Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 85 - 88)

7. Đóng góp mới của luận văn

3.3.1.Ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ văn học, vừa là yếu tố hình thức với ý nghĩa là phương tiện, chất liệu của hình tượng, vừa là nội dung với ý nghĩa là cá tính, cảm quan tư tưởng của nhà văn , nó như cái lý của hình thức, đã thực sự có nhiều đổi thay trong khoảng hơn hai thập kỉ vừa qua. Tìm hiểu về những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh, chúng tôi muốn hướng tới tìm hiểu những sáng tạo của ông trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh nằm trong dòng chảy ngôn ngữ văn xuôi sau 1975 với bộn bề chất liệu đời thường, góc cạnh, đa chiều, mang đậm cá tính sáng tạo của tác giả - một người luôn có ý thức trau dồi và giữ gìn văn cho mình, biết tích lũy cho mình một vốn ngôn ngữ phong phú sinh động và giàu sức biểu hiện để cuốn hút người đọc bằng những thứ văn không nhạt. Tìm hiểu đặc sắc của ngôn ngữ văn xuôi Nguyễn Trọng Oánh thông

qua việc khảo sát các tác phẩm của ông chúng tôi bước đầu có nhận định về việc nhà văn đã tạo được tiếng nói đa thanh, đa cung bậc.

Len lỏi vào từng ngõ nghách của đời sống để nghiên cứu khám phá cái phong phú, phức tạp của lòng người và lẽ đời với tất cả những cung bậc, buồn vui, hy vọng của mỗi cuộc đời mỗi con người. Nguyễn Trọng Oánh đã tạo cho mình mội lối đứng riêng biệt không giống với bất cứ cây bút nào, sự đa thanh trong ngôn ngữ của ông thể hiện ngay từ chủ đề tư tưởng của tác phẩm đến những nhân vật cụ thể trong tác phẩm đều có một lớp ngôn ngữ riêng. Chân chất mộc mạc như má Hai, tinh nghịch, hồn nhiên như Sáu Trang, Hùng… Tất cả tạo nên một bức tranh phức điệu về ngôn ngữ.

“ Tên tôi ấy à? Lâu nay người ta không gọi, nên chắc chi bà con họ đã nhớ… Hai

Chờ… Chờ đợi ấy mà!...

-Tôi nói thiệt đấy mà? Tên tôi là Hai Chờ… Cái tên đó ông gì tôi ổn đặt cho tôi từ lúc chưa sinh lận. Cái tên vậy mà hạp với tôi quá xá chứ lậy! Tôi nghiệm ra suốt đời tôi chỉ có chờ với đợi hoài, anh Ba!....

-Anh Ba nhìn lại cho kĩ cái ngọn đèn này nghen! Khi nào đến đây hễ còn thấy ngọn đèn này là tôi còn chờ các cậu đấy! Đến đây mà không thấy ngọn đèn thì đừng vào. Còn như thấy ngọn đèn vẫn thắp trước cửa hầm đó, vào nhà gọi ba tiếng mà không thấy ai trả lời thì nhìn vào trong hầm đó. Tôi có chết tôi cũng nằm trong hầm đó chớ, tôi không đi đâu đâu…”[tr.172-1]

Thông qua các đoạn đối thoại ngôn ngữ giữa các nhân vật cũng thể hiện tư tưởng tình cảm, tính cách nhân vật, dự báo tương lai sắp tới, những suy nghĩ về thời cuộc:

“Chiều nay ông Ba Kiên nói với má nấu cho khoảng hai mươi nắm thôi. Nhưng

không biết nghĩ sao, má lại đổ gạo vào nồi nhiều hơn. Má nắm tất cả được hai mươi lăm nắm. Ông Ba Kiên nhìn những nắm cơm, không nói gì cả, mặc dầu ông biết má Hai đã nắm thừa ra đến hơn năm nắm.

Nhìn những nắm cơm mới vắt xong bày trên nong, khói bốc nghi ngút, má Hai nói: Tụi nó không về được rồi làm sao anh Ba?

Ông Ba Kiên đang ngồi lặng thinh, nghe má Hai hỏi, ngước lên và trông thấy nét mặt lo âu của má, liền cười:

Nếu tụi nó không về thì tôi với chị phải rán sức mà ăn cho hết chừng ấy cơm chứ biết làm sao nữa?

