Xây dựng quy chế nội bộ trường học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện quảng xương tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 75)

8. Cấu trúc luận văn:

3.2.2.Xây dựng quy chế nội bộ trường học

Quy chế nội bộ trường học là việc thể chế hoá các quy định giáo dục đào tạo, tạo thành những quy chế, những chủ trương, những kế hoạch, những chỉ tiêu phấn đấu, những quy định, những nguyên tắc, lề lối làm việc dựa trên pháp luật hiện hành phù hợp tình hình thực tế của cơ quan tạo điều kiện cho cán bộ GV, công nhân viên và học sinh trong trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Quy chế nội bộ trường học nó bao gồm tất cả các hoạt động của nhà trường, của các đoàn thể và mối liên quan với xã hội. Về công tác quản lý đội ngũ GV và nâng cao chất lượng đội ngũ GV, quy chế nội bộ cần đề cập một số vấn đề sau đây:

3.2.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa của GP

Xây dựng chế độ công tác giảng dạy cho giáo viên.

Việc xây dựng chế độ công tác giảng dạy, giáo dục cho GV là việc làm rất cần thiết. Nếu xây dựng chế độ không hợp lý thì có thể “ thiệt cho tập thể” hoặc “thiệt cho cá nhân”. Chế độ công tác cho giáo viên nên được thực hiện như sau:

- Mỗi tuần có một ngày nghỉ trong thời khoá biểu.

- Số giờ điều động thêm không quá 1/2 số tiết tiêu chuẩn.

- Các GV tập sự, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng dứt khoát không bố trí tăng giờ.

- Thực hiện tốt nề nếp, các quy chế chuyên môn như vào lớp ra lớp đúng giờ, soạn bài...

- Các hoạt động khác: Giờ kiêm nhiệm, mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá hai chức danh.

- Quy định các hoạt động khác phải tham gia như lao động công ích, chỉ đạo lao động của GV chủ nhiệm, các hoạt động ngoài trời của trường.

Tất cả các quy định đều được dân chủ bàn bạc thống nhất trong hội nghị tập thể sư phạm khi GV đồng thuận thì ý thức của GV sẽ tự giác thực hiện.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Xây dựng chế độ thi đua khen thưởng , nhân điển hình tiên tiến.

Hàng năm tuỳ đặc thù của từng trường ngoài các nhiệm vụ theo học kì có các mức thưởng theo các mức chung thì nhà trường cần xác định một số công tác có tính đột phá và ở một số phong trào có tính quyết định trong năm. Lãnh đạo cần phải dùng biện pháp kinh tế - biện pháp kích cầu.Ví dụ:

- Đặt thưởng cho GV có thành tích cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi. - Đặt thưởng cho GV đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

- Đặt thưởng cho GV có sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc 4 cấp huyện, bậc 3, 4 cấp tỉnh.

- Công tác khen thưởng và kỷ luật phải làm thường xuyên, công bằng chính xác, không chạy theo thành tích, nhằm động viên khuyến khích mọi người làm tốt hơn, đáp ứng kỷ cương trách nhiệm của nhà giáo.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Chăm lo đời sống giáo viên:

Trong điều kiện kinh tế thị trường chăm lo tốt cuộc sống của GV về vật chất và tinh thần sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nhà giáo, đây là công tác nuôi dưỡng tập thể sư phạm mà các cấp quản lý cần phải quan tâm đúng mức.

Ngoài việc thực hiện đúng, kịp thời chế độ chính sách theo chế độ hiện hành thì việc tạo điều kiện thuận lợi để GV có thu nhập về vật chất và tinh thần là việc làm rất cần thiết của người cán bộ quản lý. Trong tập thể sư phạm bất kỳ một trường nào mỗi cán bộ GV cũng có những điều kiện, hoàn cảnh riêng. Cần ổn định việc làm, nơi ăn chốn ở, an cư lạc nghiệp cho GV là việc làm cần thiết để hậu thuẫn cho hoạt động chuyên môn của GV (thực tế hiện nay trường nào cũng có GV ở xa tới công tác), do đó việc xây dựng và củng cố ký túc xá, trang sắm các thiết bị tối thiểu cho giáo viên nội trú (ti vi, nối mạng,…) cần được quan tâm, chú trọng đúng mức. Các cấp cần quan tâm tạo điều kiện về đất, nhà ở cho giáo viên.

