Chính sách phân cấp và quản lý ruộng đất

Một phần của tài liệu Vai trò của các chúa trịnh trong việc củng cố phát triển kinh tế xã hội đàng ngoài thế kỷ XVII XVIII (Trang 42 - 59)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1. Chính sách phân cấp và quản lý ruộng đất

Vấn đề ruộng đất luôn là vấn đề trung tâm của nhà nớc quân chủ chuyên chế nói chung và của nhà Lê - Trịnh nói riêng. Nó đợc thể hiện qua phơng thức đánh thuế và phân cấp các loại ruộng đất.

Thời kỳ này, ở Đàng Ngoài vẫn tồn tại ba loại ruộng đất với ba hình thức sở hữu: ruộng thuộc Nhà nớc trực tiếp quản lý, ruộng đất công làng xã và ruộng đất t. Tuy nhiên, do chính sách phân cấp và quản lý có sự thay đổi dẫn đến những biến đổi lớn từ các loại ruộng.

Đối với ruộng đất do Nhà nớc trực tiếp quản lý

Trong thế kỷ XVII - XVIII, nhà nớc Lê - Trịnh vẫn trực tiếp quả lý các bộ phận ruộng đất nh ruộng do các bộ quản lý, ruộng quân, ao hồ, rừng núị Ruộng cung tiến và thuộc điền cũng do triều đình trực tiếp quản lý. Ruộng nội điện đợc nhà nớc giao cho điện Huy văn và tự Thái bộc trực tiếp quản lý. Ngoài ra còn một số đồn điền ở các địa phơng nh Quán La (Thờng Tín - Hà Tây), Chí Ngại (Chí Linh) [67, tr.84].…

Một số nông dân đợc miễn su dịch, gọi là "nhiêu phu", đợc Nhà nớc ban cấp cho các Bộ để cày cấy gặt hái ở các loại ruộng nàỵ Theo quy định năm 1722, “khi nào mùa lúa chín, phàm những việc gặt hái ở các thuộc điền, ruộng cung tiến nh thu hoạch và chứa vào các kho đều giao cho dân các xã thuộc huyện sở quản làm

rồi miễn trừ cho tiền bài biểu và tiền bảy lễ” [36, tr.60]. Thu nhập của các loại ruộng này đợc sử dụng cho các chi phí riêng của Triều đình.

Đối với ruộng đất công làng xã

Sau khi đánh bại nhà Mạc, triều đình Lê - Trịnh quyết định bãi bỏ chế độ lộc điền và các chính sách phong cấp ruộng đất khác. Theo Lê Quý Đôn thì “từ lúc Trung hng về sau, những ân lộc ban cho hoặc bằng tiền, hoặc bằng thóc, đều lĩnh ở kho công, ít khi cấp bằng ruộng công. Các công thần khai quốc vào đời Trung Hng, nếu ngời nào trớc kia đã đợc cấp ruộng cũng có khi bàn định rút bớt đi” [23, tr.176]. Tuy nhiên, chế độ này trên thực tế không bị bãi bỏ triệt để. Rải rác vẫn còn một số ngời đợc phong đất. “Năm 1647, con trai của Thái úy Trung quốc công Tạ Tuy đợc cấp 300 mẫu tự điện, 3 mẫu ruộng thủ mộ ở xã An Xuyên huyện Yên Khánh. Con cháu Tạ Niên đã về đây sinh sống và lập lên Giáp Tạ; Lại Quốc Công Bùi Chi ở An Lãng huyện Trực Ninh hai lần vào đời Hoằng Định và Vĩnh Tộ, đợc cấp 10 mẫu ruộng quan ở quê nhà...” [67, tr.53].

Thời kỳ này, ruộng đất công làng xã đã bị lấn chiếm một cách mạnh mẽ và biến thành các loại ruộng đất khác. Ngoài nguyên nhân trên, một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đó là do bọn địa chủ quan lại tìm cách bao chiếm. Đúng theo nhận xét của phủ Chúa, ở thế kỷ XVII - XVIII, "việc quân điền đã có lệ, nhng những kẻ thừa hành thờng làm theo lẽ riêng" [67, tr.49]. Chúng ta có thể xác nhận điều này thông qua những lệnh chỉ sau khi quân Nguyễn rút khỏi Nghệ An, năm 1665: “Các huyện ở Nam Hà xứ Nghệ An, quan điền ở bản xã nào đợc chia cho dân kiên trì theo nghĩa mỗi ngời hai phần, dân thú mỗi ngời một phần, đều nộp thuế nh lệ" [67, tr.53].

