Nâng cao năng lực tự học tự bồi dưỡng của GV trên cơ sở Chuẩn nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện quảng xương tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 91)

8. Cấu trúc luận văn:

3.2.3. Nâng cao năng lực tự học tự bồi dưỡng của GV trên cơ sở Chuẩn nghề

quản lý cần đánh giá xếp loại GV (dựa vào Chỉ thị 40 của Bộ Chính trị và Chuẩn giáo viên trung học). Khi đánh giá xếp loại cần có những nhận xét khách quan của người quản lý về GV. Đánh giá, xếp loại GV phải được GV và tập thể sư phạm đồng tình. Đánh giá, xếp loại GV cần lưu vào hồ sơ của GV. Việc tự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng là việc làm thường xuyên sau mỗi đợt phát động thi đua, sau mỗi tháng, mỗi kì nhằm đúc rút kinh nghiệm, thấy được việc nào làm tốt, việc nào đề ra chưa làm được hoặc làm chưa tốt và xem xét trong quá trình đó còn vấn đề gì chưa đề ra để thực hiện. Từ đó, đưa guồng máy hoạt động nhà trường đi vào quy củ, ý thức trách nhiệm, chất lượng đội ngũ GV sẽ tốt hơn.

3.2.3. Nâng cao năng lực tự học tự bồi dưỡng của GV trên cơ sở Chuẩnnghề nghiệpnghề nghiệp nghề nghiệp

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của GP

Công tác hướng dẫn thực tập sư phạm, hướng dẫn GV tập sự, bồi dưỡng đội ngũ GV trẻ.

Trình độ, nghiệp vụ sư phạm của người GV được hình thành chủ yếu trong giai đoạn ban đầu ở trường sư phạm. Nó được cũng cố và phát triển trong quá trình công tác của GV thông qua việc tự học tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên trong qúa trình hoạt động sư phạm. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng đội ngũ GV thì cần đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV.

Công tác hướng dẫn tập sự, thực tập sư phạm, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ cần thiết phải chọn ra những GV có kinh nghiệm, có đạo đức tư cách (đủ đức, đủ tài để làm người hướng dẫn, dẫn dắt lớp trẻ). Phải nhấn mạnh công việc mình phải làm là bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan cho các GV trẻ, nhằm tạo ra sự nhạy bén và khả năng thích ứng về mọi mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay; tạo nên sức mạnh niềm tin và lý tưởng của từng GV để từ đó GV trẻ thấm nhuần trong từng bài giảng, từng hoạt động của họ. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ GV trẻ là nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng GV. Lòng nhân ái, tình thương yêu con người là cái gốc của đạo lý. Tình thương yêu học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm của GV. Đối với người GV lòng yêu nghề, sự say sưa hứng khởi, tính kiên trì bền bỉ và ý chí khắc phục khó khăn, toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp GD, tất cả vì học sinh thân yêu là biểu hiện của đạo đức cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp. Những phẩm chất trên không chỉ do đào tạo mà còn là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện trong suốt cuộc đời.

Vì vậy, những GV thực tập, giáo viên tập sự, GV trẻ cần được nhận thức sớm điều đó, cần được tiếp cận ở những lớp GV đi trước. Coi việc bắt đầu tiếp cận với giảng dạy là bắt đầu việc tự học, tự bồi dưỡng. Bắt đầu xây dựng cho mình những phẩm chất như: Tinh thần trách nhiệm, tôn trọng và yêu cầu cao, khoan dung, vị tha, khách quan, công minh và quan tâm chu đáo tới học sinh và mọi người, sẵn sàng giúp đỡ trong mọi hoàn cảnh. Đối với GV hướng dẫn, trong mọi hoàn cảnh là người thầy của các thầy do đó bản thân họ phải xác định rõ vị trí vai trò, trọng trách trong việc hướng dẫn giới trẻ. Họ lại phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để trước giới trẻ họ xứng đáng là những đàn anh, đàn chị trong chuyên môn nghiệp vụ. Qua hướng dẫn lớp trẻ những người hướng dẫn học tập ở thế hệ trẻ những cái mới và tiên tiến trong kiến thức mà trước họ chưa biết. Nhiệm vụ chính