Xây dựng chế độ thăm viếng, hiếu hỷ, thăm hỏi ốm đau là trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể (như công đoàn, đoàn thanh niên). Kết hợp chặt chẽ với BGH đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo không khí vui tươi phấn khởi. Chăm lo cuộc sống vật chất, tinh thần cho GV trong những ngày vui, ngày lễ tết. Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho cán bộ, giáo viên, không ngừng nâng cao vị thế nhà giáo, bảo vệ danh dự cho nhà giáo.

Cần có kế hoạch để giáo viên tham quan, nghỉ mát, học tập kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục tốt hàng năm trong dịp hè.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Xây dựng quy chế quản lý GV theo các nhiệm vụ chuyên môn:

Trong hoạt động sư phạm không phải GV nào cũng hiểu rõ các nhiệm vụ chuyên môn của mình. Việc đưa ra quy chế quản lý GV theo nhiệm vụ chuyên môn, ở quy chế nội bộ cần thảo luận dân chủ sẽ giúp cho GV hiểu biết công việc, nắm được mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các tổ để tiện công tác, từ đó sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của GV.

Quy chế nội bộ cần quy định rõ ngày nghỉ của giám hiệu, của hành chính. Ngày trực của từng giám hiệu, công việc trực của giám hiệu và của hành chính. Các hoạt động của ban, ngành trong trường như ban nề nếp, ban chuyên môn, ban

thể dục vệ sinh, ban văn thể,... Các hoạt động của thư viện, phòng thiết bị thí nghiệm, phòng học bộ môn. Nêu rõ cơ cấu tổ chức trong trường và mối quan hệ công tác, những quyền lợi, quyền hạn, chức năng, trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức.

Trong tổ chuyên môn: Từ việc tách nhập tổ đến việc đề bạt tổ trưởng, tổ phó, phân công nhiệm vụ của từng tổ viên, kế hoạch hoạt động của tổ và của các thành viên cũng cần có sự quy định rõ ràng, chi tiết và cụ thể.

Tạo sự bình đẳng của các GV trong các trường: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với quan điểm học sinh trong toàn huyện là học sinh chung của tập thể GV. Giảng dạy học sinh vùng trung tâm hay vùng xa trung tâm, vùng khó khăn đều là trách nhiệm mà Đảng bộ và nhân dân giao phó cho đội ngũ GV. Quyền lợi của học sinh và nhất là ý thức của phụ huynh mong muốn con em mình đều được học tập với các thầy cô giáo có chuyên môn cao và tâm huyết. Vì vậy: Cần có chế độ đãi ngộ, quy chế chính sách đối với giáo viên ở vùng khó khăn, đặc biệt là quy chế thuyên chuyển, tuyển dụng để GV yên tâm công tác ở vùng khó khăn.

Xây dựng quy trình kế hoạch kiểm tra và đánh giá xếp loại GV.

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình quản lý. Kiểm tra đánh giá đúng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của học sinh tạo động lực cho chất lượng đội ngũ GV ngày càng được nâng cao. Việc xây dựng quy trình và đánh giá xếp loại GV là việc làm có tính dân chủ trong việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên.

Trong khi xây dựng quy trình kế hoạch kiểm tra đánh giá xếp loại GV cần chú ý các mặt:

- Kế hoạch:

+ Số lượng GV cần kiểm tra, đánh giá toàn diện trong năm (khoảng 30% GV trong toàn trường) cần có danh sách cụ thể từ đầu năm.

