Cơ sở pháp lý của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện quảng xương tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn:

1.6. Cơ sở pháp lý của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng đội ngũ GV THPT dựa trên hệ thống các văn bản quy phạm sau đây:

+ Luật giáo dục 2005: Ở điều 72 khoản 4 Nhiệm vụ của nhà giáo được ghi rõ: ”Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học”. Ở điều 73 khoản 2: Quyền hạn của nhà giáo được xác định: ”Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ”. Điều 80 của luật giáo dục đã đề cập tới chuyên môn nghiệp vụ: ”Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ, để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của chính phủ”.

+ Chỉ thị số 18/2001-CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 8 năm 2001 về “Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân”.

+ Chiến lược phát triển giáo dục 2001 –2010.

+ Chỉ thị số 40/CT/TW. Ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

1.7. Tiểu kết chương I

Từ những cơ sở lý luận trên đòi hỏi phải tìm ra các giải pháp phù hợp về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quảng Xương -Tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh Thanh Hóa.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

Quảng Xương được xem là một huyện nghèo, đồng đất không mấy thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai. Song, hiện nay, kinh tế của huyện vào diện khá của tỉnh, GDP liên tục tăng qua các năm, thu nhập bình quân đầu người có mức tăng khá, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. Thêm nữa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Sự đổi thay kỳ diệu đó có được là do Quảng Xương đã đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cánh làm. Quảng Xương đã từ lâu được coi là trọng điểm lúa của tỉnh. Quảng Xương là một trong những huyện có tiềm năng về thủy, hải sản. Hơn nữa, đồng thời là huyện có vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phòng của tỉnh. Đây là lợi thế đặc biệt quan trọng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.

Kinh tế tăng trưởng nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng: Quảng Xương chia thành hai vùng rõ rệt: đồng bằng và ven biển. Song phần lớn số dân vẫn sống bằng sản xuất nông nghiệp là chính, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn không chỉ là sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, mà còn là nỗi trăn trở của bà con nông dân. Bởi vậy, các cấp uỷ Đảng và chính quyền xã, huyện cùng lo với dân, cán bộ huyện thường xuyên xuống xã để điều tra, xem xét từng vùng đất để từ đó vận động khuyến khích dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho hợp lý. Với chủ trương, sách lược phát triển hợp lý, đến nay, nhiều xã trong huyện đã lựa chọn cho mình hướng đi đúng. Trong đó có những xã đã chuyển hàng chục ha đất cấy lúa bị thoái hóa sang trồng cói, phục vụ nhu cầu phát triển thủ công nghiệp.

Kết cấu hạ tầng, giao thông phát triển mạnh. Đến năm 2010, hệ thống giao thông thủy lợi cơ bản đã được hoàn thiện. Hiện nay, 100% số xã đã có đường ôtô đến xã, toàn huyện có 60 km đường rải nhựa, hệ thống cầu cống trên các trục đường giao thông đảm bảo thông tuyến, không những tạo nên thuận lợi cho việc đi lại, mà còn là một trong những tiền đề cơ bản để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đối với hệ thống thủy lợi, hiện có 65% diện tích sản xuất được tưới bằng nguồn nước tự chảy (8.000 ha), 35% diện tích còn lại được tưới bằng nguồn nước tạo nguồn với hình thức chủ yếu là bơm điện và bơm dầu (4.000 ha), kênh mương tưới phần lớn đã được xây dựng và kiên cố, tạo thuận lợi lớn cho nông nghiệp phát triển. Mạng lưới điện, nước không ngừng được củng cố, đến nay, hiện có 85% số dân được dùng nước hợp vệ sinh, 99% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia.

Là một huyện đồng bằng ven biển nên Quảng Xương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa canh: Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, nghề làm ruộng vẫn là chủ yếu. Các xã ven biển có nghề đánh cá, tập trung ở xã Quảng Nham. Các nghề thủ công truyền thống như: mây tre đan (Quảng Phong, Quảng Đức), nghề chiếu cói (Quảng Phúc, Quảng Vọng), nghề làm đồ thờ (Quảng Hùng), nghề làm quạt giấy (Lưu Vệ - Quảng Tân). Các nghề phụ, các làng nghề chỉ làm lúc nông nhàn còn chủ yếu vẫn làm nông nghiệp. Ở xã Quảng Nham, Quảng Thái ngư dân chỉ đi biển khi trời lặng, những ngày biển động lại làm nông nghiệp.

Do địa hình và đất đai Quảng Xương bằng phẳng, có các hệ thống sông ngòi cung cấp nước tưới đầy đủ nên kinh tế nông nghiệp Quảng Xương rất phát triển. Năng xuất lúa cao do cấy các loại giống mới và đưa khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Bình quân năng suất hàng năm là 2.5 tạ/sào. Tổng thu lương thực quy thóc năm 2010 là 131.000 tấn, bình quân đầu người là 670 kg/người.

