp dạy học" phát biểu rõ trong phương pháp đã sử dụng cái gì không đổi. Không nên đặt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là tìm ra các phương pháp hoàn toàn mới (Khác hẳn các phương pháp truyền thống đã được công nhận đã là sự tổng kết của loài người). Sự đổi mới ở đây chính là cách thức, điều kiện, công nghệ mới nhằm thực hiện phương pháp đã có mà thôi và chính cái đổi mới đó lại nhờ vào PTKT& TBDH góp phần cho học sinh hoạt động.

Như vậy: PTKT&TBDH góp phần nâng cao chất lượng của các phương pháp dạy học đã có mà không làm thay đổi bản chất các phương pháp này [12, Tr25].

- PTKT& TBDH góp phần đắc lực vào việc đa dạng hoá các hình thức dạy học:

PTKT& TBDH chứa đựng những thông tin đã được mã hoá có tiềm năng to lớn về tri thức và phương pháp làm việc theo hướng hoạt động việc làm trong quá trình học tập. Nếu PTKT& TBDH đủ và đa dạng sẽ cho phép tổ chức nhiều hoạt động dạy học phong phú và có hiệu quả.

- PTKT& TBDH là nhân tố đảm bảo chất lượng dạy học.

Xuất phát từ đặc trưng và tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người trong quá trình dạy học, yếu tố trực quan đóng vai trò quan trọng đối với sự lĩnh hội kiến thức của người học, đặc biệt quan trọng là kênh hình. Khoa học đã chứng minh khả năng của các giác quan trong việc tiếp thu các tri thức có các giác độ: nghe 10%, nhìn 81% các giác quan khác 9% (theo tài liệu VAT proheet).

Không ít nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực của phương tiện trực quan mới giải quyết được: Định luật, hiện tượng trừu tượng trong khoa học tự nhiên, trong kỹ thuật chuyên ngành, tin học. Người học rất cần được trực tiếp làm thí nghiệm, được lắp ráp, thao tác quan sát, nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể (nói chung là PTKT& TBDH). Nghĩa là nguyên lý học đi đôi với hành lúc nào cũng có giá trị thực tiễn cao.

cứu, đồng thời thể hiện rõ các kỹ năng của người học, thì các PTKT& TBDH có vai trò và tiềm năng to lớn.

Yêu cầu trực quan cao trong việc quan sát, trình diện, vận hành theo cơ chế và cấu trúc của một hoạt động cần đến việc mô phỏng trừu tượng trong tư duy và chính việc đó cần có sự " giúp đỡ '' của PTKT& TBDH cho phép khai thác sâu sắc nội dung sự vật, hiện tượng khoa học trong tài liệu. Mặt khác các nội dung phải được mô hình hoá, khái quát hoá thành những mẫu hình cụ thể mà người học trực quan được. Như vậy, PTKT& TBDH cho phép thực hiện " Nguyên tắc trực quan " trong dạy học rất quan trọng trong các nhà trường, góp phần đảm bảo chất lượng kiến thức theo những đặc trưng cơ bản.

+ Tính chính xác; + Tính chuyển hoá;

+ Tính khoa học; + Tính thực tiễn, vận dụng được; + Tính tổng hợp; + Tính bền vững;

+ Tính hệ thống.

Hệ thống PTKT& TBDH hiện đại có vai trò quan trọng đặc biệt trong khả năng xây dựng, hình thành củng cố hệ thống hoá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Trong PTKT& TBDH có các phương tiện kỹ thuật như máy chiếu quang học, máy tạo khuyếch đại âm thanh, hình ảnh, máy lưu giữ và tái hiện thông tin, vốn chứa đựng những tiềm năng sư phạm to lớn trong việc hỗ trợ tích cực giảng dạy học tập.

Bằng những phương tiện hiện đại, người ta đã tổ chức các hội thảo, hội nghị, các lớp học theo phương thức giáo dục từ xa, các lớp học qua vệ tinh, việc học tập và làm việc tại gia đình cho người lớn tuổi cũng được một số nước áp dụng và sẽ mở rộng trong những năm tới.

