8. Cấu trúc luận văn:
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học
Chúng ta biết rằng chỉ có thể nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT khi mọi người ý thức được tầm quan trọng của đội ngũ GV trong việc đổi mới và phát triển giáo dục, trong việc đáp ứng yêu cầu việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào sự nghiệp CNH -HĐH đất nước. Công việc đó không thể thực hiện được một phía, không thể thực hiện được ở một người mà phải thực hiện ở nhiều người, nhiều thời gian liên tục và trong nhiều hoạt động khác nhau.
Do vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng, là công tác trọng yếu nhất của các cấp quản lý cấp THPT hiện nay. Thực tế để xây dựng đội ngũ GV ngang tầm với sự phát triển và đòi hỏi của xã hội cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ.
Những giải pháp đề xuất phải đảm bảo sự tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của ngành và định hướng phát triển của địa phương.
Các giải pháp đề xuất phải giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại đã chỉ rõ trong phần thực trạng .
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào thực tiễn tình hình GD-ĐT của đất nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đây là tư duy mang tầm chiến lược, thể hiện quan điểm toàn diện, khách quan, khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phát triển đội ngũ giáo viên vững mạnh, toàn diện, vừa hồng vừa chuyên là yêu cầu cấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện tại. Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên
được Đại hội chỉ rõ là phải "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng", là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới GD-ĐT.
Trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng thực hiê ̣n mu ̣c tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm nhà trường đảm bảo được sự thống nhất giữa nhu cầu lơ ̣i ích của từng thành viên với mu ̣c tiêu của tâ ̣p thể và mu ̣c tiêu xã hô ̣i. Sự thống nhất và hài hoà lợi ích là điều kiê ̣n tiên quyết trong sự tồn ta ̣i và phát triển của tâ ̣p thể. "Trong thực tiễn của tập thể sư phạm, mỗi bước đều có sự đối chọi giữa mục tiêu cá nhân và tập thể và vấn đề hoà hợp các mục đích đó. Nếu trong một tập thể còn cảm thấy mâu thuẫn giữa mục đích chung và mục đích riêng thì có nghĩa là tập thể đó chưa được tổ chức đúng đắn. Chỉ ở nơi nào mục đích chung và mục đích riêng hoà hợp, nơi nào không có sự lạc điê ̣u thì ở đấy tập thể là tập thể vững mạnh"
(Macarencô).
Hiện nay, GD-ĐT đang phát triển mạnh mẽ cùng quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, do vậy, sự đánh giá của người học đối với đội ngũ giáo viên cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Đại hội XI nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo". Đây là quan điểm đột phá của Đại hội XI nhằm kiểm định chất lượng nguồn lực của quá trình GD-ĐT nói chung và kiểm định năng lực của đội ngũ giáo viên nói riêng. Việc đánh giá tập trung vào tính hữu ích của môn học; thời gian của chủ đề, bài giảng; phương pháp giảng dạy; quan hệ thầy - trò... Đảm bảo được tính thực tiện trong trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên