Giọng thương cảm ngậm ngùi

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 82 - 85)

7. Đóng góp mới của luận văn

3.2.3. Giọng thương cảm ngậm ngùi

Đã có một thế hệ những người lính bước vào cuộc chiến ngay sau khi rời ghế trường phổ thông. Họ ra đi từ những ngôi làng nhỏ. Họ viết văn bằng những cảm nhận thành thật, những trang viết khét mùi thuốc súng. Một thế hệ những người viết gian khổ nhưng hồn nhiên. Họ đã tạo nên những tác phẩm có giá trị lớn trong việc động viên đồng đội mình tiếp tục tiến lên trong cuộc chiến ngày càng trở nên thác lũ và khốc liệt. Họ đã

viết bằng một bản năng ngọt ngào nhất. Những trang viết không vụ lợi, đếm đong...Họ là những người lính. Và họ viết về những người lính, viết về chính mình.. Điều ấy đã được miêu tả nhiều trong những trang viết về người lính, trong bề dày văn học cách mạng suốt nửa thế kỷ.

Cuộc sống đang diễn ra, đổi thay liên tục, những giá trị riết róng được nhận định và các thế hệ đi tìm giá trị của riêng mình. Dù viết ở đâu và viết về điều gì, có thể không trực diện về chiến tranh, nhưng chất lính vẫn phả rất mạnh trên từng con chữ mà họ đang viết...Trước năm 1975, không chỉ riêng Nguyễn Trọng Oánh mà các nhà văn cũng phải hy sinh rất nhiều điều, hy sinh sự khám phá của mình, không nói nhiều đến những góc khuất của cuộc chiến. Hy sinh cả quyền suy ngẫm kỹ càng về cuộc chiến, suy ngẫm thấu đáo kiệt cùng về mối quan hệ giữa con người và chiến tranh. Phần công dân được đề cao, phần nghệ sỹ bị kìm nén. Chính vì thế sau này người ta đã chỉ rõ, văn học thời đó bị hạn chế sự đa dạng, hạn chế miêu tả bi kịch, ít nói đến con người cá nhân. Năm 1975 là mốc dấu trong cuộc đời của cả một dân tộc, chúng ta chuyển từ trạng thái chiến tranh sang hòa bình. Ngày hòa bình đến là cái đích lớn nhất của người lính. Sau năm 1975 muốn viết lại những điều đó cho đồng đội của họ và cho tất cả mọi người biết và hiểu hơn về chiến tranh.

Giản dị, chất phác mà không thô sơ, chân thật mà vẫn sinh động, đó là những ấn tượng mà người đọc cảm nhận được qua những trang văn của Nguyễn Trọng Oánh. Hướng ngòi bút của mình vào việc miêu tả những tình huống căng thẳng, quyết liệt của cuộc chiến, nhưng đằng sau những thử thách khốc liệt, những khó khăn đó, nhà văn lại sử dụng những câu văn giản dị, nhẹ nhàng dí dỏm làm cho trang văn của ông trở nên giàu sức hút người đọc. Có được vậy chứng tỏ cái nhìn tính tế, sâu sắc về cuộc đời của một con người từng trải.

“Dạo ấy, chiến trường Tây Nguyên thiếu muối. Đi nghiên cứu, mỗi người phải mang theo khẩu phần muối của mình trong một tháng và ăn rất dè dặt. Chỉ khi xới bát cơm lên họ mới lấy vài hạt trộn vào. Họ phải bứt trái vả, trái sung độn vào với cơm để ăn cho đỡ nhạt. Vậy mà khi nghiên cứu chưa xong, thì hầu như mọi người đều hết muối.

