Nguyễn Trọng Oánh – cây bút tiền trạm của sự nghiệp đổi mới văn học

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 32)

7. Đóng góp mới của luận văn

1.3 Nguyễn Trọng Oánh – cây bút tiền trạm của sự nghiệp đổi mới văn học

1.3.1 Quá trình sáng tác

Nguyễn Trọng Oánh vừa là bút danh vừa tên khai sinh,ông sinh ngày 1.11.1929 tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Sinh thời ông sinh sống và công tác chủ yếu ở Hà Nội, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh xuất thân trong một gia đình nông dân, khi còn là học sinh trung học ông đã tham gia Cách mạng tháng Tám, hoạt động thanh niên ở địa phương, sau nhập ngũ ông được điều vào Đại đoàn chủ lực 304, và tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường phía Bắc. Ông từng là cán bộ tuyên huấn, tham gia làm báo Trung đoàn và Đại đoàn. Năm 1955, được điều về trại sáng tác viết truyện anh hùng của Tổng cục Chính trị. Năm 1957, Tạp chí Văn nghệ Quân đội thành lập, ông là thành viên ban biên tập thơ đầu tiên của tạp chí. Trong những ngày không quân Mỹ đánh phá miền Bắc

ác liệt, ông công tác ở tuyến lửa khu 4, từng sống với các chiến sĩ cao pháo ở Cầu Cấm, Bến Thủy, sông Gianh và đảo Cồn Cỏ. 1967, ông lên đường vào Nam chiến đấu, thoạt đầu vào Tây Nguyên, về sau vào B2 làm biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Khi nhà văn Nguyễn Thi hy sinh, ông thay thế làm Tổng biên tập tạp chí, vừa chăm lo tờ báo vừa đi xuống đơn vị, xuống cơ sở lấy tài liệu sáng tác. Năm 1975 cùng đơn vị tham gia chiến dịch Hồ Chí minh tiếp quản Sài Gòn. Khi thống nhất đất nước, Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng sáp nhập với Tạp chí Văn nghệ Quân đội, ông trở ra Hà Nội tiếp tục công việc sáng tác. Đầu năm 1980, ông được bổ nhiệm là Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1984, đại tá, nhà văn Nguyễn Trọng Oánh xin cấp trên miễn nhiệm để chuyên sáng tác. Ông vừa viết văn vừa làm thơ. Do bệnh hiểm nghèo, ông mất ngày 24.12.1993 tại Hà Nội.

Cuộc đời cầm bút của Nguyễn Trọng Oánh đã trải qua không ít những thăng trầm thử thách cả trong thời chiến lẫn thời bình. Là người sống khắc khổ, nghiêm nghị nhưng cả cuộc đời ông là những cống hiến khổ luyện miệt mài không biết mệt mỏi cho nghệ thuật. Là một nhà văn quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Trọng Oánh đã từng thử bút trên nhiều lĩnh vực: thơ, truyện ký, tiểu thuyết… và ông đã đạt được những thành công nhất định.

Nguyễn Trọng Oánh đã từng nặng lòng cho thơ. Thơ ông thiên về lối thơ truyền thống, nền nã, chân chỉ, Nguyễn Trọng Oánh thuộc lớp nhà thơ quân đội xuất hiện sau hòa bình 1954, thơ ông đôn hậu, nhuần nhị, chất phác. Người ta nhắc đến thơ Nguyễn Trọng Oánh từ bài thơ “Trăng” trong tập “Thơm hương bốn mùa”, và sau khi đất nước toàn thắng, thơ Nguyễn Trọng Oánh vẫn hầu như không thay đổi, thêm nhiều những suy tư, trầm lắng và sâu sắc hơn. Nguyễn Trọng Oánh đã cho ra đời một số tập thơ: Thơm hương

bốn mùa (thơ, 1961); Ngày đẹp nhất (thơ, 1974); Lời người cầm súng (thơ, 1977)

Những năm tháng cầm súng chiến đấu đã đem lại cho ông một vốn tích lũy kinh nghiệm sống và tư liệu xác thực để ông sáng tác những tác phẩm như: Nhật ký chiến dịch (ký sự, 1977); Đất trắng (tiểu thuyết, 2 tập, 1979-1984); Con tốt sang sông (tiểu thuyết, 1989); Người thắng cuộc, Mây cuối chân trời...

Ông đã được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn (1977) và Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1984) cho bộ tiểu thuyết Đất Trắng.