Tình hình ẩn giấu ruộng công làm sai quy chế chia ruộng nói trên chắc chắn không phải chỉ xảy ra ở Thanh Hóa, Nghệ An. ở các trấn khác cũng nh vậỵ “Bọn

quyền cai thủ dịch”, nh cách gọi của chúa Trịnh, ở khắp nơi đều tìm cách lũng đoạn ruộng đất công trong làng xã. Hiện tợng bán ruộng đất công diễn ra ở nhiều nơị Theo bia "Vĩnh thế hơng hỏa bi", dựng năm 1677, ở xã Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, thì “vợ của Nhuệ vũ hầu đã bỏ tiền chuộc cho xã 16 mẫu ruộng công bị bán trớc đó. Theo bia Tự sự bi ký, dựng năm 1677 ở xã Gia Quất ở huyện Gia Lâm (Hà Nội), một Hoa kiều tên là Trần Văn Huệ nhân lấy vợ ngời ở làng, đã tặng làng 38 dật bạc để chuộc lại 12 mẫu 5 sào ruộng công đã bán trớc đó” [67, tr.50].

Để đề phòng sự mở rộng của tình trạng nói trên, đồng thời ngăn chặn tình hình xâm chiếm đất đai giữa các làng với nhaụ Điều lệnh về khai báo ruộng, ban hành năm Cảnh Trị thứ 5 (1667) định rõ: “Các huyện xã ở hai xứ Thanh Nghệ, xã nào có ruộng công mà ngoan cố không chịu chỉ dẫn để đo đạc không chịu chỉ… dẫn khám xét, thì cứ theo số ruộng mà thu tiền thuế ruộng cộng thêm tiền phạt nặng. Nh có xã nào đã giảm hoặc ẩn lậu, quan lại tìm cách giữ sổ để bớt số ruộng, tra thực phải nhập nguyên số ruộng cho đủ và bắt chịu thêm tiền phạt” [67, tr.50].

Năm 1694, chúa Trịnh Căn đã ra lệnh cho cả nớc làm lại sổ đất của làng, trong đó phải ghi rõ biên giới, sông hồ, ao, chằm, ruộng đất gọi chung là "Tu tri… bạ". Đây là một đợt làm sổ ruộng đất làng xã quan trọng của nhà nớc Lê - Trịnh vì cho đến thế kỷ sau, các Tu tri bạ này vẫn giữ một giá trị pháp lý cao trong việc quản lý đất đai của chính quyền.

Đặc biệt, vào thời chiến, chính quyền Lê - Trịnh đã thực hiện chính xác ban cấp ruộng công nhằm khích lệ binh sĩ có công. Năm 1656, một số tớng sĩ chết trận nh "Doãn Năng, Bùi Sĩ Lơng, Thái Bá Đạo, Nguyễn Văn Tú đ… ợc truy tặng tớc quận công, cấp cho ruộng để thờ" [42, tr.48]. Trớc đó một năm chúa Trịnh đã ban hành chính sách ban cấp ruộng tử cho các chỉ huy trong quân đội theo từng chức vụ nh sau:

Chức vụ Truy tặng Số ruộng đợc cấp Cai đội, Cai thuyền Tả hiệu điểm 20 mẫu

Chánh đội trởng Hữu hiệu điểm 15 mẫu Binh lính Miễn dao dịch cho một ngời con 5 mẫu

Những tớng sĩ đi đánh họ Mạc cũng đợc phong cấp. Chẳng hạn nh Lộc quận công Đinh Văn Tả, có công đầu trong việc diệt Mạc đã đợc phong là Đại vơng và "đợc thởng 300 mẫu ruộng thế nghiệp" [67, tr.54]. Những ngời vì nạn ở các cuộc biến loạn trong triều đình cũng đợc phong cấp nh "Nguyễn Quốc Trinh, làm Bồi tụng ở phủ Chúa, bị quân nỗi loạn giết năm 1674, đã đợc phong cấp 95 mẫu ruộng tế" [67, tr.55].

