Giọng sử thi hào hùng

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 74 - 77)

7. Đóng góp mới của luận văn

3.2.1. Giọng sử thi hào hùng

Mỗi tác phẩm tiểu thuyết là một bài ca về cuộc sống vĩ đại của dân tộc. Tâm thế của nhà văn là tâm thế của người ca sĩ hát lên những khúc ca đẹp nhất dâng tặng những người anh hùng của đất nước.

Thế giới nghệ thuật độc đáo của những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi, và cảm hứng lãng mạn sử dụng một hệ thống ngôn từ đặc thù là những lời có cánh vẽ nên những chân dung huy hoàng của các vị anh hùng dân tộc với tất cả lòng ngưỡng mộ, ngợi ca thành kính nhất. Điều đó đã làm cho những con người anh hùng hiện lên vừa phi thường, vừa gần gũi vừa xa xôi.

Chân dung ông Ba Kiên, người anh hùng của trung đoàn Mười Sáu hiện lên thật giản dị gần gủi trong mắt của những người đồng đội và của bà con nhân dân : “ Thì ra bây giờ đó là ông Ba Kiên, người mà an hem trinh sát vẫn hay nhắc đến. Cái ông Ba Kiên hay hút thuốc lào, hay nói chuyện tiếu lâm…cái ông Ba Kiên được phong anh hùng quân đội, một mình chịu cả một mũi với một tiểu đoàn địch trong trận càn Thanh Hương suốt từ sáng đến tối đó! Người ta nói rất nhiều chuyện về ông… Trước đây, Quá vẫn hình dung ra một ông Ba Kiên linh hoạt, vui tính, đến đâu là sôi nổi đến đó. Vậy mà bây giờ… Ông Ba Kiên đứng đó, trước mặt Quá, cái quần sắn lên đến đầu gối, hai chân bê bết sình lầy, rét run cầm cập…”[ tr.8-2].

“Ông Ba Kiên là một người chan hòa, cởi mở, không ồn ào, nhưng lại thích sống trong cảnh nhộn nhịp. Đến đơn vị hay về nhà, ông ít ngồi một mình. Cũng vì quen với sự vui tính của ông, nên hễ trông thấy ông ở đâu là lập tức anh em xúm tới, vây quanh, tán chuyện. Mãi cho đến khi ông bắt đầu làm việc, họ mới tránh đi nơi khác. Khi ở ngoài Bắc,

ông còn làm tham mưu trưởng trung đoàn, hầu như chủ nhật nào, ông cũng có mặt ở doanh trại. Những bữa liên hoan, ông không bao giờ ngồi chung mâm với các cán bộ trung đoàn, mà mang bát đi tìm ngồi cùng mâm với mấy cậu chiến sĩ trinh sát… Ông thương yêu chiến sĩ với một bản năng, ông đến với chiến sĩ với một tác phong thật thoải mái. Nhiều lúc ông cảm thấy hình như ông sống không thể thiếu họ được, cũng như ngày xưa, mỗi khi ra ruộng đi cày, đi bừa, ông phải có phường, có bạn…” [tr.164,165-1]

Hình ảnh của ông Năm Truyện, tư lệnh phân khu trong con mắt của chiến sĩ Lâu cũng đã phần nào nói lên được cái khắc nghiệt của cuộc chiến và sự giản dị đời thường của một người anh hùng: “ Sở chỉ huy tiền phương của bộ tu lệnh phân khu đặt ở Bình Mỹ,

cách khu vực hoạt động của trung đoàn 16 một con sông nhỏ. Có một lần Lâu đã đi qua đó. Gọi là sở chỉ huy nhưng thực ra ở đó cũng chỉ có mấy cái hầm cạnh bụi dừa nước bên bờ rạch. Hôm đó, Lâu đi qua thấy một cán bộ đeo kính trắng, mặc áo bà ba đen, quần cụt, chân không đi dép, đang ngồi với một cán bộ hơi già, tóc đã ngả màu tiêu muối. Trước mặt họ trải một tấm ni long, có bốn cái bắp ngô và hail y cà phê. Lâu biết ngay đây là hai ông cán bộ cỡ “cốp””…[tr.14-1]

Tin ông Năm Truyện hy sinh làm cho nhiều cán bộ và chiến sĩ lo lắng. Mới hôm nào người ta vẫn thấy ông một tay xách dép, một tay chống gậy, đến đâu cũng cười nói thật thoải mái, cặp mắt hấp háy sau cặp kính cận[tr.17-1]

Trong con mắt của các cán bộ chiến sĩ trung đoàn Mười sáu và của bà con nhân dân, những người lính, những người anh hùng như ông Ba Kiên, ông Năm Truyện là người lính cụ Hồ, gần gũi thân thương mà rất đỗi anh hùng. Đối với họ, ông Ba Kiên, ông Năm Truyện như là người cha, người anh từng bước dẫn đường, chỉ lối cho chiến sĩ, người bạn cùng chịu đựng, san sẻ với họ những khó khăn, hiểm nguy trong cuộc chiến gian lao mà hào hùng để đi đến ngày thắng lợi vẻ vang.