Ông Ba Kiên biết tính Thị cẩn thận, bao giờ cũng để giành một ít dự trữ, liền sai cậu công vụ sang xin mấy hạt. Ngồi bên này suối, Thị nghe ông nói:

- Thọ ơi Thọ, mi sang nói với thằng Thị cho tau xin ít hạt muối, tau nuốt cơm không vô. Thằng Thọ sang, Thị nói:

- Hết cả rồi, báo cáo anh ấy cho anh em về mấy ngày lấy muối sang ăn Thằng Thọ tưởng thật, trở về nói lại. Ông Ba Kiên cười:

-Thằng Thị hẳn nói chơi, nghiên cứu chưa xong, về chi được mà về? Nói vậy, rồi ông lại ngồi và ăn cơm nhạt

Thị trông thấy thương quá, lấy mấy hạt muối đưa cho cậu trinh sát mang sang. Ông gói vào trong giấy rồi lấy ra vài hạt bỏ vào bát cơm đảo lên, vừa ăn vừa khen ngon…”[tr.11-1]

Nỗi buồn của người lính khi cảm nhận về những mất mát của cuộc chiến, rồi hôm nay ra đi liệu họ có còn trở về, còn có thể gặp lại những đồng đội của mình: “Mỗi lần gặp

một cán bộ chỉ huy đơn vị như thế này, ông lại có cảm giác như là rồi đây ông sẽ không bao giờ gặp lại họ nữa…”

“ Cả ban chỉ huy nhìn nhau im lặng. Một câu hỏi rất khó trả lời. Từ sáng đến giờ họ chỉ lo việc bố trí công sự, điều chỉnh các bộ tiêu để đánh địch. Mệnh lệnh của trên là đánh địch, họ chỉ biết chấp hành. Câu hỏi của ông Ba Kiên bỗng gợi lại cho họ một suy nghĩ mà họ tưởng như quên đi: Liệu họ sẽ còn ở đây được bao nhiêu lâu nữa với ba mươi tay súng, đạn dược không còn bao nhiêu, và ai sẽ là người cuối cùng còn lại trong số những người có mặt hôm nay?”[tr.31-1]

Sau 1975 đã có được một khoảng lùi về thời gian, để các nhà văn có những khám phá về cuộc chiến toàn diện hơn, nhất là cái khám phá về xã hội học chiến tranh, về con người,về sự hình thành của cái xã hội "tất cả cho tiền tuyến" những năm tháng ấy, mối quan hệ giữa các cá nhân, những hy sinh vì lợi ích của cộng đồng: “Bọn trinh sát thằng

nào cũng vậy, chúng nó sống chẳng giữ lấy cho riêng mình một cái gì. Đứa nào cũng ương ngạnh, nhưng đồng thời cũng rất tình cảm”[ 44-1]

“Mùa mưa! Những chiến sĩ cũ từng quen thuộc với chiến trường hiểu rất rõ mùa mưa. Họ nghĩ ngay đến những cái hầm dềnh nước, nghĩ đến những cuộc hành quân liên mien không có chỗ đặt bo lô để nghỉ, nghỉ đến những đêm choàng áo mưa ngồi đợi đến sáng, nghĩ đến những con sông trắng bạc hai bờ… Các chiến sĩ trinh sát nghĩ ngay đến một đêm tiềm nhập, những con đường đi qua không dễ gì xóa được dấu vết… Những anh nuôi thì nghĩ ngay đến bữa cơm sắp phải nấu buổi sáng, làm sao được những cành củi khô giữa cánh đồng sình lầy này, làm sao nhóm được một cái bếp mà không được có khói… Các chiến sĩ quân y thì lo không đảm bảo vô trùng được cho những thương binh từ mặt trận đưa về. Các chiến sĩ công binh thì lo những vết chân để lại nhoe nhoét trên bến đò sẽ làm mục tiêu cho những chiếc “đầm già” theo dõi. Các chiến sĩ hậu cần thì lo làm sao vận chuyển gạo muối, đạn dược…”[tr. 94-1]

Bằng giọng điệu nhẹ nhàng, thương cảm, tác giả đã tái hiện một bức tranh hiện thực cuộc chiến hào hùng mà bi thương, khó khăn nối tiếp khó khăn, nhưng tình cảm của những người lính giành cho nhau và lòng quyết tâm của họ trong cuộc chiến này thật đáng khâm phục

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w