Các biện pháp khuyến nông

Một phần của tài liệu Vai trò của các chúa trịnh trong việc củng cố phát triển kinh tế xã hội đàng ngoài thế kỷ XVII XVIII (Trang 64 - 67)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.2. Các biện pháp khuyến nông

Không chỉ thi hành các chính sách thuế để cung cấp cho triều đình, các chúa Trịnh còn phải thực hiện các biện pháp khuyến nông. Thực tế cho thấy, trong các thế kỷ XVII - XVIII, từ công tác phòng chống thiên tai, bão lũ đến việc tăng cờng khuyến khích sản xuất cũng đã đợc Nhà nớc chăm lọ Bởi đây là công việc cần thiết của một nớc nông nghiệp. Hơn nữa, đó cũng là biện pháp góp phần bảo đảm nguồn thu cho nhà nớc.

Năm Vĩnh Thọ thứ ba (1655), chúa Trịnh Tạc đã ban hành kì hạn khám xét đê điều nh sau: “Nha Thừa ty ở các xứ, hàng năm cứ tháng 9 phải có giấy sức cho các quan huyện, chuyển sắc cho các xã trong bản hạt, làng nào có đờng đê bị sạt vỡ, nguy hại nơi xung yếu thì cho đo khám trớc; đến tháng 10 trình lên nha Thừa ty để thân hành đến điều tra rồi làm tờ khải trình lên vào tháng 12; đợi đến tháng giêng năm sau sẽ thi hành đắp đê ấy Nếu sai lệnh, cho phép dân xã tố cáo, các… quan ấy sẽ bị trị tội biếm hoặc bãi chức” [47, tr.477]. Thời kỳ này, việc đắp đê và hộ đê đợc phân theo từng cấp. Nhà nớc chỉ thực hiện quản lý những đê xung yếu, còn lại thì giao cho địa phơng lo việc đắp đê và phòng hộ. Năm Cảnh Trịnh thứ 2 (1664), chúa Trịnh Tạc lại ra một lệnh chỉ quy định cụ thể: “Tùy theo công trình lớn nhỏ mà chia bổ cho dân xã; công trình nhỏ thì hoặc là giao cho một xã nơi ấy, hay thêm một xã phụ cận; công trình lớn thì giao cho một tổng ở huyện ấy, hoặc thêm một tổng nữa ở huyện khác tự lấy làm sai dịch của mình. Đến tháng giêng sẽ khai ấn cho dân đắp đê, đến tháng hai phải hoàn thành để dân về cày cấy Nếu công trình to tát quá thì phải khải lên để sai quan đi đốc xuất dân đinh…

về công tác đó” [47, tr.481]. Lệnh chỉ này còn đợc nhắc lại năm 1669. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm thờng xuyên của các chúa Trịnh đối với kinh tế nông nghiệp. Năm Cảnh Trị thứ 3 (1665), chúa Trịnh Tạc lệnh cho quan giám sát Ngự sử ở các đạo phải trực tiếp khám xét cụ thể phờng xã đã thực hiện đợc bao nhiêu số lợng đào đắp và tu bổ các tuyến đê để Triều đình có kế hoạch cụ thể [47, tr.481].

Việc phân cấp cho các địa phơng tự quản lý công tác bảo hộ đê điều và khuyến nông là một trong những biện pháp linh hoạt. Tuy nhiên biện pháp này chỉ có thể mang lại hiệu quả khi mà chính quyền đủ sức mạnh điều hành từ cấp trung ơng đến các cấp địa phơng. Trên thực tế, bắt đầu từ thế kỷ XVIII, sự phân cấp đó đã có phần tỏ ra kém hiệu quả. Chính chúa Trịnh Cơng đã thừa nhận tình trạng này: “Trớc đây, việc đốc thúc dân đắp đê giao cho viên quan ở trấn, phần nhiều chỉ làm cẩu thả cho xong việc nên mỗi năm đến mùa xuân n- ớc lớn, đê lại vỡ, dân vùng ven sông luôn bị tai hại” [103, tr.398]. Vì vậy, nhiều lần triều đình phải lệnh cho quan Triều đình trực tiếp chia nhau đi đốc xuất công việc sửa đắp đê. Chẳng hạn nh vào các năm 1708, 1711 "Nh… ng nhiều khi ngay cả Triều đình cũng không sao chống đợc nạn lụt"[103, tr.389].

