Phủ Chúa cơ quan điều hành đất nớc của chính quyền

Một phần của tài liệu Vai trò của các chúa trịnh trong việc củng cố phát triển kinh tế xã hội đàng ngoài thế kỷ XVII XVIII (Trang 33 - 42)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2.Phủ Chúa cơ quan điều hành đất nớc của chính quyền

Ngoài trong thế kỷ XVII - XVIII

Sau khi đợc phép lập phủ Chúa, họ Trịnh bắt đầu đặt ra một hệ thống tổ chức chính quyền ở phủ Chúa tơng ứng với chính quyền sẵn có bên cung vuạ

Trớc tiên, để bàn việc chính sự ở phủ Chúa, năm 1600, họ Trịnh đã bãi chức Tả hữu tớng và Bình chơng của thời trớc, đặt ra chức Tham tụng đảm đơng công việc của Tể tớng. Về phẩm thứ tuy cha quy định, nhng quyền lực của Tham tụng là rất lớn, đều là do chúa Trịnh tự tiến cử từ những

viên Thợng th hoặc Thị lang vào làm. “Từ đấy về sau, chính sự quyền bính nhà Vua đều do Tùng tự quyết đoán, của cải, thuế khoá, quân lính và nhân dân hết thảy thuộc về phủ Chúa” [103, tr.222].

Tiếp theo, năm 1601, họ Trịnh lại đặt thêm chức Bồi tụng, cũng là chức vụ quan trọng đợc làm việc trong phủ Chúạ Để dùng ngời vào chức này, chúa Trịnh cũng tự ý lựa chọn từ những quan lại bên triều đình ở chức Đô cấp sự trung, nh Nguyễn Danh Thế, Ngô Trí Hòa vào làm, họ đều “giữ bản chức mà mang hàm dự vào chính sự dới chức Tham tụng”.

Dới Tham tụng và Bồi tụng, có một cơ quan giúp việc. Buổi ban đầu, chúa Trịnh mới cho đặt Tam phiên, gồm có: Hộ phiên, Binh phiên và Thủy s phiên bên cạnh tổ chức Lục bộ của Triều đình.

Trịnh Tùng đặt ra Hộ phiên, Binh phiên và Thủy s phiên lúc này là để đảm trách những công việc mới đặt ra đối với họ Trịnh trong buổi ban đầụ Trịnh Tùng đợc vua Lê phong lên làm Đại nguyên soái và đợc nắm hết binh quyền trong nớc nên họ Trịnh phải đặt ra Binh phiên và Thủy s phiên để trông coi và kiểm soát mọi việc quan, kể cả thủy quân để đối phó với họ Nguyễn ở Đàng Trong. Bên cạnh việc phong vơng, họ Trịnh còn đợc ban một số đất đai nên chúa Trịnh phải đặt ra Hộ phiên để lo việc thuế má trong phần đất đó. Công việc này không thể để cho bộ Hộ trong triều đình lo đợc.

Tuy đã lập ra Tam phiên song họ Trịnh vẫn xác định chức nhiệm chủ chốt lúc này vẫn thuộc về Lục bộ bên triều đình. Nhng số Thợng th của 6 bộ lúc đầu đặt còn thiếu, đến thời Trịnh Tạc (1664), mới đặt đủ Thợng th 6 bộ. Trong số Thợng th của 6 bộ có Tham tụng Phạm Công Trứ làm Thợng th Lại bộ, Bồi tụng Trần Đăng Tuyển làm Thợng th Hộ bộ, Nguyễn Năng Thiệu làm Thợng th Lễ bộ, Vũ Duy Chí làm Thợng th Binh bộ, Phan Kim Toàn làm Thợng th Hình bộ và Lê Hiệu làm Th- ợng th Công bộ. Phần lớn Thợng th ở các bộ đều là những ngời ở phủ Chúa kiêm nhiệm bên triều đình và làm việc dới quyền chỉ huy của phủ Chúạ Vào năm Đức

Nguyên thứ hai (1675), Trịnh Tạc đã cho quy định lại chế độ và công việc của 6 bộ nh sau:

Bộ Lại giữ công việc quan tớc, chọn bổ, xét hạch, thăng giáng và các việc điền bổ (chức khuyết), cấp bổng lộc.

Bộ Hộ giữ công việc ruộng đất, nhân dân, kho tàng, lơng tiễn, thu phát và việc về ruộng lộc, thuế má, muối, sắt.

Bộ Lễ giữ công việc lễ nghi, tế tự, lễ mừng tiệc yến, việc học, việc thi cử, các chi tiết về mũ áo, ấn dấu, chơng tấu, bài biểu, việc đi cống, đi sứ, vào chầụ Kiêm coi công việc về thiên văn, y, bốc, tăng, đạo, giáo phờng, đồng văn, nhạc nhã.