Trong những trang viết của Nguyễn Trọng Oánh sử dụng rất nhiều những từ ngữ, hình ảnh với âm điệu sử thi hào hùng, mạnh mẽ và mang ý nghĩa biểu trưng, tái hiện về cuộc chiến vừa gian khổ, bi thương mà hào hùng của dân tộc. Cuộc chiến tranh có thể gây nên những hy sinh, mất mát nhưng cũng có những thời khắc thanh bình. Trong những

khoảnh khắc thanh bình giữa cuộc chiến người lính cảm nhận về cuộc sống hiện lên với vẻ đẹp thật lạ thường: “ Ngày anh từ miền Bắc ra đi, qu mỗi bến phà, mỗi nhà ga đổ nát, qua

những con đường chi chit hồ bom, anh vẫn thường gặp những đoàn thanh niên xung phong cười nói râm ran, vẫn gặp những em học sinh đội mũ rơm mang lá ngụy trang chạy theo anh từng đoạn đường dài, và những đoàn xe bật đèn gầm nối nhau lầm lì đi ra mặt trận. Những đêm mắc võng trên bãi khách, những câu chuyện đùa vui với cô giao liên, những cuộc họp đồng hương giữa đỉnh Trường Sơn, những buổi phổ biến chiến thắng từ tiền tuyến đưa về trên đường hành quân, tất cả đối với anh vẫn mang một màu sắc thơ mộng vì ở đó sự ác liệt không phải lúc nào cũng xảy ra. Sau mỗi trận bom, sau những trận chiến đấu từ một trận địa cao pháo, sau khi vượt một con sông dưới ánh pháo sáng và tiếng gầm của phản lực, anh vẫn có thì giờ lùi ra mà tự ngắm mình, những cái đẹp được nhớ lại, được tưởng tượng thêm ra, tiếp sức cho một trận chiến đấu mới” [tr.19-1]

“ Quá cảm thấy có một cái gì không bình thường trong sinh hoạt, anh ngạc nhiên khi mọi người chung quanh anh vẫn giữ được cái thói quen hằng ngày. Họ đánh răng mỗi buổi sáng bằng nước rạch, họ tắm giặt dưới những lùm cây. Khi tình hình im ắng, họ có thể cầm cành cây chạy qua những khoảng trống từ đầu rạch đến cuối rạch để gặp một người đồng hương mới bổ sung về đơn vị. Vẫn có những người ướp cả cánh mai vàng vào cuốn sổ tay. Sau những trận bom, khi moi hầm, chon cất sĩ tử xong, họ thản nhiên nói với nhau những câu chuyện bình thường…”[tr.21-1]

“…Đã ba ngày nay, ngâm mình suốt dưới rạch, bây giờ mới có dịp tắm rửa một chút. Ông lấy khăn lau nhúng xuống nước, ngồi kỳ cọ thật sạch những lớp bùn bám ở chân, ở tay, ở tóc. Có được một phút nghỉ ngơi như thế thật là thoải mái.

Mùi hương của một thứ hoa gì đó tan ra trong đêm mát dịu. Dầu sao thì mình cũng có thể nghỉ ngơi được một đêm hôm nay…” [tr.25-1]

Giọng điệu sử thi hào hùng được tác giả sử dụng chủ yếu trong việc tái hiện hình ảnh người chiến sĩ, háo hức ra trận với quyết tâm cao tiêu diệt kẻ thù. Đối với họ, trong cuộc chiến này không chỉ đem lại cho họ những mất mát, mà còn có những hơi ấm của nghĩa tình đồng đội, tình quân dân : “ Quá là một chiến sĩ trẻ, - hình ảnh của anh hơn một

chục năm về trước đó- cái mũ tai bèo hất ra sau lưng, khẩu AK khoác trên vai, nòng chĩa về phía trước, nó đang thích được tận mắt trông thấy thằng Mỹ” [tr.41-1]; Xưa là một tân

binh đang trên đường hành quân vào chiến trường, đang háo hức được xuống gần Sài Gòn, được nhanh chóng cầm súng đánh địch. Cậu ta cũng một phen liều lĩnh bỏ đơn vị để đi theo trung đoàn 16: “ Mới một chặng đường, mới nghe một câu chuyện của trung đoàn

trưởng, mới tao đổi vài câu vơi một chiến sĩ, vậy mà trong cái đoàn người đầy mới lạ, đầy những khuôn mặt, dáng người chưa quen biết này, Xưa cảm thấy có một cái gì thật gần gũi, thật cởi mở. Hình như số phận của anh đã định sẵn, đã được quyết định là sẽ gắn bó với cái trung đoàn chưa quen biết này” [tr.54-1]

“…Bảy Hường chưa gặp Quá bao giờ mà chỉ nghe Thị nói chuyện. Trên đường đi ra rạch Bến Đá, cô lắng nghe tiếng súng nổ và bổng thấy hồi hộp lo lắng cho người thanh niên chưa quen biết đó…”[tr.57-1]

“ Những buổi lễ trao cờ, đọc quyết tâm thư trước giờ xuất kích, hành quân cắm lá ngụy tranh xanh rợp đứng chật sân đình vẫn gây cho ông Thêm một ấn tượng sâu sắc. Đứng trước những người sắp ra trận, nghe tiếng súng chạm vào bao xe, nghe những viên đạn đồng va nhau xổn rổn, nhìn ánh mắt lấp lánh của họ, máu trong người ông Thêm lại như sôi lên. Ông cảm động xiết bao khi mỗi lần như thế lại được đứng ra trước hàng quân để kể lại truyền thống của trung đoàn. Vừa kể, ông vừa nhìn lên những lá cờ lấp lánh huân chương” [tr.64-1]

“…Họ tổ chức đi vượt trạm… nếu không đi mau thì sẽ chỉ còn công việc thu nhặt ông bơ và giẻ rách. Ai cũng không muốn mình là người cuối cùng. Ai cũng lo lắng mình sẽ không có gì đóng góp với cuộc cách mạng. Những đoàn quân cứ như vậy nối tiếp nhau ào áo kéo đi. Họ đi cả ban ngày, đi cả ban đêm, ngồi chật các bến xe, bến phà, vứt bớt đồ đạc để đi cho nhanh” [tr.78-1]

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w