Cái nhìn về chiến tranh trong tiểu thuyết trước 1975

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 36 - 38)

7. Đóng góp mới của luận văn

2.1.1 Cái nhìn về chiến tranh trong tiểu thuyết trước 1975

Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam là nguồn chủ lực, là nguồn mạch phong phú nhất, không bao giờ vơi cạn của văn học Việt Nam từ khi hình thành cho đến nay. Một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, một đất nước mấy chục năm không ngớt tiếng bom thì không khí chiến tranh để lại một dấu ấn sâu sắc, in đậm trên văn học là lẽ đương nhiên. Vì vậy như một tất yếu lịch sử, đề tài chiến tranh đã làm nên một dòng chảy chủ đạo, làm nên diện mạo tinh thần của cả nền văn học.

Ra đời và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, văn học Việt Nam không chỉ là sản phẩm tất yếu của lịch sử đấu tranh vĩ đại của dân tộc, mà ngay từ buổi đầu lịch sử đã đòi hỏi một nền văn học tương ứng với nó, phục vụ cho nó.

Là con đẻ của cách mạng và những cuộc chiến tranh lớn, nền văn học Việt Nam ba mươi năm chiến tranh không thể không mang những đặc điểm của văn học thời chiến. Các nhà văn của chúng ta đã miêu tả chiến tranh với thái độ trân trọng và long tự hào về mỗi chiến công trong kháng chiến chống Pháp cũng như trong kháng chiến chống Mĩ. Gắn bó với vận mệnh sống còn của Tổ Quốc, với đời sống chiến tranh, văn học ghi lại những hình ảnh không thể phai mờ về một thời kỳ lịch sử đầy máu và nước mắt của dân tộc trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược. Ở chặng đầu tiên của nền văn học mới, văn xuôi đã có những vận động và đổi mới cả về nội dung và hình thức theo định hướng của một nền văn học và kháng chiến. Cách mạng tháng tám đã thổi bùng lên ngọn lửa tiềm tàng trong lòng dân tộc và ở mỗi con người Việt Nam: đó là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng tự do độc lập, chủ nghĩa anh hùng và tinh thần cộng đồng. Nhà văn, với tư cách là một công dân và một

nghệ sỹ, say sưa và choáng ngợp trước sự phát hiện sức mạnh lớn lao và vẻ đẹp của cả dân tộc, trỗi dậy trong đời sống cộng đồng. Bước vào cuộc kháng chiến chống pháp, văn xuôi đã phát huy được ưu thế của thể loại, bám sát các diễn biến và các sự kiện của cuộc kháng chiến, dựng lại bức tranh nhiều vẻ về cuộc kháng chiến toàn dân ở mọi miền đất nước. Theo sát hiện thực của cuộc kháng chiến ở các chiến dịch, các mặt trận với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” đã trở thành lý tưởng của người cầm bút.

Hiểu bộ đội không ai hơn chính là bộ đội – Những cây bút chiến sỹ đã khắc họa thành công hình ảnh anh bộ đội mang vẻ đẹp tươi tắn đáng yêu vừa hào hùng lại vừa hào hoa. Những năm tháng kháng chiến đã khơi đậy mọi sức mạnh tiềm tang của dân tộc, đã liên kết mọi người Việt Nam trong một ý chí chung, trong một vận mệnh chung. Đất nước và con người Việt Nam đã sống những năm tháng đau thương dữ dội nhất nhưng cũng thật hào hùng, chói lọi. Đứng trước vận mệnh của non sông, mỗi con người Việt Nam đều sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả tính mạng của chính mình để bảo vệ quê hương, đất nước.

Trước năm 1975 văn học luôn gắn bó với đời sống xã hội, theo sát từng biến cố của lịch sử. Và điều tất yếu là hiện thực được lựa chọn và phản ánh trong giai đoạn này là hiện thực cách mạng rộng lớn, ở đó mọi người cảm nhận được bước đi dồn dập của dân tộc, khí thế vươn lên của con người cách mạng, tinh thần chiến đấu, sự hy sinh, lòng vị tha nhân ái. Ở đó những người lính và những trận chiến đấu oai hùng luôn là tâm điểm chú ý, được tất cả xã hội quan tâm dõi theo. Dù trong cuộc chiến đó có những hy sinh, mất mát. Nhưng điều đó sẽ trở thành động lực để những đồng đội của họ tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.

Chính tinh thần ngợi ca cách mạng đã tạo nên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn xuyên suốt cả một thời kỳ văn học. Văn học đã gặt hái được nhiều thành công, những tác phẩm thời kỳ này đã có được sức hấp dẫn, lôi cuốn được sự quan tâm của độc giả của nhiều thế hệ, và trở thành nguồn động viên cổ vũ mạnh mẽ toàn dân tộc trong cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc. Với những đóng góp của mình, tiểu thuyết thời kỳ này đã tạo nên mạch nguồn cảm hứng cho một giai đoạn sáng tác mới của văn học.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w