Bộ Binh giữ công việc binh nhung, cấm vệ, xe ngựa, nghi trợng, khí giới, quân trấn giữ, các dịch trạm, các dân man di hiểm hại, những việc khẩn cấp.

Bộ Hình giữ công việc luật lệnh, hình pháp, xét lại ngục tụng, xử tội năm hình.

Bộ Công giữ công việc thành trì, cầu cống, đờng xá, xây đắp, thợ thuyền, việc sửa chữa xây dựng cùng là việc cấm chế và núi rừng, vờn tợc, sông, đầm.

Xét chức trách và nhiệm vụ của 6 bộ ghi trong chỉ dụ năm 1675 thì phạm vi, quyền hạn của Lục bộ hãy còn rất lớn giống nh dới thời Hồng Đức, mặc dù lúc này đã có thêm tổ chức Tam phiên bên phủ Chúạ Lục bộ vẫn đóng vai trò nh một cơ quan đầu não của Nhà nớc phong kiến Lê - Trịnh, nắm giữ toàn bộ những việc quân, dân, chính trong toàn quốc. Chúa Trịnh lúc đó dù có dùng quyền chi phối Lục bộ nhng chỉ mới đóng vai trò nh một ngời phụ tá bên cạnh vua Lê mà thôị

Đến năm 1718 (tức 54 năm sau khi Trịnh Tạc kiện toàn tổ chức Lục bộ trong Triều đình), Trịnh Cơng đã cho lập ra đủ 6 phiên ở phủ Chúạ “Lại phiên, Lễ phiên, Hình phiên, Công phiên cùng với Binh phiên và Hộ phiên đặt ra từ trớc gọi là Lục phiên” tơng ứng với 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công bên triều đình. Từ đây “phàm những việc tiền tài, thuế khóa, việc quân, việc dân ở trong cung cùng ở

4 Trấn, hai xứ Thanh - Nghệ, các trấn ngoại phiên đều thuộc cả về các phiên Ty” [90, tr.79].

Công việc thuế khóa trớc kia do 46 Hiệu đứng ra trng thu, nay Trịnh Cơng đã đem các Hiệu ấy gộp thành 6 Cung cho trực thuộc vào 6 Phiên là: Cung Tả trng, Cung Hữu trng, Cung Đông (có các hiệu Đông giáp, Đông ất), Cung Nam (có các hiệu Nam giáp, Nam ất), Cung Đoài (có các hiệu Đoài giáp, Đoài ất) và Cung Bắc (có các hiệu Bắc giáp, Bắc ất). “Phàm sổ sách về tô thuế, thuế dung thuộc cung nào, thì cho các quan trong Lục phiên theo chức phận của mình chia nhau quản lý, chính lệnh về tài sản, thuế khóa và binh lính, dân đinh ở các trấn đều thuộc về Lục cung. Số tên hiệu trong các cung đặt ra “rất nhiều và phiền phức, mà công việc tài chính và thuế khóa không còn liên quan gì đến Hộ bộ nữạ Từ đây chính sự trong nớc về hết Lục phiên, mà Lục bộ, Lục tự chỉ đặt ra cho đủ vị mà thôi” [103, tr.412].

Quan lại là việc ở các Phiên do quan văn đảm nhiệm, đứng đầu là Tri phiên, tiếp đến là Phó tri phiên (Phó đô) và Thiêm tri phiên (Thiêm đô) cùng thuộc lại tất cả 60 ngờị Lúc đầu, với chức năng chủ yếu là thu thuế nên quan lại đứng đầu các phiên cha mấy quan trọng, nhà Chúa đã trao cho hai ngời giữ chức Trị phiên cùng hai Phó tri phiên và hai Thiêm tri phiên, cả thảy 6 ngờị Các viên quan này có nhiệm vụ chủ yếu là trông coi việc thu nhận thuế má do các hiệu đem nộp. Ví dụ: ở cung Bắc (trực thuộc Công phiên) có hai viên Tri phiên thu huyện Văn Giang, hai viên Phó tri phiên thu huyện Võ Giàng và hai viên Thiêm tri phiên thu huyện Hiệp Hòạ Nhng về sau, kề từ sau hiệu đính quan chế (1751), Trịnh Giang cho chấn chỉnh lại, chức trách của các quan lại thì chức vụ Tri phiên trở nên quan trọng, chúa Trịnh chỉ giao cho một ngời giữ chức Thợng th bên bộ tơng ứng đảm nhiệm. Các quan trong Lục bộ nắm giữ đại cơng của Lục phiên. Dới Tri phiên vẫn để hai viên Phó đô và hai viên Thiêm đô nh cũ.