1.3.2 Nhìn chung về đóng góp của Nguyễn Trọng Oánh đối với tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 thuyết Việt Nam sau 1975

Thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, là chiến công hiển hách của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Đó chính là sự khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần Việt Nam qua ba mươi năm đấu tranh gian khổ. Cổ vũ cho khí thế hào hùng ra trận, không thể không kể tới công lao của hàng nghìn nghệ sĩ-chiến sĩ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho kháng chiến. Trong đó rất nhiều người đã ngã xuống nơi chiến trường. Họ ra mặt trận như một nhu cầu tự thân, góp sức phục vụ kháng chiến. Nhiều đoàn nghệ sĩ với chiếc xe đạp, túi bánh mì khô, một tờ giấy giới thiệu lên đường ra vùng “cán chảo”, “túi bom”. Văn nghệ sĩ ra trận đã trở thành nguồn động viên bộ đội, và chính họ đã có nhiều tác phẩm để đời: Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Thi, Nguyên Ngọc, Huy Thục, Thu Bồn, Hữu Mai, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu...

Nguyễn Trọng Oánh đã từng làm thơ, nhưng không nhiều và chủ yếu sáng tác trong thời kỳ trước 1975. Thơ ông thường tự nhiên, giàu cảm xúc. Cảm xúc, suy ngẫm ẩn giấu kín đáo sau mỗi câu chữ. Giọng điệu thơ ông giản dị, trong trẻo nhưng sâu lắng. Tuy nhiên đóng góp của ông chủ yếu là văn xuôi, tiêu biểu là bộ tiểu thuyết Đất Trắng. Tác

phẩm dựng lại thực tế chiến trường vùng ven Sài Gòn sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. Đó là thời điểm đầy khốc liệt và thử thách đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhưng ngòi bút của ông không chỉ dừng lại ở sự ghi chép, miêu tả hiện thực, mặc dù về phương diện này Đất Trắng là một trong những tác phẩm chân thực và quý hiếm mà nhà văn là một chứng nhân xông xáo, gan góc của lịch sử. Đất Trắng

vượt lên những tác phẩm chiến tranh thông thường, bởi trên cái nền hiện thực nghiệt ngã ấy, nhà văn buộc các nhân vật phải vật lộn với hoàn cảnh, với chính bản năng và nhân cách của mình để sống để chết một cách xứng đáng. Ông đã xây dựng một cách thuyết phục một nhân vật phản diện trong hàng ngũ cán bộ cấp cao quân đội, đó là Tám Hàn-phó

chính ủy phân khu. Trong thời điểm những năm sau 1975, khi Đất trắng xuất hiện, lối viết của Nguyễn Trọng Oánh là một sự lựa chọn can đảm, không xuôi chiều và đã khiến tác phẩm trở thành một sự kiện đáng chú ý của mảng văn chương viết về chiến tranh, thậm chí người ta coi đây là một “nghi án văn học” vào lúc mới xuất hiện. Đất trắng đã được

nhận giải thưởng của Hội Nhà văn (1977) và giải thưởng Bộ Quốc phòng (1984).

Có thể nói với Đất trắng, Nguyễn Trọng Oánh đã khởi đầu cho một sự đổi mới cách nhìn và phản ánh hiện thực, con người trong chiến tranh. Với riêng Nguyễn Trọng Oánh, đây là một quan điểm nhất quán xuyên suốt trong những tác phẩm của ông sau này, tuy nhiên những sáng tác giai đoạn sau của ông có xu hướng thu hẹp hơn diện “hiện thực” được phản ánh để đi sâu hơn vào những cuộc chiến trong mỗi con người, vào tầng sâu nhân cách như: Mây cuối chân trời; Người thắng cuộc… Đó chính là giá trị của ngòi bút Nguyễn Trọng Oánh trên nền chung của văn xuôi đương thời. Với những đóng góp của mình ông đã nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001.

Chương 2

ĐÓNG GÓP CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRỌNG OÁNH TRÊN PHƯƠNG DIỆN TIẾP CẬN HIỆN THỰC VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO

2.1 Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh

2.1.1 Cái nhìn về chiến tranh trong tiểu thuyết trước 1975

Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam là nguồn chủ lực, là nguồn mạch phong phú nhất, không bao giờ vơi cạn của văn học Việt Nam từ khi hình thành cho đến nay. Một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, một đất nước mấy chục năm không ngớt tiếng bom thì không khí chiến tranh để lại một dấu ấn sâu sắc, in đậm trên văn học là lẽ đương nhiên. Vì vậy như một tất yếu lịch sử, đề tài chiến tranh đã làm nên một dòng chảy chủ đạo, làm nên diện mạo tinh thần của cả nền văn học.