Bên cạnh đó, từ giữa thế kỷ XVII, Nhà nớc đã thực hiện việc ban cấp ruộng thờ cho các quan văn cao cấp. Năm 1647, ngoại tổ họ Đặng là Hậu Trạch công đợc Trịnh Tráng ban thởng 1330 lạng bạc để mua 50 mẫu ruộng tế, giao cho xã Thịnh Phúc cày cấy làm ngụ lộc. Trớc đó, Thái bảo Lan quận công Nguyễn Trực chết năm 1637 đã đợc chúa Trịnh ban cho xã Vân Điềm (Bắc Giang) làm ngụ lộc và 64 mẫu ruộng thờ thế nghiệp ở 7 xã lân cận [67, tr.55]. Năm 1665, Nguyễn Khả Trạc và Ngô Tuấn về hu đợc phong tớc và cấp ruộng d- ỡng lão [42, tr.302]. Năm 1744, chúa Trịnh Doanh cấp thực ấp cho Tham tụng Nguyễn Công Thái và Đào Hoàng Thực “mỗi ngời đợc một xã gọi là ngụ lộc” [96, tr.22].

Nh vậy, mặc dù không chủ trơng thực hiện chính sách lộc điền, nhng trên thực tế, chính quyền Đàng Ngoài vẫn sử dụng khá nhiều ruộng đất công của làng xã vào việc ban thởng cho các quan lại làm ruộng tế tự. Theo nguồn tài liệu của Trơng Hữu Quýnh thì "ở làng Hoài Bảo (Tiên Sơn - Bắc Ninh) sau này vẫn còn 14 mẫu "ruộng đồng quan" của Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo" [67, tr.56]. Loại ruộng thờ tự này hầu nh sẽ bị biến thành ruộng t của ngời đợc phong.

Ngoài ra, các chúa Trịnh còn cấp cho con cháu công thần Lê Lai toàn bộ ruộng quan, ruộng dân, đất bãi ở xã An Lạc, tổng diện tích là 52 mẫụ Năm 1692,

"Hoàng Công Phụ chết đợc ban 45 mẫu ruộng thờ và miễn siêu dịch cho dân làng” [67, tr.56]. Năm 1724, chúa Trịnh Cơng lại tiếp tục đặt lệ cấp ruộng lộc cho các quan lại về hu, gọi là ruộng huệ dỡng theo quy chế sau:

Phẩm hàm Diện tích Phẩm hàm Diện tích Nhất phẩm 25 - 30 mẫu Lục phẩm 10 mẫu

Nhị phẩm 20 - 25 mẫu Thất phẩm 9 mẫu Tam phẩm 15 - 20 mẫu Bát phẩm 8 mẫu Tứ, ngũ phẩm 10 - 15 mẫu Cửu phẩm 7 mẫu

Việc ban cấp ruộng huệ dỡng nh vậy là hết sức rộng rãi, vì theo quy chế năm Chính Hòa thứ 2 (1681), nho sinh hay giám sinh trúng Tam trờng, sau 3 hay 6 năm đủ niên hạn, có thể đợc phong tri huyện, tri châu (tòng nhất phẩm), rồi phong lên huyện úy (chánh nhất phẩm). Còn theo quy định năm Bảo Thái thứ 2 (1721), thì quan nhất, nhị phẩm có thể nhờ lệ nhiệm tử mà đợc xét ngang nho sinh thi đậu Tam trờng, sau đó đợc cất nhắc làm quan [67, tr. 89]. Do vậy, ruộng đất công làng xã bị cắt xén để cấp làm ruộng hu hay lộc điền cho quan lại chiếm một số lợng đáng kể.

Cũng năm 1724, chúa Trịnh Cơng cũng ban hành lại lệ cấp ruộng cho những ngời đi sứ nh sau:

Cấp bậc Diện tích đợc cấp Trong đó Ruộng đợc canh tác ruộng chỉ đợc thu thuế

Chánh sứ 50 mẫu 10 mẫu 40 mẫu

Phó sứ 45 mẫu 10 mẫu 35 mẫu

Nội sai 10 mẫu 10 mẫu 0

Thông sự, lơng y 10 mẫu 10 mẫu 0

Tùy nhiêu 10 mẫu 10 mẫu 0

Theo quy định của Triều đình, "thời hạn đợc thởng số ruộng đó là 16 năm" [67, tr.88]. Trong quan hệ bang giao với Trung Quốc thời kỳ này thì, cứ 3 năm nhà Trịnh phải cử một đoàn phái bộ sang cống nộp hoặc trao đổi vấn đề quốc sự. Số ngời đợc cử đi trong một phái bộ thông thờng bao gồm: 1 hoặc 2 chánh sứ, 2 phó

sứ, 3 thông sự, 2 lơng y, 2 nội sai, 10 hặc 14 tùy nhân (tuỳ nhiêu), tức là khoảng 25 ngờị