Ngoài các Tri phiên, Phó tri phiên và Thiêm tri phiên chịu trách nhiệm chính còn có các thuộc lại gồm những Nội sai là Lại viên. Nội sai gồm có: Câu kê,

Phó Câu kê, Cai t, Cai hợp và Thủ hợp chịu trách nhiệm điều hành công việc hàng ngày của Lục phiên. Lại viên gồm có các viên: Th tả, Lệnh sử, Xá nhân và Tớng thần lại, là những viên chức đợc tuyển dụng qua các kỳ thi th toán giữ chức trách ghi chép sổ sách, chuyển đạt công văn, thừa hành mệnh lệnh của các quan trên sai pháị Nh vậy, thành phần quan chức làm việc tại mỗi phiên gồm có: Tri phiên, Phó tri phiên, Thiêm tri phiên, Nội sai và Lại phiên.

Về thể lệ bổ dụng các chức Tri phiên, Phó tri phiên và Thiêm tri phiêm thì giống nh các chức Thợng th, Tả hữu thị lang ở các bộ. Còn chức Cai hợp, Thủ hợp và Th tả ở 6 phiên đều do Lại phiên phụng mệnh chuẩn y bổ dụng. Đại thể các quan giữ chức nhiệm bên Lục phiên có phẩm hàm so với Lục bộ nh sau:

Chức Tri phiên (đứng đầu Lục phiên) mang hàm Tòng nhị phẩm, ngang Th- ợng th 6 bộ.

Chức Phó tri phiên, Thiêm Tri phiên mang hàm Tòng tam phẩm, ngang Tả hữu thị lang 6 bộ.

Chức Câu kê mang hàm Chánh thất phẩm, thấp hơn Lang chung 6 bộ hai bậc và Viên ngoại lang 6 bộ một bậc.

Chức Phó câu kê mang hàm Tòng thất phẩm.

Chức Cai t, Cai hợp mang hàm Chánh bát phẩm tơng đơng với T vụ ở 6 bộ. Chức Thủ hợp mang hàm Tòng bát phẩm.

Lại viên mang hàm Chánh Cửu phẩm.

Nh vậy, từ chức quan đứng đầu Lục phiên có hàm tơng đơng với hàm Th- ợng th, Tả hữu thị lang bên Lục bộ nh Tri phiên, Phó tri phiên và Thiêm tri phiên, còn các chức khác từ Câu kê trở xuống bên Lục phiên đều tơng ứng với các chức bên Lục bộ từ Lang chung trở xuống những tứ phẩm hàm thì thấp hơn từ 1 đến 2 bậc.

Dới quan Tri phiên, Phó tri phiên và Thiêm tri phiên là cơ quan thừa hành, bao gồm: các Hiệu thu thuế theo địa phơng (phân phối theo các hiệu trng thu); các Hiệu thu thuế theo sản vật (tùy theo sản vật thu nhận, chúa Trịnh phân phối các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu trng thu cho sáu phiên đảm trách); các cơ quan tiếp nhận thuế và cấp phát bổng lộc (tại mỗi phiên đều có một số hiệu tiếp thuế do các hiệu thu về nộp và sau đó thực hiện việc cấp phát bổng lộc cho các quan theo lệnh của Chúa); các cơ quan chuyên trách những việc chuyên môn và văn phòng trung ơng. Cơ cấu tổ chức Phiên ở Phủ Chúa đợc sắp xếp đại thể nh sau:

Sơ đồ tổ chức phiên

Từ sơ đồ, có thể nhận thấy, “trong sáu phiên, trừ Hộ phiên không có cơ quan thừa hành chuyên môn, còn lại đều có các cơ quan giống nhau, tên hiệu

Tri phiên

Cơ quan chuyên môn

Thiêm Tri (Thiêm đô)

Văn phòng trung ương Cơ quan tiếp nhận thuế và

cấp phát bổng lộc

các hiệu thu thuế theo sản vật các hiệu thu thuế

theo địa phương Phó Tri

cũng nh tên cơ quan cụ thể thì tùy thuộc vào từng phiên mà có tên gọi khác nhau” [90, tr.82].

