Về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện quảng xương tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc luận văn:

1.4.1.Về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức

Phẩm chất đạo đức của người thầy giáo được thể hiện trước hết ở ý thức phục vụ nhân dân, sự giác ngộ lý tưởng cách mạng, luôn luôn đứng trên lập trường của Đảng, của Bác, của dân tộc mà suy nghĩ, hành động, có thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có lòng nhân ái, yêu lao động, yêu nghề và yêu trẻ... Không có lòng yêu người thì khó có lòng yêu nước, thương dân, khó mà tạo được cho mình những điểm tựa vững chắc để suốt đời phấn đấu vì lý tưởng cách mạng, lý tưởng nghề nghiệp, lòng yêu nghề, yêu thương học sinh là động lực mạnh mẽ để phát triển năng lực của thầy giáo.

Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng, bởi phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng đến thành quả chung của tập thể; một tập thể chỉ mạnh khi từng cá nhân trong tập thể đó mạnh.

Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý và hết sức đặc biệt, bởi lẽ sản phẩm của nghề dạy học là những thế hệ học sinh, sinh viên, họ là những người làm chủ tương lai đất nước. Sản phẩm của nghề dạy học không được phép có phế phẩm. Phẩm chất, đạo đức và năng lực của mỗi người thầy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên và có tác động rất lớn tới toàn xã hội. Người thầy ở bất cứ thời kỳ nào, trước hết cũng cần phải có cái tâm, cái đức với nghề. Cái tâm là sự say mê, gắn bó, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm đối với công việc, với sự nghiệp đào tạo... Đạo đức nghề nghiệp là sự gương mẫu, tinh thần trách nhiệm trước công việc, trước mọi người, lòng nhân ái, vị tha... sự ảnh hưởng của người thầy đến học trò là rất lớn. “ Thầy có giỏi thì trò mới giỏi”, “ Thầy nào thì trò đó”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện quảng xương tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 25 - 26)