Cái nhìn mới về người lính

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 43 - 57)

7. Đóng góp mới của luận văn

2.2.Cái nhìn mới về người lính

Trong sáng tác của các nhà văn trước 1975, những người lính xuất hiện trong tác phẩm bằng cảm hứng sử thi và lãng mạn. Họ là những con người sử thi, con người đại diện cho sức mạnh, ý chí khát vọng của cộng đồng dân tộc đất nước. Những con người này kết tinh một cách chói lọi những phẩm chất cao quý của cộng đồng, là hình tượng của thời đại. Ở họ hiện lên những phẩm chất tốt đẹp, có sự xác định lựa chọn đúng, cao cả về sự nghiệp chung của cách mạng. Vì dân tộc họ sẵn sàng xả thân, hy sinh, chịu mất mát quyền lợi cá nhân. Dường như cái nhu cầu cá nhân, cái ý thức cá nhân bị lu mờ đi trước ý thức cộng đồng. Họ sẳn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân: ước mơ, khát vọng, sự nghiệp, tuổi trẻ… để nhập cuộc, ngay cả hy sinh đến tính mạng cũng không nuối tiếc. Tiêu biểu là: anh hùng Núp trong tác phẩm Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc; chị Út Tịch trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi; chị Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức; chính ủy Kinh trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu…

Nhân vật người lính trong tiểu thuyết 1945-1975 hầu như không có tính xấu, thói xấu vì được miêu tả trong ánh hào quang chiến thắng, cũng do vậy mà cấu trúc nhân vật thường là đơn giản, một chiều, sơ lược. Đó là thời kỳ cái tôi cá nhân phụng sự cái ta dân tộc, phụng sự cho cuộc kháng chiến vì lẽ tồn vong của dân tộc. Sau 1975, khi chiến tranh đi qua, cuộc sống trở về với hoàn cảnh bình thường. Thời thế đã thay đổi, con người sống, làm việc theo cung cách mới. Bao nhiêu quan hệ mới đặt con người vào thế ứng xử, lựa chọn.Chiến tranh không chỉ có chiến thắng mà còn có cả chiến bại. Tiểu thuyết hôm nay đã khắc phục hạn chế trên bằng cách đặt nhân vật vào giữa bối cảnh cuộc chiến. Sự khốc liệt của nó là một thứ "thuốc thử" để phơi bày cái hay dở của con người, rõ hơn cả ở các nhân vật lãnh đạo chỉ huy với căn bệnh chủ quan nóng vội duy ý chí. Ở ngày hôm nay bạn

đọc khó tưởng tượng được trong cái ngày chiến tranh ấy lại có cả một tập thể lãnh đạo chỉ huy trung đoàn, sư đoàn đã có những sai lầm hết sức nghiêm trọng, hoài nghi, đơn giản, ấu trĩ, thiếu dân chủ vừa bộc lộ rõ một tầm nhìn chật hẹp, một ý thức cực đoan, phiến diện.

“Thực hiểu đây là một mệnh lệnh phải chấp hành, không có cách nào khác. Ông Ba

Kiên thì hiểu đây là một yêu cầu vô cùng khó khăn mà mình đòi hỏi cấp dưới phải thi hành bằng bất cứ mọi giá… Nếu thực chấp hành thật nghiêm túc mệnh lệnh của ông thì ngày mai tiểu đoàn Thực sẽ không còn sức mà chiến đấu nữa” [tr.37-1]

“ …Mình cũng có lúc sợ hãi, mình cũng có lúc hoài nghi. Trong con người của họ cũng có một phần con người giống như con người của mình…” [tr.169-1].

Tiểu thuyết sử thi 1945-1975 rất "kỵ huý" việc miêu tả "bản năng gốc" của người chiến sĩ. Điều ấy hoàn toàn có lý vì đó là cái thời "nén tình riêng vì nghĩa lớn". Tiểu thuyết hôm nay phá vỡ bức tường kiêng kỵ đó để đi sâu vào bản năng của người lính, những khát khao tình dục rất đời thường của con người. Rồi hèn nhát, tham sống, sợ chết, tham tiền, háo sắc..., và có cả phản bội. Tội phản bội trong chiến tranh luôn dẫn đến những hậu quả khủng khiếp nên phải chịu hình phạt ở mức độ cao nhất, nhưng trong tiểu thuyết hôm nay, hình như vì một quan niệm nhân ái hơn với người từng là đồng đội mà các nhà tiểu thuyết thường mở cho các nhân vật một lối thoát nhẹ nhàng hơn như Hoán (Xiêng Khoảng mù sương) thì chạy sang đất Thái Lan; Bá (Thượng Đức) thì trốn vào rừng rồi mất tích. Ở thời điểm gian nan, căng thẳng nhất, một phút hoang mang, một phút yếu mềm mà Ba Tánh (Rừng thiêng nước trong) đã chiêu hồi, nhưng ngay khi nhận ra "cái bẫy của bọn Phượng Hoàng"anh ta liền tìm đến cái chết để khỏi phải sống nhục nhã... Thậm chí thời chiến tranh cũng đã có cả sự cơ hội chính trị, mà tiêu biểu lại là một nhân vật nữ - nhân vật Ly (Rừng thiêng nước trong). Trong tiểu thuyết này Trần Văn Tuấn tìm hiểu sự khốc liệt của chiến tranh ở một phương diện mới - chiến tranh làm tha hoá con người. Trước đó phần nhiều các nhà văn nhìn chiến tranh như là một cái lò lửa tôi luyện con người cứng rắn hơn, bản lĩnh, ngoan cường hơn theo xu hướng tốt đẹp tích cực. Nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Chiến tranh đã biến cô gái Ly hồn nhiên thành một người đàn bà sắt đá, đầy bản lĩnh và ham hố quyền lực. Nếu hình dung chiến tranh là một