Ra đời và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, văn học Việt Nam không chỉ là sản phẩm tất yếu của lịch sử đấu tranh vĩ đại của dân tộc, mà ngay từ buổi đầu lịch sử đã đòi hỏi một nền văn học tương ứng với nó, phục vụ cho nó.

Là con đẻ của cách mạng và những cuộc chiến tranh lớn, nền văn học Việt Nam ba mươi năm chiến tranh không thể không mang những đặc điểm của văn học thời chiến. Các nhà văn của chúng ta đã miêu tả chiến tranh với thái độ trân trọng và long tự hào về mỗi chiến công trong kháng chiến chống Pháp cũng như trong kháng chiến chống Mĩ. Gắn bó với vận mệnh sống còn của Tổ Quốc, với đời sống chiến tranh, văn học ghi lại những hình ảnh không thể phai mờ về một thời kỳ lịch sử đầy máu và nước mắt của dân tộc trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược. Ở chặng đầu tiên của nền văn học mới, văn xuôi đã có những vận động và đổi mới cả về nội dung và hình thức theo định hướng của một nền văn học và kháng chiến. Cách mạng tháng tám đã thổi bùng lên ngọn lửa tiềm tàng trong lòng dân tộc và ở mỗi con người Việt Nam: đó là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng tự do độc lập, chủ nghĩa anh hùng và tinh thần cộng đồng. Nhà văn, với tư cách là một công dân và một

nghệ sỹ, say sưa và choáng ngợp trước sự phát hiện sức mạnh lớn lao và vẻ đẹp của cả dân tộc, trỗi dậy trong đời sống cộng đồng. Bước vào cuộc kháng chiến chống pháp, văn xuôi đã phát huy được ưu thế của thể loại, bám sát các diễn biến và các sự kiện của cuộc kháng chiến, dựng lại bức tranh nhiều vẻ về cuộc kháng chiến toàn dân ở mọi miền đất nước. Theo sát hiện thực của cuộc kháng chiến ở các chiến dịch, các mặt trận với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” đã trở thành lý tưởng của người cầm bút.

Hiểu bộ đội không ai hơn chính là bộ đội – Những cây bút chiến sỹ đã khắc họa thành công hình ảnh anh bộ đội mang vẻ đẹp tươi tắn đáng yêu vừa hào hùng lại vừa hào hoa. Những năm tháng kháng chiến đã khơi đậy mọi sức mạnh tiềm tang của dân tộc, đã liên kết mọi người Việt Nam trong một ý chí chung, trong một vận mệnh chung. Đất nước và con người Việt Nam đã sống những năm tháng đau thương dữ dội nhất nhưng cũng thật hào hùng, chói lọi. Đứng trước vận mệnh của non sông, mỗi con người Việt Nam đều sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả tính mạng của chính mình để bảo vệ quê hương, đất nước.

Trước năm 1975 văn học luôn gắn bó với đời sống xã hội, theo sát từng biến cố của lịch sử. Và điều tất yếu là hiện thực được lựa chọn và phản ánh trong giai đoạn này là hiện thực cách mạng rộng lớn, ở đó mọi người cảm nhận được bước đi dồn dập của dân tộc, khí thế vươn lên của con người cách mạng, tinh thần chiến đấu, sự hy sinh, lòng vị tha nhân ái. Ở đó những người lính và những trận chiến đấu oai hùng luôn là tâm điểm chú ý, được tất cả xã hội quan tâm dõi theo. Dù trong cuộc chiến đó có những hy sinh, mất mát. Nhưng điều đó sẽ trở thành động lực để những đồng đội của họ tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.

Chính tinh thần ngợi ca cách mạng đã tạo nên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn xuyên suốt cả một thời kỳ văn học. Văn học đã gặt hái được nhiều thành công, những tác phẩm thời kỳ này đã có được sức hấp dẫn, lôi cuốn được sự quan tâm của độc giả của nhiều thế hệ, và trở thành nguồn động viên cổ vũ mạnh mẽ toàn dân tộc trong cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc. Với những đóng góp của mình, tiểu thuyết thời kỳ này đã tạo nên mạch nguồn cảm hứng cho một giai đoạn sáng tác mới của văn học.