Đến năm 1741, do tình trạng nông dân phiêu tán gia tăng, số hộ khẩu bị giảm sút quá nhiều, chúa Trịnh Doanh đã bỏ lệ phân cấp dân tùy hành cho các quan và thay vào đó bằng lệ cấp ruộng công theo quy chế:

Phẩm hàm Nhất phẩm Nhị phẩm Tam phẩm Tứ phẩm Ngũ phẩm Lục phẩm đến cửu phẩm Diện tích

45 mẫu 40 mẫu 35 mẫu 30 mẫu 25 mẫu 20 mẫu

Cũng trong đó thời kì này, quan viên đỗ đạt cao đợc cấp theo chức phẩm nh sau: Trạng nguyên đợc cấp 20 mẫu; Bảng nhãn và Thám hoa đợc cấp 15 mẫu; Hoàng giáp đợc cấp 5 mẫu [23, tr.159].

Nh vậy, nếu tính "số quan lại các cấp từ bát phẩm trở lên gồm khoảng 3500 ngời, thì số ruộng công sẽ phải trích cắt cho là khoảng 90000 mẫu" [67, tr.89]. Đó là cha tính đợc diện tích mà các hoàng tử, hoàng thân, các cung tần công chúa đợc cấp ruộng huệ lộc và ngụ lộc.

Ngoài ra, ruộng công làng xã còn đợc dùng để thởng công. Chẳng hạn, "gia đình Tổng thái giám Nguyễn Khuê đợc thởng 20 mẫu ruộng quan ở bản xã năm 1710; Hng thái công Đinh Văn Vĩ đợc ban 50 mẫu ruộng tế; Tham tụng Lê Anh Tuấn đợc ban 36 mẫu ruộng lộc" [67, tr.90] Năm 1722, chúa Trịnh C… ơng còn lấy diện tích ruộng công của làng xã để cấp cho trờng học với số lợng:

Loại trờng Diện tích đợc cấp

Quốc học 60 mẫu

Hơng học ở phủ lớn 20 mẫu Hơng học ở phủ vừa 18 mẫu Hơng học ở phủ nhỏ 16 mẫu

Một chính sách đáng chú ý nhất là chính quyền Đàng Ngoài đã thực hiện việc phân cấp ruộng đất cho binh lính rất rộng rãị Biện pháp này đã khiến bộ phận ruộng công lãng xã bị cắt xén và biến đổi nhanh chóng.

Để xây dựng một lực lợng quân đội mạnh, phục vụ cho các cuộc chiến tranh và “dẹp giặc cỏ”, các chúa Trịnh đã dùng chính sách u đãi đối với quân đội bằng cách ban cấp ruộng đất cho họ. Binh lính đợc cấp ruộng khẩu phần ở quê nhà và đợc cấp một số tiền lơng hàng năm khoảng từ 13 đến 18 quan để sinh sống [65, tr.46]. Quân đội chủ lực và thờng trực chủ yếu bao gồm lính Thanh Hóa và Nghệ An, số lợng đợc dùng luôn khoảng 4 - 5 vạn. Hiện nay cha có tài liệu nào thống kê để hiểu rõ chế độ phân cấp ruộng khẩu phần của lực lợng này, nhng chắc chắn binh lính Thanh Nghệ sẽ có số ruộng cấp lớn hơn binh lính Tứ trấn. Còn chế độ ban cấp ruộng cho binh lính Tứ trấn nh sau:

Cấp bậc Diện tích

phân cấp Đô tri, Xá nhân, Đồng tri, Thiêm sự thuộc quân lực chiến 10 mẫu Chỉ huy, Đồng tri, Thiêm sự thuộc quân sĩ 6 mẫu