Má Hai bật cười. Ông Ba Kiên cũng cười theo. Sau tiếng cười đó, họ lại im lặng, nhìn những làn khói cuộn tròn bốc từ những nắm cơm bay lên giống như cuộn khói bốc lên từ những cây nhang trước bàn thờ.”[tr.143-1]

Ngôn ngữ góp phần đắc lực thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Bản thân ngôn ngữ cũng chứa đựng nội dung, sắc thái tình cảm. Cuộc đối thoại giữa Thêm và Út Lích cho người đọc một cảm nhận về tình yêu cua người lính trong chiến tranh đầy những gian lao, khó khăn. Họ cảm nhận được một sự thật cay đắng rằng chiến tranh là ngăn trở khiến cho họ khó có thể đến được với nhau, có được một tình yêu hạnh phúc.

“…Ông Thêm lung túng, không biết làm thế nào nói lung búng trong miệng:

- Thôi nín đi cô Út.

Út Lích lại càng khóc dữ. Anh chẳng biết cái gì hết. Bao nhiêu nỗi đau khổ của tôi, anh cứ dửng dưng. Anh không hỏi tôi được một câu hay sao? Vì sao tôi ra đây, anh cũng chẳng cần biết. Chẳng lẽ tôi lại trở về trong ấp ngay bây giờ, để rồi nó bắt tôi lên quận, rồi tôi sẽ là cái gì… Tôi đi làm cách mạng, tôi đến với anh, sao anh không dang hai tay ra mà đón tôi, cho tôi ngả đầu vào trong trái tim ấm áp của các anh. Trời ơi, tôi đau khổ…

… Đã đến lúc phải nói thật lòng mình, ông Thêm lấy hết sức bình tĩnh:

- Nếu tôi nói ra có sao, cô đừng trách, chính tôi, tôi cũng yêu cô, tôi biết rằng yêu như thế là không phải…

Út Lích cắt ngang:

- Sao lại không phải à anh hai? - Vì tuổi tác không hợp nhau… - Nhưng em thấy hợp thì sao…

Đọc những tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh, thông qua lời độc thoại của các nhân vật, chúng ta hiểu được từng con người, mỗi nhân vật có một cách nhìn riêng về cuộc sống, có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu cách nhìn nhận về cuộc sống, về chiến tranh. Nhà văn không kể về cuộc đời của những người lính mà để cho họ tự nói, tự kể về cuộc đời họ một cách rất chi tiết cụ thể, giúp người đọc có thể hiểu sâu về số phận tính cách của từng người.

“ Đúng tháng 5 năm nay Quá mới tròn mười tám tuổi. Từ khi đi bộ đội đến nay cậu

ta cứ cảm thấy mình đã thành người lớn thực sự. Mặc dầu vậy, chung quanh không ai chịu công nhận điều đó. Cha chết trong chiến dịch Hòa Bình, sau đó mẹ đi lấy chồng, từ ba tuổi Quá đã về ở với bà nội. Bà nội nuôi Quá như một bà mẹ nuôi con vậy. Quá học lên lớp bảy rồi mà bà đi chợ về vẫn mua bánh cho cháu. Hôm trúng tuyển nghĩa vụ, khi ra đi, bà bỏ vào trong ba lô một gói hành tăm và mấy củ gừng lúc nào không biết…”[tr.42-1]

“ … Thằng Hai Cà chết đã ba năm nay rồi, vậy mà ông không sao quên được lời nó dặn. Mỗi lần đi khỏi Đồng Lớn, ruột ông Hai lại nóng cồn cào, tưởng như thằng con trai trở về, chờ ông ở đó, đang đào cho ông cái hầm mới. Nó đào hầm để ông có thể trụ lại đó. Nó đã nói vậy thì làm sao ông có thể bỏ đất này mà đi

Tên thật của ông đâu có phải là Trụ. Chỉ từ sau khi cái ý nghĩ đó, cái sự việc đó, ông liền tự đặt tên mới cho mình để giới thiệu với các nhà báo. Cái tên vừa để tự nhắc nhở mình, vừa để giữ bí mật. Vậy rồi gọi riết thành quen…”[tr.14-2]

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 85 - 88)