Tháng 7 - 1713, vỡ đê, Triều đình lệnh cho chiếu theo sổ ruộng và suất đinh thu tiền để thuê ngời sửa đắp. Lúc này Nhà nớc thu tổng số của 206311 suất đinh, mỗi suất 1 quan tiền (tức là bằng khoảng một năm thuế ruộng công loại nhất đẳng theo ngạch thuế năm 1728).

Từ nửa sau thế kỷ XVIII thì việc đê điều chỉ đợc triều đình thực hiện một cách đối phó sau khi đã xảy ra lũ lụt, công tác phòng bị không đợc coi trọng nh tr- ớc. Chúng ta có thể thấy rõ tình trạng này qua bản thống kê ở Chơng 3.

Bên cạnh công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ mùa màng, các chúa Trịnh còn chú ý đến việc bảo đảm sức kéo cho nông nghiệp. Năm Đức Long thứ 6 (1640), chúa Trịnh Tráng đã ra một lệnh chỉ cấm giết trâu bò bừa bãi: “ Chợ ở… các làng, các huyện không đợc giết trâu bò cày và bán thịt. Ai trái lệnh này cho

phép hai ty Thừa và Hiến cùng các nha môn phủ huyện bắt luận tội Khi làng nào… và viên quan nào có việc tế lễ thần cầu phúc, hay có việc hỷ, xin đợc giết trâu bò mấy con thì phải làm đơn xin quan huyện chuẩn phê mới đợc thi hành” [47, tr.73]. Luật lệ này đợc nhắc lại vào năm 1645 và đợc duy trì suốt triều đại Lê - Trịnh.

Đến giữa thế kỷ XVIII, trớc tình trạng dân phiêu tán diễn ra ngày càng phổ biến đã ảnh hởng rất lớn đến việc sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, các chúa Trịnh đã áp dụng biện pháp cho binh lính và dân phiêu tán khai hoang, lập đồn điền.

Tháng 7 - 1741, chúa Trịnh Doanh cho đặt chức Nông quan ở Tứ trấn, đồng thời lệnh giao cho binh lính khai hoang lập các đồn điền: "Lính Kinh kỳ lập 3 sở; lính Tứ trấn lập 7 sở; lính tuần thú biên cơng lập 9 sở; lính đã xuất ngũ lập 14 sở và quy định lính trớc đây đóng đồn ở nơi nào thì ở đó mà lập đồn điền cày cấy" [91, tr.181].

Tháng 3 - 1753, Trịnh Doanh “lệnh cho quan sở tại ở vùng Đông và Nam, là những nơi đã bị binh lửa, ruộng đất bỏ hoang, đợc đặt thêm lính đồn điền để khai khẩn. Lấy quan lính đi đánh giặc đã đợc rút về, phân phối đi cày cấy ở các lộ” [103, tr.620].

Nhng chính sách trên không đợc duy trì lâu dài, vì thời kỳ này binh lính liên tục bị huy động để đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Tháng 3 - 1757, chúa Trịnh Doanh phải bãi bỏ chính sách cho binh lính làm đồn điền và “giao đất đã khai khẩn đó cho địa phơng định ngạch thuế” [103, tr.636]. Việc khai khẩn ruộng đất hoang hoá về sau chủ yếu do dân phiêu tán thực hiện. Tháng 3 - 1776, chúa Trịnh Sâm ra một lệnh cho phép ngời dân khẩn hoang ruộng ở các trấn. Để khuyến khích, triều đình còn “cấp cho mỗi ngời đến khai khẩn trâu bò, nông cụ và 15 quan tiền để khai hoang” [103, tr.729].

Những biện pháp mà các chúa Trịnh cho thực hiện suốt hai thế kỷ XVII - XVIII nh đã trình bày trên phần nào đem lại sự ổn định và phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo cơ sở cho ổn định chính trị - xã hội trong thời kỳ nàỵ

Một phần của tài liệu Vai trò của các chúa trịnh trong việc củng cố phát triển kinh tế xã hội đàng ngoài thế kỷ XVII XVIII (Trang 64 - 67)

w