bi kịch lớn thì mỗi con người trong guồng quay của nó phải hứng chịu những bi kịch nhỏ với mức độ và màu sắc khác nhau.

Chiến tranh có thể rèn luyện cho con người sự kiên cường, bản lĩnh hơn, nhưng cũng làm con người thêm nhiều những hoài nghi, lo lắng, họ hoài nghi về cuộc chiến, về bản thân và đồng đội của mình: “ Việc Mạn và Sâm có thể bị bắt làm cho mọi người không

yên tâm. Đành rằng chúng ta phải tin tưởng ở đồng đội, nhưng ở đời ai mà đoán được chữ ngờ. Giữa lúc mà cái căn cứ chỉ bằng một bàn tay, và cả tiểu đoàn gom lại không đầy hai mươi tay súng như thế này, chỉ cần một mẻ lưới quăng đúng luồng là chúng nó sẽ hót gọn tất cả” [tr.116-1],

Lựu cũng đã có lúc như vậy, có lúc anh ham sống sợ chết, đã có ý định tìm cách trốn khỏi chiến trường: “Lựu đi lang thang. Cậu ta đã cởi vứt hết quần áo bộ đội, mặc cái

sơ mi thường mà cậu ta nhặt được trong nhà dân bỏ đi hồi dưới Tân Thới Hiệp. Trận đánh ở cầu Sắt Lựu chỉ bị thương nhẹ ở tay. Vì muốn được đi viện, cậu ta đã lấy băng cuốn thật nhiều vòng, giả làm bộ đau đớn. Vì tình hình lộn xộn, không có y tá cứu thương, cậu ta được đưa qua Bình Mỹ. Và đêm đó bị pháo kích, khi chạy vào hầm cậu ta vờ rên rĩ, kêu là bị thương mù mắt để người ta nhường chỗ cho, rồi lăn vào giữa hầm. Pháo ngừng bắn. Mọi người ra bến, lựu cũng theo ra, nhưng đến bên bờ thì cậu ta lại đứng sững sờ…..

Một lúc sau thì cậu ta quay trở lại. Cậu ta sợ. Chỗ nào cũng sợ. Sợ một trận đánh như trận Cầu Sắt. Sợ một trận pháo kích như trận pháo kích trên bến. Người ta nói rằng đi xuồng trên sông Sài Gòn ban đêm hay bị “trực thăng” và ca nô đuổi. Lựu cũng sợ. Quay về đơn vị? Cậu ta biết trung đoàn sắp sang bên này. Nhưng rồi sẽ nói thế nào? Và rồi ở đó vẫn sẽ có những trận càn. Cậu ta cứ đi như vậy trong đêm. Đi như một cái máy. Đi mãi. Một lúc sau thì Lựu nhận ra mình đang đi quay trở lại hướng Tân Thới Hiệp. Vậy là tự nhiên cậu ta nghĩ đến nhà má Hai. Ở đó, có lẽ là nơi yên ổn nhất chăng? Ở đó, có lẽ là nơi, ít ra trong một thời gian dài, mình sẽ có chỗ nương tựa chăng? Trung đoàn sẽ ra đi. Ở đó, sẽ không còn xảy ra chiến sự nữa. Mình sẽ về gặp má Hai và nói với má là mình bị lạc đơn vị. Rồi sao nữa? Làm gì nữa thì Lựu cũng chưa hình dung ra, nhưng ít nhất là tránh sự nguy hiểm trước mắt.

