Nhìn chung về đóng góp của Nguyễn Trọng Oánh đối với tiến trình đổi mới tiểu

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 34 - 36)

7. Đóng góp mới của luận văn

1.3.2 Nhìn chung về đóng góp của Nguyễn Trọng Oánh đối với tiến trình đổi mới tiểu

Thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, là chiến công hiển hách của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Đó chính là sự khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần Việt Nam qua ba mươi năm đấu tranh gian khổ. Cổ vũ cho khí thế hào hùng ra trận, không thể không kể tới công lao của hàng nghìn nghệ sĩ-chiến sĩ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho kháng chiến. Trong đó rất nhiều người đã ngã xuống nơi chiến trường. Họ ra mặt trận như một nhu cầu tự thân, góp sức phục vụ kháng chiến. Nhiều đoàn nghệ sĩ với chiếc xe đạp, túi bánh mì khô, một tờ giấy giới thiệu lên đường ra vùng “cán chảo”, “túi bom”. Văn nghệ sĩ ra trận đã trở thành nguồn động viên bộ đội, và chính họ đã có nhiều tác phẩm để đời: Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Thi, Nguyên Ngọc, Huy Thục, Thu Bồn, Hữu Mai, Vương Trọng, Nguyễn Đức Mậu...

Nguyễn Trọng Oánh đã từng làm thơ, nhưng không nhiều và chủ yếu sáng tác trong thời kỳ trước 1975. Thơ ông thường tự nhiên, giàu cảm xúc. Cảm xúc, suy ngẫm ẩn giấu kín đáo sau mỗi câu chữ. Giọng điệu thơ ông giản dị, trong trẻo nhưng sâu lắng. Tuy nhiên đóng góp của ông chủ yếu là văn xuôi, tiêu biểu là bộ tiểu thuyết Đất Trắng. Tác

phẩm dựng lại thực tế chiến trường vùng ven Sài Gòn sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. Đó là thời điểm đầy khốc liệt và thử thách đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhưng ngòi bút của ông không chỉ dừng lại ở sự ghi chép, miêu tả hiện thực, mặc dù về phương diện này Đất Trắng là một trong những tác phẩm chân thực và quý hiếm mà nhà văn là một chứng nhân xông xáo, gan góc của lịch sử. Đất Trắng

vượt lên những tác phẩm chiến tranh thông thường, bởi trên cái nền hiện thực nghiệt ngã ấy, nhà văn buộc các nhân vật phải vật lộn với hoàn cảnh, với chính bản năng và nhân cách của mình để sống để chết một cách xứng đáng. Ông đã xây dựng một cách thuyết phục một nhân vật phản diện trong hàng ngũ cán bộ cấp cao quân đội, đó là Tám Hàn-phó

chính ủy phân khu. Trong thời điểm những năm sau 1975, khi Đất trắng xuất hiện, lối viết của Nguyễn Trọng Oánh là một sự lựa chọn can đảm, không xuôi chiều và đã khiến tác phẩm trở thành một sự kiện đáng chú ý của mảng văn chương viết về chiến tranh, thậm chí người ta coi đây là một “nghi án văn học” vào lúc mới xuất hiện. Đất trắng đã được

nhận giải thưởng của Hội Nhà văn (1977) và giải thưởng Bộ Quốc phòng (1984).

Có thể nói với Đất trắng, Nguyễn Trọng Oánh đã khởi đầu cho một sự đổi mới cách nhìn và phản ánh hiện thực, con người trong chiến tranh. Với riêng Nguyễn Trọng Oánh, đây là một quan điểm nhất quán xuyên suốt trong những tác phẩm của ông sau này, tuy nhiên những sáng tác giai đoạn sau của ông có xu hướng thu hẹp hơn diện “hiện thực” được phản ánh để đi sâu hơn vào những cuộc chiến trong mỗi con người, vào tầng sâu nhân cách như: Mây cuối chân trời; Người thắng cuộc… Đó chính là giá trị của ngòi bút Nguyễn Trọng Oánh trên nền chung của văn xuôi đương thời. Với những đóng góp của mình ông đã nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001.

Chương 2

ĐÓNG GÓP CỦA TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRỌNG OÁNH TRÊN PHƯƠNG DIỆN TIẾP CẬN HIỆN THỰC VÀ CẢM HỨNG SÁNG TẠO

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w