Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh trong các tiểu thuyết của

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 38 - 43)

7. Đóng góp mới của luận văn

2.1.2. Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh trong các tiểu thuyết của

Oánh

Sau 1975, hiện thực đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ đời sống bất bình thường của “ngày có giặc” chuyển sang đời sống bình thường. Có những chuyện hôm qua văn học chưa kịp nói đến, chưa được đề cập, còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều kiện đề cập, để nhìn lại… Những điều này đòi hỏi văn xuôi phải chuyển kịp với thời đại, phù hợp với hiện thực mới. Trên bề nổi của cuộc chiến tranh tiểu thuyết là thể loại có khả năng phản ánh một bức tranh xã hội rộng lớn, nhờ đó mà nó có thể tái hiện được cả một chặng đường lịch sử oai hùng của dân tộc.

Chiến tranh bao giờ cũng sinh ra vô số những anh hùng nhưng cũng có vô số những nạn nhân sinh ra từ đó. Vì thế các nhà văn phải nhìn chiến tranh ở nhiều góc độ khác nhau, vừa nhìn trên phương diện những người anh hùng đã chiến thắng, vừa nhìn ở góc độ những nạn nhân sau cuộc chiến và hơn thế phải nhìn sâu vào cái dữ dội và sức tàn phá của chiến tranh. Và những ai đã từng đi qua cuộc chiến đều nhận thấy rằng “chiến tranh đâu phải trò đùa” . Cũng vì lý do đó cái nhìn về chiến tranh đã có sự thay đổi, sự chuyển biến mạnh mẽ.

Trong văn học Việt Nam trước 1975, nhà văn chủ yếu viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nhằm ca ngợi những người anh hùng trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Sau 1975, góc nhìn của nhà văn bắt đâu thay đổi, họ hướng tới hậu quả của cuộc chiến đè nặng lên vai người lính trở về sau chiến tranh, hơn là hướng tới sự ca ngợi một thời oanh liệt. Chính vì thế chiến tranh bảo vệ đất nước không chỉ là sự ca ngợi, ở đó có cả những mặt tối, sự đau đớn mất mát mà văn học giai đoạn trước rất e dè khi nói tới thì được văn học giai đoạn này đã phản ánh chân thực và sâu sắc.

Trong các tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh, tiêu biểu nhất là hai tập tiểu thuyết

Đất Trắng – tác phẩm viết về những hoạt động của trung đoàn Mười Sáu sau đợt tổng tấn

công Mậu Thân 1968. Đây là Trung đoàn vốn có truyền thống chiến đấu oanh liệt, đã ghi được nhiều chiến công hiển hách từ hồi chín năm. Trong kháng chiến chống Mỹ trung

đoàn rất mạnh, từng đánh những trận công kiên nổi tiếng quyết liệt như: Đắc Tô, Đồng Rùm, Chà Tơ… Truyền thống anh dũng của trung đoàn 16 đã được những cán bộ tuyên huấn như Thêm ghi chép lại qua từng trang lịch sử của trung đoàn “ Thêm yêu trung đoàn

một cách cuồng nhiệt, ông không cho phép bất cứ ai nói xấu trung đoàn 16 trước mắt ông, dầu cho đo là nói đùa chăng nữa. Theo ông, trong suốt hai cuộc kháng chiến chưa có một trung đoàn nào như trung đoàn 16 này. Một trung đoàn đi từ Bắc vào Nam, rồi lại từ Nam ra Bắc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, trung đoàn được lệnh phối hợp chiến dịch Đông Bắc đã tấn công địch từ Thượng Lào qua Trung Lào xuống Hạ Lào đến Đông Bắc Campuchia. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, họ lại đi suốt từ Trường Sơn, qua Tây Nguyên, khu sáu, đến đâu đánh đó, cho đến miền Đông Nam Bộ. Và bây giờ đây đã dừng chân trước cửa ngõ Sài Gòn…” [61;59]

Trung đoàn rút về hậu cứ sau đợt một, chưa kịp củng cố lực lượng thì đã có lệnh trở lại chiến trường để tham gia đợt hai cuộc tổng công kích. Họ được giao nhiệm vụ quan trọng là “đứng chân” trên một địa bàn bé bằng lòng bàn tay, ở ven cửa ngõ Tây Bắc vào Sài gòn, lọt thỏm giữa vòng vây của địch. Tiếng là một trung đoàn nhưng thực ra lực lượng của họ đã bị xé lẻ để làm nhiệm vụ tác chiến cho phù hợp với tình thế chiến đấu, tuy vậy họ vẫn kiên quyết bám trụ dẫu cho những khó khăn và hiểm nguy đang chờ đợi trước mắt.

“ …chưa bao giờ một đơn vị ra đi mà quân số tác chiến lại ít như vậy. Tất cả tiểu

đoàn 9, kể cả ban chỉ huy tiểu đoàn có hơn 40 tay súng. Cán bộ phụ trách vừa mới sắp xếp lại, đại đội phó mới lên trong đợt một nay phải lên thay chỉ huy tiểu đoàn, hầu hết cán bộ đại đội đều là tiểu đội trưởng hoặc trung đội phó mới lên…” [64-1]

Dẫu cho những khó khăn, và cũng có lúc họ hoài nghi về khả năng cầm cự, khả năng đánh giặc của mình. Như cuộc đối thoại của ông Thêm và ông Dũng về nhiệm vụ của họ:

“- thì trên đang giao nhiệm vụ cho trung đoàn ta chống phá “bình định” và hỗ trợ

- Giao cho một mình ta thì làm sao được anh? Trên trời, dưới đất, đông, tây, nam ,bắc đâu cũng chúng nó cả, ở giữa có một trung đoàn Mười Sáu. Trung đoàn lúc nào cũng được vinh dự đứng mũi chịu sào. Ha ha…”

Kẻ địch đã dội biết bao bom mìn, gây biết bao khó khăn vất vả cho quân và dân ta bằng những thủ đoạn bẩn thỉu và hèn nhát, đi ngược lại với những gì mà chúng đã lên tiếng với báo giới và nhân dân thế giới: “lâu nay, các báo chí và đài phát thanh địch không

ngớt rêu rao là thằng Mỹ đang xuống thang để tỏ thiện chí của mình trong cuộc đàm phán ở Pari. Nhưng trong thực tế, thì những nơi mà thằng Mỹ đang xuống thang đó lại diễn ra cảnh trái ngược…Ở Miền Nam, những sư đoàn Mỹ, trước kia là lực lượng cơ động càn quét, cướp phá nhiều nơi, nay tập trung về dốc sức bình định đồng bằng và vùng ven đô bằng những thủ đoạn dã man nhất, bằng những vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại nhất: đốt nhà, ủi đất, rải chất độc hóa học và “dùng trực thăng” đi soát giấy, ném cối và bắn đại liên xuống đầu từng người một.

Trảng Bàng và Củ Chi là vùng trọng điểm của cuộc bình định. Sư đoàn “anh cả đỏ”của Mỹ tập trung về đây trên danh nghĩa là xuống thang, rút vào vòng trong, nhưng thực tế là để tổ chức một cuộc ủi đất, gom dân càn quét đánh bật chủ lực của chúng ta khỏi hai bên bờ sông Sài Gòn, tạo nên một vùng đất trắng, ngăn cách vùng giải phóng với vùng sau lưng địch, để từng bước đẩy lùi chủ lực của ta về biên giới…”[tr.277-1]

“ Trời bắt đầu sáng dần, Bảy Rỹ phóng tầm mắt nhìn ra phía xa.Một dải sương mù bạc trắng. Anh giụi mắt nhìn lại lần nữa. Trời đất thánh thần ơi! Dòng sông Sài Gòn! Đến cơ nỗi này rồi hay sao? Từ đây, kế cận bốt Trung Hòa, anh nhìn thấy được con sông Sài Gòn cách bốn năm ki-lô-mét. Những lùm cây, những mái nhà, những khu rừng bổng như có ma quỷ hóa phép, một sáng biến đâu hết. Đất, chỉ còn đất trắng trơ trụi. Bảy Rỹ bỗng cảm thấy bàng hoàng như vừa tỉnh dậy sau một giấc mơ…”[tr.20,21-2]