Đêm đi và ngày trốn chui trốn lủi bên những bờ rạch, Lựu cứ như vậy lần đường theo sông Sài Gòn, về sông Rạch Tra. Và sau ba đêm thì mới về đến nhà má Hai” [296,297-

1]

Việc miêu tả những "mặt trái" trên là đã làm nhạt đi chất sử thi trong việc thể hiện nhân vật người lính. Đây là một bước tiến mới tiếp cận gần hơn với bản chất của thực tế lịch sử đồng thời khắc phục cái nhìn phiến diện một chiều chỉ miêu tả cái hay, cái tích cực, cái màu sáng mà không làm nổi rõ cái dở, cái tiêu cực, cái màu tối của con người trong cuộc chiến cực kỳ khốc liệt. Điều này không hề hạ thấp hay coi thường những người lính từng xông pha khói lửa xả thân mình để giành độc lập tự do cho Tổ quốc mà là một cái nhìn trung thực hơn về chiến tranh, tố cáo, lên án chiến tranh phi nghĩa. Đồng thời nó làm cho bạn đọc hôm nay trân trọng hơn, tự hào hơn về chiến thắng vẻ vang mà chúng ta đã giành được vì trên chiến trường những người lính không chỉ phải vượt qua, phải chiến thắng sự tàn bạo, sự nham hiểm, sự khủng khiếp bởi vũ khí hiện đại, tối tân của kẻ thù mà còn phải vượt qua, phải chiến thắng sự dao động, hèn nhát, cơ hội, ích kỷ... có trong chính bản thân mình. Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay hấp dẫn bạn đọc cũng một phần là nhờ nó đi sâu khám phá những miền tối khuất ấy của con người.

“ Ông về bưng Voi Nhỏ một chút rồi vội vả ra đi. Ông đi khỏi đơn vị như đang vì một

công việc gấp. Mọi người chắc phải nghĩ như thế, nhưng còn ông, ông ra đi không có một chủ định nào cả. Dần dần trên đường đi ông mới nghĩ đến việc này. Mình sẽ về đâu đây? Dọc đường nơi nào cũng có bom đạn, nơi nào địch cũng có thể đổ quân, nơi nào nếu phát hiện là có bộ đội thì chỉ sau năm phút “trực thăng” vũ trang, phản lực có thể oanh tạc và các cụm pháo đều có thể bắn tới một cách dễ dàng. Đã nhiều lần ông nghĩ tới việc rút sang bên kia sông một thời gian cho tình hình tạm lắng rồi quay trở về. Nhưng mà bên kia sông rồi cũng vậy. Nhưng mà bên kia sông rồi cũng vậy….Ông đã nghĩ đến cách cuối cùng là nắm lấy bộ đội mà chỉ huy và cùng sống chết với họ. Nhưng ông đã bỏ cuộc…’, “Phó chính ủy nhìn vào khoảng không. Ông nghĩ đến ngày mai, cái ngày mai đang đến chầm chậm sau bóng tối nhờ nhờ ấy…” [175,178-1]

Miêu tả những góc khuất trong tâm hồn con người, các nhà văn đi sâu miêu tả con người trong sự đa tuyến giữa cái cao cả - thấp hèn; tốt đẹp – xấu xa. Trước đây con người thường là những viên ngọc không tì vết, thì nay dường như các nhà văn muốn bổ sung thêm khía cạnh khuyết điểm, nhược điểm, hạn chế, những phút đớn hèn, đốn mạt, phản bội, vì thế trong con người dù là mạnh mẽ đến mấy vẫn không tránh khỏi những giây phút yếu hèn, nhụt chí như- Lựu, Tám Hàn… trong Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh.

“ Đánh một trận chẳng có gì khó. Chỉ có việc “chịu trận” sau đó mới ớn. Điều mà

các chiến sĩ hay lo không phải là súng đạn, là lúc đối mặt với quân thù, cùng nhau sống chết. Điều đáng ngại của họ là phải chịu đựng bom pháo trong hoàn cảnh đơn độc, đánh nhau phía trước mà không có ai giữ sườn ở phía sau…”[317,318-2]

Tám Hàn- phó chính ủy phân khu sắp được nhận quân hàm thượng tá, không chịu được sự khốc liệt của chiến tranh đã rất nhiều lần dao động khi nhìn thấy tờ truyền đơn của giặc, vì sợ ảnh hưởng lý lịch mà từ bỏ vợ con…và rồi cuối cùng là chui vào đồn địch để đầu thú. Tất cả những điều hắn nghĩ, những việc hắn làm đều phục vụ cho lợi ích cá nhân của hắn: “… với một quyết tâm đầy tham vọng, ông đã tình nguyện ở lại đơn vị giữa lúc tình hình gay go nhất. Rồi lại so sánh mình với một số cán bộ cùng cấp để rồi nhận thấy một điều gì thiệt thòi đối với mình vì ai là người trụ lại ở vùng ven trong những ngày khốc liệt nhất…”, tác giả đã miêu tả, lý giải khá đầy đủ về những nguyên nhân dẫn đến sự phản bội của hắn: “Đêm qua, người phó chính ủy ấy đã từ bỏ vị trí sau một đêm trắng thao