2.1.2. Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh trong các tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Oánh Oánh

Sau 1975, hiện thực đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ đời sống bất bình thường của “ngày có giặc” chuyển sang đời sống bình thường. Có những chuyện hôm qua văn học chưa kịp nói đến, chưa được đề cập, còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều kiện đề cập, để nhìn lại… Những điều này đòi hỏi văn xuôi phải chuyển kịp với thời đại, phù hợp với hiện thực mới. Trên bề nổi của cuộc chiến tranh tiểu thuyết là thể loại có khả năng phản ánh một bức tranh xã hội rộng lớn, nhờ đó mà nó có thể tái hiện được cả một chặng đường lịch sử oai hùng của dân tộc.

Chiến tranh bao giờ cũng sinh ra vô số những anh hùng nhưng cũng có vô số những nạn nhân sinh ra từ đó. Vì thế các nhà văn phải nhìn chiến tranh ở nhiều góc độ khác nhau, vừa nhìn trên phương diện những người anh hùng đã chiến thắng, vừa nhìn ở góc độ những nạn nhân sau cuộc chiến và hơn thế phải nhìn sâu vào cái dữ dội và sức tàn phá của chiến tranh. Và những ai đã từng đi qua cuộc chiến đều nhận thấy rằng “chiến tranh đâu phải trò đùa” . Cũng vì lý do đó cái nhìn về chiến tranh đã có sự thay đổi, sự chuyển biến mạnh mẽ.

Trong văn học Việt Nam trước 1975, nhà văn chủ yếu viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nhằm ca ngợi những người anh hùng trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Sau 1975, góc nhìn của nhà văn bắt đâu thay đổi, họ hướng tới hậu quả của cuộc chiến đè nặng lên vai người lính trở về sau chiến tranh, hơn là hướng tới sự ca ngợi một thời oanh liệt. Chính vì thế chiến tranh bảo vệ đất nước không chỉ là sự ca ngợi, ở đó có cả những mặt tối, sự đau đớn mất mát mà văn học giai đoạn trước rất e dè khi nói tới thì được văn học giai đoạn này đã phản ánh chân thực và sâu sắc.

Trong các tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh, tiêu biểu nhất là hai tập tiểu thuyết

Đất Trắng – tác phẩm viết về những hoạt động của trung đoàn Mười Sáu sau đợt tổng tấn

công Mậu Thân 1968. Đây là Trung đoàn vốn có truyền thống chiến đấu oanh liệt, đã ghi được nhiều chiến công hiển hách từ hồi chín năm. Trong kháng chiến chống Mỹ trung

đoàn rất mạnh, từng đánh những trận công kiên nổi tiếng quyết liệt như: Đắc Tô, Đồng Rùm, Chà Tơ… Truyền thống anh dũng của trung đoàn 16 đã được những cán bộ tuyên huấn như Thêm ghi chép lại qua từng trang lịch sử của trung đoàn “ Thêm yêu trung đoàn

một cách cuồng nhiệt, ông không cho phép bất cứ ai nói xấu trung đoàn 16 trước mắt ông, dầu cho đo là nói đùa chăng nữa. Theo ông, trong suốt hai cuộc kháng chiến chưa có một trung đoàn nào như trung đoàn 16 này. Một trung đoàn đi từ Bắc vào Nam, rồi lại từ Nam ra Bắc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, trung đoàn được lệnh phối hợp chiến dịch Đông Bắc đã tấn công địch từ Thượng Lào qua Trung Lào xuống Hạ Lào đến Đông Bắc Campuchia. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, họ lại đi suốt từ Trường Sơn, qua Tây Nguyên, khu sáu, đến đâu đánh đó, cho đến miền Đông Nam Bộ. Và bây giờ đây đã dừng chân trước cửa ngõ Sài Gòn…” [61;59]

Trung đoàn rút về hậu cứ sau đợt một, chưa kịp củng cố lực lượng thì đã có lệnh trở lại chiến trường để tham gia đợt hai cuộc tổng công kích. Họ được giao nhiệm vụ quan trọng là “đứng chân” trên một địa bàn bé bằng lòng bàn tay, ở ven cửa ngõ Tây Bắc vào Sài gòn, lọt thỏm giữa vòng vây của địch. Tiếng là một trung đoàn nhưng thực ra lực lượng của họ đã bị xé lẻ để làm nhiệm vụ tác chiến cho phù hợp với tình thế chiến đấu, tuy vậy họ vẫn kiên quyết bám trụ dẫu cho những khó khăn và hiểm nguy đang chờ đợi trước mắt.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w