“ Ngồi trước con sông Sài Gòn mênh mông những nước, không gian hình như rộng thêm ra. Mình càng có cảm giác trơ trọi, hở lưng, hở sườn, hở cả bốn phía. Nổ súng xong, trên trời, dưới sông, sau lưng, nơi nào cũng địch, nơi nào quân cũng có thể đổ xuống, có thể đánh tới” [Tr.318-2]

Đúng là cũng có những lúc họ hoài nghi, lo sợ về khả năng bám trụ, khả năng chiến đấu của mình khi trước mắt họ chỉ là những khó khăn đang chờ đợi, thậm chí có thể là cái chết: “ Giao cho một mình ta thì làm sao được anh? Trên trời, dưới đất, đông, tây, nam

,bắc đâu cũng chúng nó cả, ở giữa có một trung đoàn Mười Sáu. Trung đoàn lúc nào cũng được vinh dự đứng mũi chịu sào.” [37-2] Và cuối cùng “ Cả cuộc đời của những người anh hùng đó đã đóng đinh vào một thời kỳ lịch sử và được thời kỳ lịch sử đó đóng khung lại…Nếu như cho đến ngày hôm nay, cuộc đời của những con người ấy có điều gì đáng nói với ta nhất thì đó là trong thời gian ấy, trong không gian ấy, họ đã dám nhìn thẳng vào sự thật lịch sử mà lựa chọn một hành động…” [Tr.360-2]

Hết thử thách này đến thử thách khác, khó khăn nối tiếp khó khăn. Nhưng bao giờ cũng vậy, súng lên đạn, bồng buộc gọn, luôn luôn sẳn sàng nổ súng hoặc chuyển quân. Mỗi ngày với các chiến sĩ là một cuộc chiến, trực tiếp quần nhau với địch, phải ngâm mình dưới rạch, nhìn thấy trực thăng quạt ngay trên đầu, cánh quạt nó tạt vào mặt, có lúc phải đào công sự ém mình ngay sát chân đồn địch mà đánh… Hình như mọi khó khăn nguy hiểm đều tập trung ở chiến trường này, thiếu lương thực, đạn dược, thiếu quân… “

Ngày hôm qua họ chỉ ăn gạo rang và uống nước lã. Ngày hôm nay, có thể họ vẫn còn phải ăn gạo rang và uống nước lã nữa…” [tr.98-1], “ tiểu đoàn 9 của trung đoàn 16 vừa hành quân đến đây, thì trời sáng. Đơn vị phải ém lại ven bờ sông. Mờ sáng, “trực thăng” lên. Họ buộc phải đánh trả lại địch khi đã bị phát hiện. Suốt ngày cầm cự trong một tình thế tuyệt vọng, họ cứ chịu trận như thế cho đến lúc trời tối” [tr.184-1], “ Con sông Sài Gòn đôi bờ rộng ra mênh mông. Có những quãng chiến sĩ ta phải bơi năm , sáu trăm mét, cắt qua những bãi sình long bong hàng ba, bốn ki-lô-mét. Các đơn vị hoạt động ở chiến trường ven đô phải ém suốt ngày dưới nước, quần áo hầu như không bao giờ khô” [tr.167-1]“Đã mấy hôm nay trung đoàn mất liên lạc với cán bộ địa phương, vì vậy họ lại càng mù tịt tin tức. Bánh mỳ và gạo rang họ đã chia ra, ăn dè dặt lắm, nhưng đến nay thì hầu như hết nhẵn. Ngày hôm đó, cả bảy người chỉ còn một ổ rưỡi bánh mì. Họ phải lấy mía, chặt cây chuối ăn thêm cho đỡ đói” [tr.312-1], “từ hôm dời cứ đến gần sát bốt Trung Hòa, đêm đến Tư Quang và Bảy Rỹ chui từ hầm bí mật lên, lần ra hố bom múc nước rồi lấy hai tấm ni lông quay lại nấu ăn. Nấu xong, chôn hết tro, rải lá khô lên chỗ đất vừa nấu, xóa hết dấu

vết. Họ nấu mỗi ngày một bữa, ăn xong, nắm một nắm cơm bằng quả trứng gà, buộc vào miếng vải dù, giắt ở lưng, đề phòng chạy càn.