Đội bả dù 5 mẫu

Đội tả hữu xạ 4,5 mẫu

Lính thuộc Đội thiêm mã 4 mẫu

Trù đội, những ngời theo các doanh 3 mẫu

Đội trởng quan lực chiến 10 mẫu

Thứ đội trởng quân lực chiến 8 mẫu

Binh lính quân lực chiến 5 mẫu

Binh thờng yên quân lực chiến 5 mẫu

Đến đầu thế kỷ XVIII, trớc tình hình đất nớc gặp nhiều khó khăn, nông dân khắp nơi có xu hớng nổi dậỵ Để đối phó với tình hình đó, năm 1722, chúa Trịnh Căn tăng lực lợng quân đội và thực hiện thêm một chế độ ban cấp mới cho binh lính tứ trấn nh sau:

Loại binh lính Diện tích đợc ban cấp Một mùa Hai mùa

Nhất binh hầu xe, hầu bếp tình nguyện 6 mẫu 5 mẫu Quân hiệu theo hầu, lính trèo thuyền lành nghề 7 mẫu 6 mẫu Lính cơ, đội, lính thuyền các doanh 6 mẫu 5 mẫu Lính phục vụ trong cung phủ, ca xớng 6 mẫu 4 mẫu

Năm 1728, Triều đình lại ban hành một quy định phân cấp mới cho mỗi suất binh lính Tứ trấn và phủ Trờng Yên nh sau:

Loại đất Diện tích đợc cấp

Loại nhất đẳng 5 mẫu

Loại nhị đẳng 6 mẫu

Loại tam đẳng 7 mẫu

Nh vậy, theo lệ tăng giảm, số lợng ruộng đợc cấp cho mỗi ngời có thể đến 10 mẫụ Chính sách phân cấp này sẽ thu hẹp đáng kể diện tích ruộng đất công làng xã.

Năm 1733, Tham tụng Nguyễn Hiệu cho biết: “ Số ngạch nhất binh đã gấp… đôi ngày trớc việc nuôi lính phải tốn phí nhiều, chỉ làm cho dân đau khổ”. chúa… Trịnh Giang cũng phải thừa nhận: “..Lính mộ vào các năm Thái Bảo toàn là ngời bơ vơ, đầu đờng xó chợ mà ruộng cấp cho lại nhiều” [103, tr. 638]. Chính vì vậy mà Trịnh Giang phải ra lệnh bãi việc tuyển mộ lính ở Tứ trấn. Nhng đến thời thời Trịnh Doanh thì chính quyền Đàng Ngoài lại phải tuyển thêm rất nhiều lính và không những thực hiện chính sách phân cấp ruộng cộng cho lực lợng này nh cũ mà còn tăng hơn. Năm 1741, "triều đình đã cấp thêm cho mỗi u binh một mẫu ruộng làm phụ lơng" [13, tr.23]. Năm 1743, “Lại cho thêm nhất binh Tứ trấn và phủ Trờng Yên mỗi suất 1 mẫu quan điền làm khẩu phần” [13, tr. 23].

Sau khi ban cấp cho các thành phần đợc u tiên, số ruộng công còn lại mới đem phân cấp đều cho dân đinh trong làng xã theo lệ cũ.

Sự u tiên của nhà nớc đã dẫn đến tình trạng ruộng công bị lạm cấp quá nhiềụ Trớc tình hình đó, năm Vĩnh Thọ thứ 2 (1654), chúa Trịnh Tạc đã ra một lệnh cấm binh lính không đợc chiếm lạm ruộng đất công: “Những binh lính ở các xứ Thanh Nghệ mà làm lính ở Kinh kỳ, sung vào các doanh cơ, các đội thuyền

cũng nh ở các đồn trấn đã đợc chuẩn cấp cho ruộng công tại nguyên quán ít nhiều thế nào mà quân phân cho đều, không đợc chiếm lạm nhiều hơn. Cấp cho lính rồi, còn thừa bao nhiêu thì quân phân cho dân làng. Nếu trái lệnh cho phép dân xã tố cáo đến nha môn để trừng trị kẻ phạm tội” [47, tr.113].

Ruộng đất hậu thần, hậu Phật vốn là sở hữu t nhân của các chủ ruộng lại trở thành tài sản công cộng của làng xã. ở thế kỷ XVII - XVIII, cùng với sự phục hng của Phật giáo và tục thờ thành hoàng làng, số ruộng đất thuộc sở hữu làng xã tăng lên đáng kể. Hầu nh làng xã nào cũng có ít nhiều ruộng "hậu thần", "hậu Phật". Số

Một phần của tài liệu Vai trò của các chúa trịnh trong việc củng cố phát triển kinh tế xã hội đàng ngoài thế kỷ XVII XVIII (Trang 42 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w