Công cuộc đổi mới đã tạo cho nông nghiệp Quảng Xương một khí thế mới. Chủ trương giao đất lâu dài cho nông dân đã tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, tăng

năng xuất cây trồng, ổn định đời sống. Từ năm 2003, chủ trương “Dồn điền, đổi thửa” tạo cho người nông dân khắc phục tình trạng manh mún trong nông nghiệp, có đủ ruộng đất để khoanh vùng chuyển đổi giống cây trồng, mùa vụ để đạt hiệu quả cao.

Với lợi thế về vị trí địa lý đã tạo thuận lợi cho việc tiếp thu tiến bộ khoa học – kĩ thuật để phát triển kinh tế: “Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng: Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tổng GDP năm 2000 của huyện đạt 628,4 tỷ đồng, bằng 8,1% GDP toàn tỉnh; năm 2005 đạt 943,5 tỷ đồng, bằng 7,9% GDP toàn tỉnh. Thu nhập bình quân theo đầu người ngày càng tăng, năm 2000 đạt 2,79 triệu đồng, năm 2005 đạt 4,73 triệu đồng” [29, 10].

2.1.2. Tình hình giáo dục

Công tác Giáo dục, đào tạo, khuyến học, khuyến tài: Quảng Xương là một trong những lá cờ đầu của ngành giáo dục - đào tạo Thanh Hoá. Được sự quan tâm, đầu tư đúng mức, công tác giáo dục – đào tạo đã đạt được những kết quả đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng.

Đến năm 2011, 100% số xã, thị trấn trong huyện có trường THCS và tiểu học có cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học tốt. Nhìn chung, quy mô trường lớp tương đối hoàn chỉnh, mỗi xã đều có các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện. Chất lượng dạy và học được đẩy mạnh cùng với việc thực hiện 2 cuộc vận lớn: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” và cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung của ngành giáo dục.

Công tác quản lý giáo dục của huyện đã có nhiều đổi mới, cải tiến, tăng cường hệ thống thanh tra giáo dục. Luật Giáo dục được phổ biến, triển khai đến tất cả các đơn vị, trường học để thực hiện tốt quy chế của Đảng và Nhà nước, đảm bảo công bằng trong giáo dục.

Công tác khuyến học, khuyến tài của huyện rất được quan tâm. Hội khuyến học huyện đã triển khai nhiệm vụ đến các Hội khuyến học cơ sở. Phong trào xây dựng các thôn, xã, dòng họ hiếu học tạo nên sức mạnh tổng hợp để đẩy mạnh phong trào học tập trong huyện. Huyện đã công nhận 5.563 gia đình hiếu học, 87 dòng họ hiếu học, 69 thôn làng hiếu học. Tổng quỹ khuyến học các cấp đạt trên 2,5 tỷ đồng dùng để hỗ trợ cho các em học sinh nghèo vượt khó, thưởng cho học sinh giỏi, học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng…

Nhìn chung, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội để phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Vì vậy, ngành giáo dục – đào tạo huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực về quy mô, đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục, công tác quản lí, cơ sở vật chất…

Toàn huyện có 7 trường THPT và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên - dạy nghề: THPT Quảng Xương I, THPT Quảng Xương II, THPT Quảng Xương III, THPT Quảng Xương IV, THPT Đặng Thai Mai, THPT Nguyễn Xuân Nguyên, THPT Tư thục Nguyễn Huệ, Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề Quảng Xương.

2.2. Thực trạng chung về GD&ĐT Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa.

2.2.1. Về quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp hệ THPT.

Hệ thống trường lớp ngày càng được cũng cố về mọi mặt, phát triển cân đối toàn diện và đồng đều, đáp ứng được ba mục tiêu giáo dục "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Giữ vững và ổn định được quy mô phát triển, làm tốt công tác huy động và duy trì sĩ số học sinh trong từng năm học ở các ngành học, cấp học; năm học 2010-2011 có:

- Ngoài ra Quảng Xương còn có 1 trường THPT dân lâ ̣p Nguyễn Huê ̣, 1 TT GDTX-DN, 4 trường Trung cấp nghề và 5 trường TCCN đã hoạt động hơn 2 năm với trang thiết bị hiện đại.

Mạng lưới trường lớp được sắp xếp một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, mỗi xã, thị trấn đều có ít nhất 1 trường tiểu học, 1 trường THCS (5 xã-thị trấn có 1 trường THPT trở lên).

2.2.2. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học.

Từ thực trạng cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, thiết bị dạy học nghèo nàn, thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng thư viện của những năm trước, trong 5 năm trở lại đây Phòng đã tích cực tham mưu với HU-HĐND-UBND huyện, để đề ra các chủ trương, biện pháp tích cực trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, xây dựng kế hoạch và lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia trong 10 năm. Bằng nhiều giải pháp, các địa phương, nhà trường huy động được nhiều nguồn lực: Đóng góp của nhân dân, đấu thầu đất, các chương trình dự án, các nhà hảo tâm để xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan, mua sắm trang thiết bị dạy học, theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Năm học 2010- 2011 toàn ngành huy động được 52.9 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp 12.1 tỷ đồng. Đến nay 100% trường THPT có phòng học cao tầng, 100% các trường đã có tủ sách đạo đức và pháp luật, có 6 thư viện đạt chuẩn.