Mỗi lần đi ngoài, họ phải lấy xẻng đào hố phân, phủ cỏ và lá khô. Gần tối, hai người đội hầm lên, trèo cây nhìn xem có lính ở đâu không, rồi chia nhau đi móc tìm cơ sở…Xưa nay ai đánh Mỹ bao giờ mà biết? đã thấy bao giờ giặc đem máy ủi ủi đất như bây giờ chưa? Phải nghĩ mà làm… có điều thà chết thì thôi, còn sống còn phải tìm cách đánh nó…”.

Những đêm khoét núi, mở hầm, đào trận địa đánh giặc đã tạo cho những người lính của trung đoàn Mười Sáu cũng như những chiến sĩ du kích địa phương một tinh thần quyết tâm đánh giặc đến cùng, cho dù họ không biết kẻ thù của mình như thế nào, họ chỉ biết nghĩ và làm, chết thì thôi chứ còn sống thì còn phải đánh. Để đứng chân được trên chiến trường đầy khốc liệt và máu lửa này, bộ đội ta cứ đánh xong chỗ này lại rút sang chỗ khác, cứ thế xoay đèn cù với địch. Lực lượng vốn đã ít ỏi như vậy mà ngày nào cũng tổn thất. Tiểu đoàn trưởng Thực, chủ nhiệm trinh sát Thân, chính trị viên phó Thận lần lượt hy sinh. Những anh bộ đội mới khi chiều còn chuyện trò vui vẻ thì có thể đến đêm không quay về nữa. Có hôm má Hai nấu cơm vắt thành ba mươi nắm mà thừa những hai mươi, ngay cả ông Ba Kiên có lúc cũng nghĩ có thể cả trung đoàn sẽ không còn nữa.

Hiện thực chiến tranh được tác giả thể hiện trong Đất trắng hết sức dữ dội và khốc liệt. Sự khốc liệt của chiến tranh được tác giả miêu tả cụ thể qua những tổn thất của trung đoàn Mười Sáu, của người dân xã Đồng Lớn “ Một đoàn mười người đi, trở về may lắm

còn năm, sáu. Có anh em qua đó rồi đi tuột luôn lên biên giới có anh em hy sinh [Tr.152-

2], “… đoàn thương binh năm người đêm ấy chỉ còn Quá trở về” [Tr.238-2]. Những ai từng có mặt ở chiến trường vào thời điểm khốc liệt ấy đều hiểu rằng những trang viết này gắn với cái nhìn nghiêm túc và nó thể hiện trung thực hiện thực chiến tranh. Trong thời điểm lịch sử đó, trong những giờ phút đầy quyết liệt của chiến tranh đó, “vàng thau sẽ được phân biệt”. Qua những trang viết này, nhà văn đã thể hiện được chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đó không chỉ tỏa sáng trong những trận đánh gay go quyết liệt mà còn thể hiện ở sự vững vàng bám trụ bất chấp

mọi khó khăn gian khổ, hy sinh sẽ đến với mình, như những chiến sĩ của trung đoàn Mười Sáu, của người dân Đồng lớn như Má Hai, Hùng, ông Hai Trụ, Út Lích, út Thêm…. “ ở

cuộc thử thách chưa đủ độ thì vàng thau vẫn còn lẫn lộn. Vấn đề quan trọng là cuộc thử thách này đây. Ai là người thật sự cách mạng? Ai là kẻ cơ hội? Ngọn lửa của cuộc chiến đấu đang sàng lọc…”.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w