Về ngạch võ quan, lúc đầu họ Trịnh vẫn theo phiên chế của nhà Lê trớc đó. Quân lính vẫn chia làm 5 phủ gọi là Đô đốc phủ, gồm có: Trung quân, Nam quân, Bắc quân, Đông quân và Tây quân. Mỗi phủ đều có những chức: Tả đô đốc, Hữu đô đốc, Đồng tri, và Thiêm sự chuyên trách về quân. Năm 1664, cùng với việc đặt số Thợng th của sáu Bộ bên triều đình, Trịnh Tạc bắt đầu đặt ra chức Ch- ởng phủ sự, Thự phủ sự và quyền phủ sự đứng đầu, có nhiệm vụ bàn định các công việc trong phủ và tra xét các tờ khải tâu lên. Những ngời đợc tham dự chức vụ này đều lấy từ trong các đại thần quen thuộc. Nh Thái phó Khê quận công Trịnh Trợng giữ chức Trung quân đô đốc phủ Tả đô đốc Chởng phủ sự, Lỵ quận công Trịnh Đống giữ chức Đông quân đô đốc, phủ Tả đô đốc Chởng phủ sự. Thiếu úy Vân quận công Trịnh Kiền giữ chức Nam quân Đô đốc phủ tả đô đốc thự phủ sự. Thiếu phó điện quận công Trịnh ốc giữ chức Bắc quân Đô đốc phủ tả đô đốc thự phủ sự. Chởng phủ sự, Thự phủ sự, Quyền phủ sự cùng với quan Tham tụng bên văn bàn bạc chính sự Nhà nớc, chức nhiệm long trọng. Từ đời Thái Bảo (1720 -1729) về sau, phần nhiều do quan văn đổi sang làm chức ấy (nh Quốc lão Đặng Đình Tớng làm Chởng phủ sự, Tham tụng Nguyễn Công Cơ làm Thử phụ sự).

Các chức Chởng phủ sự, Thự phủ sự, Quyền phủ sự bên ngạch võ gọi là quan Ngũ phủ. Các chức quan Tham tụng, Bồi tụng bên ngạch quan văn gọi là quan Phủ liêụ Ngũ phủ và Phủ liêu hợp thành một cơ quan của Nhà nớc quân chủ trung ơng gọi là Ngũ phủ phủ liêu - một chính phủ tối cao đặt dới quyền điều khiển của chúa Trịnh.

Những viên quan giữ chức vụ trong Ngũ phủ phủ liêu đợc liệt vào bậc đại thần. Các quan Chởng phủ, Thứ phủ ở Ngũ phủ và Tham tụng ở Phủ liêu có nhiệm vụ: 1 - Uốn nắn lòng vua; 2 - Chọn lựa quan lại; 3 - Bàn phép trị dân; 4 - Thẩm xét binh cơ; 5 - Chế định tài chính; 6 - Định lễ kiện tụng; 7 - Hội kê đinh điền; 8 - Làm đúng thởng

phạt; 9 - Giữ đúng pháp luật. Còn chức vụ của các viên Quyền phủ, Bồi tụng đợc quy định rõ là: “Các viên này phải theo các chức Chởng phủ, Thứ phủ, Tham tụng mà bàn định các công việc nên làm, cùng hội đồng với các quan Thiêm sai để xét hỏi những tờ khải tâu lên" [90, tr.83].

Suy cho cùng những thay đổi về một số chức quan trong hành văn võ đại thần hình thành nên Ngũ phủ phủ liêu cùng với việc lập ra Lục phiên thời chúa Trịnh chỉ làm cho bộ máy chính quyền Nhà nớc thời kì này cồng kềnh và phức tạp thêm mà thôị Trong khi đó, những cơ quan vốn có từ bên triều đình, thực tế không còn hoạt động, thì lại vẫn đợc duy trì. Sau khi đặt Lục phiên đợc hai năm, năm 1720, tuy Trịnh Cơng đã cho khôi phục lại quan chế thời Hồng Đức nhng “chẳng qua chỉ nói đại khái về cấp bậc, phẩm trật thuyên chuyển cất nhắc mà thôi, còn những chức trọng yếu trong hàng đại thần đợc gia phong thì không câu nệ và phải làm theo thời Trung hng" [103, tr.447].

Quá trình lập ra Ngũ phủ liêu cùng các cơ quan giúp việc (từ Tam phiên đến Lục phiên) là cả một quá trình thâu tóm quyền hành của họ Trịnh từ phía Cung Vua về phía Phủ Chúạ Triều đình vua Lê cuối cùng chỉ còn lại một vài chức quan h vị làm nhiệm vụ nghi thức. Chúa Trịnh trên danh nghĩa chỉ đợc xng vơng tớc và đứng đầu Ngũ phủ phủ liêu, nhng thực tế đã nắm hết quyền hành trong chính quyền Nhà nớc lúc bấy giờ. Mọi cái gọi là cải cách chính quyền thời Lê - Trịnh (từ Trịnh Tùng cho tới Trịnh Cơng) đều nhằm mục đích thâu tóm quyền lực về tay họ Trịnh, ngai vàng của vua Lê lúc này chẳng qua chỉ còn là nhãn hiệu bên ngoài, mọi tổ chức chính quyền Nhà nớc đều do chúa Trịnh quyết đoán núp dới danh hiệu vua Lê.

Chơng 2

Những chính sách của các Chúa Trịnh nhằm ổn định và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của các chúa trịnh trong việc củng cố phát triển kinh tế xã hội đàng ngoài thế kỷ XVII XVIII (Trang 33 - 42)