2.2.3. Đội ngũ CBQL, GV, nhân viên:

Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên THPT huyện Quảng Xương được bổ sung hàng năm theo định biên đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu. Tỷ lệ giáo viên trẻ ngày càng tăng , trình độ đào tạo cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn.

- THPT công lập: Tổng số: 423 CBGV, trong đó cán bộ quản lý: 19, giáo viên: 404, đạt tỷ lệ: 1,97 GV/lớp; cán bộ hành chính: 31. Trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%.

2.3. Thực trạng chung về giáo dục THPT ở huyện Quảng Xương, tỉnh ThanhHóa Hóa Hóa

2.3.1 Quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp.

Số lượng học sinh THPT bắt đầu tăng nhanh giai đoạn 1997-2000 và đạt đến đỉnh cao năm học 2001-2006, từ đó đến nay số lượng học sinh ổn định đều theo từng năm, trung bình mỗi năm mỗi trường có 500 học sinh. Thực hiện chỉ đạo của bộ giáo dục về trường chuẩn quốc gia (không quá 45 em/lớp), và số lượng CBQL, GV, NV tương đối ổn định do những thay đổi mới theo hướng chuyên môn hoá cao hơn, đảm bảo đủ số lượng, đúng cơ cấu.

Năm học 2009-2010, toàn huyện có 6 trường THPT, trong đó trường THPT Quảng Xương I đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2005-2010.

Bảng 2.1: Tổng hợp quy mô phát triển giáo dục THPT huyện Quảng Xương trong 4 năm trở lại đây:

Năm học Số trường Số lớp Số HS Số CB- GV Số CBQL Tỷ lệ HS TN 2006-2007 6 226 11.163 451 18 95.5% 2007-2008 6 225 11.110 401 18 97% 2008-2009 6 218 10.583 407 19 96.03% 2009-2010 6 215 10.574 423 19 97.3% 2.3.2. Chất lượng giáo dục.

Toàn cấp học đã tập trung chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống và giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học, trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo của học sinh, sử dụng các phương tiện khoa học, kỹ thuật hiện đại vào dạy học.

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm cấp THPT trong 4 năm trở lại đây

Năm học Tổng số học sinh Tốt Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2006-2007 11.163 3360 30.1 5681 50.9 1830 16.4 279 2.4 13 0.1 2007-2008 11.110 3477 31.3 5743 51.7 1644 14.8 245 2.2 1 0.07 2008-2009 10.583 3503 33.1 5386 50.9 1481 14 217 2.0 4 0.03 2009-2010 10.574 3.658 34,6 5477 51,8 1269 12 170 1.6 0 0,0

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả xếp loại học lực cấp THPT trong 5 năm trở lại đây

Năm học Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2006-2007 11.163 455 4,1 4.605 41,3 4.544 40,7 1.532 13,7 27 0,2 2007-2008 11.110 466 4,2 4.627 41,6 4.638 41,7 1.355 12,2 24 0,2 2008-2009 10.583 491 4,6 3.263 30,8 6.059 57,3 754 7,1 16 0,2 2009-2010 10.574 553 5,3 3.284 31.0 6.157 58,2 566 5,3 14 0,1 * Đánh giá chung:

Trong 4 năm học qua, chất lượng HS có nhiều bước tiến bộ, chất lượng đại trà được giữ vững và từng bước nâng lên. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT ổn định (giao động từ 1- 1.3%) - cao hơn mức bình quân của tỉnh. Tỷ lệ tuyển sinh vào THPT công lập hàng năm đạt trên 70%. Học sinh xếp loại văn hoá khá- giỏi cũng được tăng lên từ 29.0% (2009-2010) lên 31.4 % (2008-2009). Tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm yếu-kém giảm dần từ 3.1% (2004-2005) xuống còn 0.7 % (2008-2009). Tăng tỷ lệ HS xếp loại tốt- khá từ 89.2 % (2004-2005) lên 93.9 % (2008-2009). Các trường chủ động tập trung nâng cao chất lượng mũi nhọn, bằng thực hiện quy trình

chặt chẽ trong phát hiện, bồi dưỡng, tuyển chọn, công nhận HS giỏi, do đó số lượng, chất lượng học sinh giỏi cấp Tỉnh ngày càng tăng lên. Năm học 2009-2010 có 362 em được công nhận học sinh giỏi Tỉnh. Thành tích học sinh giỏi tỉnh liên tục nhiều năm liền được khẳng định, luôn là tốp đầu của tỉnh (giao động từ thứ 2- thứ 5/27 huyện thị). Các hoạt động ngoại khoá được tăng cường, hoạt động của các tổ chức Đoàn thể, Đội TNTP Hồ Chí Minh phối hợp với phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngày càng có chiều sâu, phong trào văn hoá- văn nghệ -TDTT trong HS ngày càng diễn ra sâu rộng.

Tuy nhiên, do cơ sở vật chất các nhà trường còn hạn chế, phương tiện, thiết bị dạy học còn thiếu thốn, một số cán bộ- GV chưa thực sự tâm huyết với nghề,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện quảng xương tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w