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy. Các mặt Các yêu cầu Điểm tối đa Kết quả đạt đượ c Nội dung

1 Chính xác khoa học,(khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng; lập trường chính trị) 2 2 Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ

trọng tâm 2

3 Liên hệ với thực tế(Nếu có); có tính giáo dục. 2

Phương pháp

4 Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp 2 5 Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động

dạy và học 2

Phương tiện

6 Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện,tiết bị dạy học phù hợp với nội dung kiểu bài lên lớp 2 7 Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói

rõ ràng, chuẩn mực; giáo án hợp lý. 2

Tổ chức

8 Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý các phần, các khâu. 2

9

Tổ chức và điều khiển học sinh học tậptích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối tượng; học sinh hứng thú học tập

2

Kết quả 10 Đa số học sinh hiểu bài; nắm vững trọng tâm;biết

vận dụng kiến thức 2

Điểm tổng cộng Xếp loại:

20

Cách xếp loại :

Loại khá: Tổng điểm đạt từ 13 đến 16,5; các yêu cầu 1,4,9 phải đạt 2 điểm Loại trung bình:Tổng điểm đạt từ 10 đến 12,5; các yêu cầu 1,4 phải đạt 2 điểm Loại yếu kém: Tổng điểm đạt dưới 10 điểm

Kiểm tra chất lượng dạy học của GV qua dự giờ thăm lớp của tổ trưởng, của giám hiệu, của các chuyên viên, thanh tra viên về thanh tra...Kiểm tra dưới nhiều hình thức như báo trước và không báo trước. Quá trình kiểm tra đặc biệt chú ý tư vấn, rút kinh nghiệm, đánh giá xếp loại khách quan mang tính giáo dục. Cần thông báo rõ tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy, tiêu chuẩn xếp loại giờ dạy ở các tổ chuyên môn. Các tổ chuyên môn thảo luận tiêu chuẩn đánh giá xếp loại.

+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Các hồ sơ chuyên môn của GV khi kiểm tra phải được thông báo rõ số hồ sơ cần kiểm tra, biểu điểm và cách xếp loại khi kiểm tra.

+Kiểm tra việc thực hiện tiến độ chương trình: Đối chiếu qua kế hoạch cá nhân và phiếu báo giảng, sổ đầu bài. Sổ đầu bài ban giám hiệu phải nhận xét hàng tuần, đối chiếu với chương trình và phiếu báo giảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học và các bài thực hành. +Kiểm tra việc đánh giá xếp loại của GV đối với học sinh: + Chế độ kiểm tra của GV theo phân phối chương trình.

+ Chế độ kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết, điểm học kỳ. Giáo viên chấm bài và trả bài theo đúng quy định. Hiệu trưởng nhận xét hàng tháng sau sổ điểm lớp.

- Kiểm tra GV qua các công tác GD học sinh và các hoạt động xã hội. + Kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm.

+ Kiểm tra việc GV tham gia hoạt động ngoài trời cùng học sinh. + Kiểm tra việc sinh hoạt hội họp và các hoạt động xã hội khác. + Kiểm tra việc quản lý giờ học của GV bộ môn trên lớp.

+ Kiểm tra kế hoạch và các hình thức sinh hoạt của tổ chuyên môn. + Tự kiểm tra kế hoạch và thực hiện kế hoạch của ban giám hiệu.

Tất cả các mặt kiểm tra đều phải có kế hoạch cụ thể được phân bố thời gian hợp lý, có biểu điểm, có tổng kết, có thông báo ở các cuộc họp ở hội đồng GD.

Đánh giá GV là công việc quan trọng và cần thiết trong toàn bộ quá trình quản lý. Đó là sự xác nhận của nhà trường, của cấp trên với năng lực và phẩm chất của GV. Đánh giá giúp người quản lý có được phong cách tư duy (đào tạo, bồi dưỡng) hữu hiệu, đồng thời giúp GV nhận rõ bản thân mình, từ đó rèn luyện, vươn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện quảng xương tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 75)