thức. Thứ nhất ông cho rằng khó mà sống sót trong trận chiến đấu này…lý do thứ hai mà ông quyết định quay một bước ngoặt trăm tám mươi độ là: Sau những ngày ở lại phụ trách phân khu một mình, ông cảm thấy ông đã mất tín nhiệm cả với cấp trên và cả với cấp dưới, ông đã bỏ chạy trong vài trận càn. Ông đã bỏ phân khu bộ, bỏ nhiệm vụ liên lạc với đơn vị từ trên xuống, không chỉ đạo, không có ý kiến…Trong khi ông đang hy vọng ông nổi lên như một vị anh hùng thì cho đến hôm nay, sự thực đã dập tắt một cách tàn nhẫn mọi hy vọng của ông…”[ 206;207-1]

“…Lý do thứ ba khiến cho ông có một quyết định như trên là: Ông vẫn chưa tin vào

toàn cục đi chăng nữa, thì phân khu ông, bộ phận ông vẫn là nơi phải gánh chịu một sự hy sinh quá to lớn”

…“cuối cùng cái điều làm ông day dứt nhất vẫn là ý nghĩ: Cấp trên đã xử trí không

công bằng với ông. Mãi gần đây người ta mới đưa ông lên làm phó chính ủy. Phong quân hàm ông là thiếu tá trong khi đó chính ủy phân khu mới là đại úy. Nhiều cán bộ đồng cấp hoặc trên cấp của ông lúc đó đều là cấp dưới ông. Ông là cán bộ có năng lực, có thành tích” ([207-1]

“…Mãi cho đến lúc đó, hắn mới cảm thấy dễ thở, cảm giác của một người được

buông thả, cảm giác của một người vừa mới thoát khỏi sự nhập nhằng trong tư tưởng. Không còn ai níu kéo hắn nữa. Chỉ còn mấy bước nữa thôi, hắn sẽ bước qua hết cái khoảng cách ngăn đôi giữa hai trận tuyến, giữa hai ngã đường. Hắn không cảm thấy sung sướng, cũng không cảm thấy nhục nhã…” [208,209-1].

Thông qua hình tượng Tám Hàn, tác giả muốn khẳng định tính chất quyết liệt của cuộc chiến. Những tình huống căng thẳng ngột ngạt, những khó khăn nguy hiểm cùng một lúc dồn xuống chiến trường ác liệt này, lòng người được thử thách. Khi mà chiến trường đi vào thời kì gay go nhất thì ai vững vàng, ai nghiêng ngã đã lộ rõ. Khắc họa nhân vật này, Nguyễn Trọng Oánh muốn thể hiện bản lĩnh, thử thách của cái tôi cá nhân. Ở đây tham vọng của cái tôi cá nhân đã đi quá ngưỡng cho phép, nhân vật chưa biết đặt mình trong sự hi sinh, đau thương chung cho mọi người và của cả dân tộc. Sự phản bội của Tám Hàn một phần phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng nó cũng là kết cục tất yếu của tư tưởng vụ lợi, bạc nhược, đớn hèn của những con người chỉ biết hưởng thụ. Hay những người du kích như ông Hai Bình Toong cũng lủi bỏ quê hương chạy lên biên giới tránh xa chiến tranh chỉ vì sợ, và vì muốn tìm chốn bình yên cho riêng mình.

Đặt con người trong mối quan hệ đa chiều với hiện thực chiến tranh, chính là tấm gương phản chiếu rõ nét những góc khuất u tối lẫn sự thăng hoa của cái đẹp trong tâm hồn người lính: “chiến tranh, chiến hào giống như là một thứ thuốc nhử cực nhạy để con người hiện lên hết màu, hết nét. Chiến tranh không có chỗ cho sự dối trá nương náu. Cái gì ra cái nấy, chẳng thể lập lờ đánh lận con đen. Cái cao cả, thấp hèn, cái trung thực, điều vị tha và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sự độc ác…bao giờ cũng bộc lộ đến tận cùng” [20,49]. Qua nhiều trang viết, ở nhiều tác phẩm, các nhà văn cũng đã đề cập đến những góc khuất trong tâm hồn con người, là những nét vẽ để hình tượng con người trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh phong phú, sinh động và đầy đủ hơn nhiều. Chiến tranh tạo nên những con người anh hùng nhưng cũng đã làm nhiều người trở nên hèn kém, bạc nhược, thậm chí là đốn mạt. Những trang văn viết về cái ác, kêu gọi con người cảnh giác với sự tha hóa ngay trong chính bản

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 43 - 57)