Một số yêu cầu đối với chủ thể quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý cơ sở vật chất thiết bị ở các trường THPT huyện kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 39)

Từ các phương tiện quản lý của công tác quản lý một tổ chức, có thể chỉ ra các phương tiện quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý CSVC-TB của công tác quản lý nhà trường như sau:

- Chế định GD&ĐT và các chế định liên ngành đối với lĩnh vực CSVC-TB. Bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường, trong đó có bộ máy tổ chức và nhân lực trực tiếp tham gia quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, sửa chữa và bảo quản CSVC-TB.

Nguồn tài lực và vật lực của trường đã huy động được để thực hiện được xây dựng, mua sắm, trang bị, bảo quản và tu sửa CSVC-TB.

Hệ thống thông tin và môi trường đối với lĩnh vực CSVC-TB.

1.3.3. Một số yêu cầu đối với chủ thể quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học trường học

* Yêu cầu chung đối với công tác quản lý lĩnh vực CSVC-TB.

- Thông hiểu về chế định của ngành và liên ngành đối với lĩnh vực CSVC-TB. - Luôn luôn có ý thức thực hiện đổi mới, chuẩn hoá và hiện đại hoá CSVC-TB và tổ chức thực hiện khả thi những vấn đề đó.

- Nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý lĩnh vực CSVC-TB và phân loại được CSVC-TB.

- Biết chính xác nội dung quản lý từng loại CSVC-TB và biết phối hợp các nội dung quản lý khác nhau.

- Biết chính xác những yêu cầu của nội dung, chương trình GD-ĐT và những phương tiện kỹ thuật, sản phẩm công nghệ cần thiết thực hiện chương trình đó.

- Xây dựng được những biện pháp bảo quản, tu bổ, giữ gìn và thanh lý CSVC-TB.

- Tập trung mọi tiềm năng của nhà trường, của cộng đồng và xã hội vào việc tăng cường CSVC-TB. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

* Các yêu cầu cụ thể đối với công tác quản lý lĩnh vực CSVC-TB trong nhà trường:

- Các yêu cầu về vai trò của công tác quản lý lĩnh vực CSVC-TB.

Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật nói chung và chế độ của ngành và liên ngành đối với quản lý CSVC-TB.

Hạt nhân tổ chức phát triển và điều hành bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường trong việc quản lý CSVC-TB; đồng thời là tác nhân hỗ trợ sư phạm cho đội ngũ giáo viên sử dụng CSVC-TB vào hoạt động dạy học.

Nhân tố tổ chức việc huy động và chỉ đạo việc sử dụng nguồn tài lực và vật lực, nhà trường nhằm quản lý xây dựng, mua sắm trang bị, sử dụng, sửa chữa và bảo quản CSVC-TB.

Tác nhân xây dựng hệ thống thông tin và môi trường giáo dục của nhà trường với cộng đồng và xã hội để tăng cường CSVC-TB.

- Các yêu cầu về năng lực và công tác quản lý nhà trường.

Ngoài các năng lực chung của người lãnh đạo và người quản lý nhà trường cần một số năng lực chủ yếu sau:

Năng lực về pháp luật để thực hiện được vai trò đại diện cho chính quyền về mặt thực thi chế định Giáo dục- Đào tạo liên ngành.

Năng lực về quản lý tổ chức: Để thực hiện vai trò hạt nhân xây dựng và phát triển bộ máy tổ chức và nhân lực quản lý và sử dụng CSVC-TB.

Năng lực về quản lý kinh tế: Để thể hiện vai trò nhân tố huy động nguồn tài lực, nhân lực và vật lực cho việc quản lý, mua sắm, trang bị, sử dụng, sửa chữa và bảo quản CSVC-TB.

Năng lực quản lý và môi trường để thể hiện vai trò hạt nhân, xử lý thông tin và tạo dựng môi trường quản lý CSVC-TB

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý cơ sở vật chất thiết bị ở các trường THPT huyện kinh môn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 37 - 39)