là tạo cho GV trẻ có những kỹ năng kỹ xảo về phương pháp giáo dục, dạy học từng môn học; hiểu biết những điều chỉnh mới trong nội dung, chương trình. Bồi dưỡng cho GV trẻ năng lực thiết kế giáo án môn học, năng lực ra để kiểm tra, năng lực chấm thi, trả bài...Bồi dưỡng cho lớp trẻ làm công tác chủ nhiệm lớp: Năng lực tổ chức hoạt động tập thể, năng lực thuyết phục cảm hoá học sinh. Cho GV trẻ biết GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện các hoạt động giáo dục trong một lớp. GVCN là cố vấn trong tập thể sinh hoạt tự quản là người trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công bằng khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng của từng học sinh trong lớp. Do đó GVCN trẻ cần rèn luyện kỹ năng ứng xử tình huống, kỹ năng vận dụng những tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình GD. GV tập sự, GV trẻ phải nhận rõ mình : Có sức khoẻ, có ý chí vươn lên, tư duy đang phát triển...nếu phấn đấu tốt thì đây là khoảng thời gian tốt nhất để mình tạo nên nền tảng vững chắc cho một sự nghiệp của đời người GV. Ngược lại thời gian này nếu không rèn luyện, không tự học tự bồi dưỡng để nhanh chóng khẳng định mình thì các tệ nạn xã hội, các mặt trái của cơ chế thị trường sẽ lôi kéo họ. Họ sẽ vấp ngã và hiệu quả công tác không cao. Ban giám hiệu, Ban chỉ đạo hướng dẫn tập sự và hướng dẫn thực tập sư phạm cần phải tổ chức chặt chẽ, có những biện pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ theo quy chế, quy định của cấp trên. Bám sát công việc, đánh giá xếp loại khách quan kể cả giáo sinh, GV trẻ và cả các GV trực tiếp hướng dẫn. Trong công tác này làm sao cho mọi đối tượng phải nhận thức được cần phải tự học tự bồi dưỡng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, để tiếp tục hoàn thiện mình hơn.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Công tác dự giờ thăm lớp, đúc rút kinh nhiệm, viết sáng kiến kinh nghiệm. - Với việc dự giờ thăm lớp.

Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian, bố trí thời khoá biểu khoa học hợp lý để các GV có thể dự giờ dạy lẫn nhau. Thường xuyên kiểm tra việc thực

hiện quy định dự giờ của GV trong tuần (Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, GV tập sự: 2tiết/tuần; các GV khác: 1tiết/tuần). Giáo viên đang tập sự dứt khoát không bố trí dạy quá giờ tiêu chuẩn quy định của Bộ GD & Đào tạo để tạo thuận lợi cho họ có quỹ thời gian dự giờ thăm lớp và tự học.

Các đợt thao giảng trong các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn bắt buộc mọi thành viên trong tổ phải tham gia vì đây là những giờ dạy của những GV có kinh nghiệm và có chuẩn bị chu đáo.

Các giờ dạy có đoàn kiểm tra cấp trên dự hay của đoàn kiểm tra trong trường cần có thông báo để GV có điều kiện tham gia cùng dự giờ. Từ đó họ cũng tự đánh giá nhận xét và so sánh nhận xét của các cán bộ thanh tra.

Giáo viên trẻ cần tự giác dự giờ các GV có kinh nghiệm mà mình yêu thích và muốn học tập.

- Vai trò của tổ trưởng và hoạt động của tổ chuyên môn rất quan trọng trong việc đúc rút kinh nghiệm. Nếu dự giờ thăm lớp mà không có tổ chức rút kinh nghiệm giờ dạy thì cả người dạy và người dự không có cơ hội nhận thấy những ưu điểm, tồn tại và thiếu sót của giờ dạy đó. Đúc rút kinh nghiệm không chỉ trong giảng dạy, dự giờ và cần thực hiện trong tất cả các hoạt động giảng dạy và giáo dục. Đúc rút kinh nghịêm cần thực hiện ngay sau khi việc thực hiện kế hoạch. Ví dụ, xong một đợt thi đua, xong một đợt kỷ niệm, sau một đợt lao động công ích, kết thúc một đợt hội giảng....Đúc rút kinh nghiệm cần thực hiện rõ tính xây dựng, tinh thần giúp đỡ bạn bè đồng nghiệp, tất cả vì tập thể sư phạm và vì mỗi cá nhân, tránh dĩ hoà vi quý, tô vẽ nên những cái đẹp không cần thiết. Đúc rút kinh nghiệm bài giảng, tiết dạy, giúp cho GV trực tiếp giảng dạy và cả GV dự giờ thấy rõ những điểm yếu, những tồn tại, những điều mình chưa nhận thấy chưa làm được, lấy đó làm bài học kinh nghiệm để lần sau sữa chữa và làm tốt hơn.

Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho GV có thời gian tự học, tự bồi dưỡng, cắt bỏ những cuộc họp mang tính chất sự vụ. Cần coi trọng những buổi

sinh hoạt nhóm tổ chuyên môn (quy định 2 lần/tháng), đổi mới công tác sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, tổ nhóm chuyên môn liên trường. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn cần tổ chức trao đổi giảng dạy theo chuyên đề, theo chủ đề khó.

- Viết sáng kiến kinh nghiệm là trách nhiệm của mỗi GV trong năm học. Hàng năm công tác viết sáng kiến kinh nghiệm cần phải đưa vào kế hoạch và thống nhất ở hội nghị công chức đầu năm. Đưa công tác viết sáng kiến kinh nghiệm đặt vào tiêu chí thi đua phấn đấu của mỗi tổ và mỗi cá nhân. Hiệu trưởng các trường cần có biện pháp ưu tiên: Dùng phương pháp kích cầu, đặt phần thưởng cao cho những sáng kiến kinh nghiệm xếp loại bậc cao xét thành tích của cá nhân và tập thể GV gắn với kết quả viết sáng kiến kinh nghiệm. Tạo quỹ thời gian thích hợp cho GV, tạo thêm cơ sở vật chất, sách và thiết bị để GV thực hành tham khảo. Đặc biệt cần có kế hoạch cụ thể và việc kiểm tra thực hiện kế hoạch đến từng nhóm tổ và cá nhân một cách thường xuyên. Ví dụ như việc kiểm tra việc đăng ký nội dung đề tài , kiểm tra việc thực hiện đề tài đã đăng ký, kiểm tra việc tổ chức bảo vệ xếp loại, thường xuyên động viên các tổ trưởng và các GV có kinh nghiệm trong công tác này. Tổ chức tốt việc học tập và triển khai thực hiện việc ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng tốt đã đạt giải của GV trường cũng như của GV của huyện, tỉnh.

Hàng năm nếu làm tốt công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và triển khai áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng tốt thì GV sẽ tích luỹ được kinh nghiệm cho bản thân mình, học tập các sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp nhờ đó giúp cho GV nâng cao hơn năng lực về mọi mặt.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học:

Công tác này ở trường THPT rất ít chú ý. Tuy nhiên nếu lãnh đạo trường coi trọng công việc thì hàng năm có thể tìm mọi biện pháp để các tổ tự nguyện đăng kí đề tài khoa học cần nghiên cứu, để làm tốt công tác này các cấp quản lý cần gợi ý

những vấn đề nảy sinh trong chuyên môn, trong lao động, trong sinh hoạt ở trường mà GV và học sinh còn trăn trở. Khơi dậy ý thức của một số GV say sưa tìm tòi, sáng tạo trong cuộc sống, trong nghề nghiệp. Đặt vấn đề cho họ nghiên cứu và giải quyết. Các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường cần có sự hỗ trợ về nhiều mặt nhất là tài liệu tham khảo, kết nối mạng internet và các cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết. Cần có một chế độ chính sách thoả đáng để họ thực sự để tâm cho công tác nghiên cứu khoa học. Tổ chức thi sáng tạo kỹ thuật- làm đồ dùng dạy học các cấp, tin học trẻ; tổ chức phong trào nghiên cứu, viết bài trên các Tạp chí chuyên ngành.

3.2.4. Bố trí sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường hợp lý để sửdụng hiệu quả đội ngũ GV hiện có. dụng hiệu quả đội ngũ GV hiện có.

- Đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng đội ngũ GV nói riêng, do đó việc đề bạt, bố trí sắp xếp hợp lý ban giám hiệu các nhà trường hàng năm có vai trò hết sức quan trọng. Ban giám hiệu thực sự có năng lực hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ, có bản lĩnh chính trị, có uy tín, có đủ phẩm chất và năng lực quản lý, năng lực chuyên môn tương xứng với ngwời đứng đầu nhà trường. Trong đề bạt hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần phối hợp tốt thăm dò tín nhiệm và quyết định bổ nhiệm theo quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; tất nhiên phải dựa trên thực tiễn.

Quản lý nhà trường là một biện pháp chỉ đạo về nề nếp dạy học vừa mang tính chất quản lý hành chính, vừa có yếu tố sư phạm. Quản lý nhà trường là quản lý bằng kế hoạch, bằng các quy định cụ thể, bằng công tác thi đua.

+ Kế hoạch hoá các sinh hoạt định kỳ, hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ, cả năm học. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước ngành, kế hoạch hoạt động của trường, căn cứ vào kế hoạch chung của ngành.

+ Hiệu trưởng trực tiếp lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên, chuyên đề, dự giờ thăm lớp của giáo viên. Hiệu trưởng trực tiếp đánh giá xếp loại giáo viên.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn để bồi dưỡng GV dạy giỏi, bồi dưỡng chuyên môn, rèn luyện kỹ năng cho GV; vận động GV tham gia đăng ký GV giỏi các cấp. Tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt những kế hoạch của mình.

+ Trong công tác phát triển đội ngũ, hiệu trưởng phải tạo ra sự đa dạng hóa các hình thức học tập, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, tạo mọi cơ hội để mọi người được học tập, phản ánh nguyện vọng của mình hoặc có nhu cầu tham gia học lên để nâng chuẩn . Hiệu trưởng phải gương mẫu trong các hoạt động chuyên môn, sâu sát trong các đợt học chuyên đề, không chỉ để quản lý việc học tập của GV mà còn phải tham gia học tập tốt. Có khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, rút ra những kết luận cần thiết trong mọi lĩnh vực, hoặc nêu ra những vấn đề để mọi người tiếp tục, bàn bạc suy nghĩ.

Người hiệu trưởng chuyên môn phải là con chim đầu đàn trong trường, có uy tín nghề nghiệp trong đồng nghiệp, trong học sinh, trong phụ huynh.

- Phòng GD-ĐT có thẩm quyền bố trí sắp xếp đội ngũ GV các nhà trường, việc sắp xếp đội ngũ GV đồng đều về số lượng (thực tế hiện nay GV có trường thiếu, trường thừa là vẫn còn), đồng bộ về cơ cấu; có chú trọng các trường ở vùng khó khăn, các trường trọng điểm. Chất lượng đội ngũ GV sẽ được nâng lên nếu trường nào cũng có GV có phẩm chất năng lực chuyên môn tốt, hăng hái đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm cặp GV tập sự, GV trẻ, dự giờ đúc rút kinh nghiệm, dạy mẫu,... làm gương cho tập thể sư phạm học tập (thực tế hiện nay một số trường chất lượng GV quá yếu).

Xây dựng quy chế dân chủ cho giáo viên ở những vùng khó khăn, quy định rõ thời gian công tác ở vùng khó khăn có như vậy GV mới an tâm công tác, phấn đấu; các trường ở vùng khó khăn mới có giáo viên giỏi, GV tâm huyết.

3.2.4.1. Sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý trong trường.

Ở trường học ngoài BGH còn có các cương vị lãnh đạo khác: Thư ký hội đồng; tổ trưởng chuyên môn; trưởng các ban: Ban văn nghệ, ban thông tin tuyên

truyền, ban lao động...Việc hiệu trưởng đề bạt cán bộ là sự bổ nhiệm GV vào các chức danh nêu trên. Những người được đề bạt phải hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ , có uy tín, có đủ phẩm chất và năng lực tương xứng với các nhiệm vụ. Khi đề bạt cán bộ phải vận dụng một trong hai hình thức: bầu cử và chỉ định. Việc lựa chọn hình thức thuộc thẩm quyền của người cán bộ quản lý được quy định trong các văn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT huyện quảng xương tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w