Hiện tại đã có nhiều phương tiện kỹ thuật mới được ứng dụng trong dạy học, giáo dục đặc biệt là việc vận dụng thông tin nói chung và tin học nói riêng. Với sự tác động nhanh chóng của khoa học, công nghệ và PTKT& TBDH được sử dụng trong trường học ngày càng nhiều sẽ làm thay đổi một cách căn bản về mặt phương pháp và làm cho quá trình giáo dục - dạy học sinh động và hiệu quả hơn.

PTKT& TBDH chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào đề tài nghiên cứu, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho người học như: Tăng tốc độ truyền tải thông tin, mà không phải làm giảm chất lượng thông tin, thực hiện các phương pháp dạy học trực quan, thực nghiệm, tạo ra khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự hứng thú lôi cuốn khi học tiết kiệm thời gian trên lớp tạo khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển hoạt động dạy học.

* Yêu cầu về quản lý PTKT& TBDH trong trường học :

Đối với người quản lý cần:

- Hiểu được tầm quan trọng của PTKT & TBDH .

- Cập nhật được nội dung, chương trình dạy học và các PTKT& TBDH kèm theo.

- Hiểu được tính năng, tác dụng của mỗi loại CSVC&TBDH .

- Có biện pháp khả thi trong việc mua sắm - trang bị, tổ chức sử dụng và bảo quản PTKT& TBDH, nhằm đạt tới chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Yêu cầu đối với nhà trường:

Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục- dạy học, nhất thiết các trường học phải có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất, kịp thời và đồng bộ các mặt có liên quan tới PTKT& TBDH sau đây:

- Phòng thiết bị dạy học, phòng thực hành đủ tiêu chuẩn.

- Phòng thí nghiệm hoặc hệ thống phòng bộ môn đủ tiêu chuẩn. - Thiết bị dạy học các bộ môn nói riêng.

- Các tài liệu trực quan (tranh, ảnh, mô hình, máy móc thiết bị....).

- Các phương tiện kỹ thuật nghe - nhìn và các phương tiện thu nhận, xử lý và chuyển tải thông tin.

Chú ý:

+ Thiết bị dạy học ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học, cao

đẳng và sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước. Các trường học ở bậc mầm non và phổ thông cao đẳng cũng có các bộ PTKT& TBDH (đặc biệt là dụng cụ thí nghiệm - thực hành) đã được sản xuất hàng loạt theo quy chuẩn và đồng bộ cho từng môn học (theo danh mục qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo). Các PTKT& TBDH đó được gọi là các thiết bị do người dạy và người học tự chế tạo hay sưu tầm là các thiết bị dạy học chính quy.

+ Các phương tiện kỹ thuật dạy học với ưu thế về mặt sư phạm góp phần rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường. Nhờ có các phương tiện này, một lượng thông tin lớn của bài học có thể được hình ảnh hoá, mô hình hoá, trực quan hoá, phóng to, thu nhỏ, làm cho nhanh hơn hay chậm lại… . đem lại cho người học một " không gian học tập", có tính mục đích và mang lại hiệu quả cao.

Tóm lại: Sự phát triển nhanh chóng của PTKT& TBDH đã và đang tạo ra tiềm năng cho những học sinh. Góp phần to lớn cho quá trình dạy học và việc ứng dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học.

* Quản lý PTKT& TBDH.

- Quản lý việc mua sắm và trang bị:

Xuất phát từ nội dung, chương trình và kế hoạch giảng dạy đối với từng môn học, lớp học và đồng thời dựa trên cơ sở các danh mục về PTKT& TBDH do Bộ Giáo dục ban hành; Bộ LĐTB&XH, công tác quản lý nhà trường cần kiểm kê và lập kế hoạch mua sắm các PTKT& TBDH (cái gì đã có, cái gì thiếu, cái gì đã lạc hậu cần thanh lý, phải mua cái gì và với số lượng như thế nào,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý cơ sở vật chất thiết bị ở các trường THPT huyện kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w