Nhìn chung về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 67)

7. Đóng góp mới của luận văn

3.1.1.Nhìn chung về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, nền văn học Việt Nam bước đầu có một diện mạo mới với những bước đột phá, cách tân về thi pháp. Nguyễn Trọng Oánh được coi là một trong những đại diện đầu tiên của nền văn học Việt Nam đang chuyển động đổi mới. Sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố truyền thống với hiện đại. Tác phẩm của ông thực sự đã gây được sự chú ý của độc giả.

Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh, tiểu thuyết Đất trắng là tác phẩm tiêu biểu và chiếm vị trí rất quan trọng. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho sự đổi mới

của Nguyễn Trọng Oánh trên phương diện thi pháp tiểu thuyết, và cũng là đánh dấu cho sự mở đầu một nền tiểu thuyết mới ở Việt Nam sau 1975.

Đất Trắng là câu chuyện viết về trung đoàn Mười Sáu và những con người kiên

cường bám trụ vùng đất thép Củ Chi, Gia Định những năm cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, đấu tranh quyết liệt với địch để giành lại dân, giành lại địa bàn. Tác phẩm kể về những khó khăn, nguy hiểm của quân và dân khi quyết tâm bám trụ vùng Đất Trắng. Hình tượng nhân vật trung tâm là những người lính của trung đoàn Mười Sáu và những người du kích như Tư Quang, Bảy Rỹ, những người dân như má Hai, ông Hai Trụ…. Tác phẩm đặt ra những vấn đề đấu tranh cách mạng không chỉ ở vùng Củ Chi, Gia Định mà của cả lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa quân dân Việt Nam và kẻ xâm lược là bọn đế quốc Mỹ, tác giả đã chỉ ra được tinh thần quyết tâm cao của tất cả mọi người dân Việt Nam khi đánh giặc. Đồng thời trong tác phẩm nhà văn cũng đem đến cho người đọc một cách nhìn, cách cảm nhận mới về chiến tranh mà văn học trước 1975 không dám đề cập đến, đó là sự tha hóa, suy đồi đạo đức của người lính, là sự phản bội của cả những người đứng đầu như phó chính ủy phân khu, vì không chịu được sự khắc nghiệt của chiến tranh, ham sống, sợ chết, đã đầu hàng địch khiến cho cuộc chiến vốn đã khó khăn bất lợi cho ta thì giờ đây càng lâm vào hiểm nguy.

Hầu hết các tác phẩm được Nguyễn Trọng Oánh xây dựng theo kiểu kết cấu đa dạng, nhiều tầng lớp, trong tác phẩm có sự đan cài thời gian quá khứ và hiện tại, liên quan tới những câu chuyện về những trận chiến đấu của trung đoàn là số phận cuộc đời của từng nhân vật, mỗi người một hoàn cảnh, một lý do riêng khi nhập ngũ, nhưng khi trở thành thành viên của Mười Sáu thì họ đều có một mục tiêu, một lý tưởng là chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

Nguyễn Trọng Oánh đã rất thành công khi miêu tả tâm lý nhân vật. Đó là những đấu tranh mâu thuẫn giằng xé tư tưởng giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa cái tốt và cái xấu trong tâm hồn mỗi con người. Những suy nghĩ này không chỉ hiện lên trong tâm tưởng của người lính Việt Nam mà còn có cả ở những người ở biên kia chiến tuyến.

Đất Trắng, Con tốt sang sông, Người thắng cuộc, Mây cuối chân trời, Nguyễn Trọng Oánh

đã rất có ý thức tổ chức một thế giới nhân vật phong phú, sinh động. Với phong cách vẫn mang dấu ấn của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, Nguyễn Trọng Oánh đã sáng tạo trong tiểu thuyết của mình những bức tranh tả thực về chiến tranh, về con người trong và sau cuộc chiến. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng Oánh luôn tồn tại mối quan hệ đối kháng đầy sinh động và hấp dẫn với những đấu tranh với hoàn cảnh và với chính mình.

Nguyễn Trọng Oánh đã xây dựng thành công hai tuyến nhân vật cơ bản để khắc họa rõ nét những bức tranh trong đời sống chiến tranh với những khó khăn, đau thương mất mát mà hào hùng và những biến đổi trong xã hội Việt Nam sau cuộc chiến. Tuyến thứ nhất là những nhân vật được xây dựng với tư cách là công cụ của đế quốc Mỹ, là tay sai của đế quốc, phục tùng quân xâm lược Mỹ và gạt bỏ quyền lợi của nhân dân sang một bên, từng ngày gieo rắc những tội ác man rợ trên mảnh đất cha ông. Tuyến thứ hai là những nhân vật đại diện cho tư tưởng của nhân dân. Đó là những nhân vật có sự thức tỉnh trong tư tưởng và nhân cách, là những người lính của Mười Sáu, là bà con trong khu phố Bảy Hiền, là những du kích địa phương như Tư Quang, Bảy Rỹ.

Trong quá trình vận động, các tuyến nhân vật luôn hiện lên trong mối quan hệ mâu thuẫn và đối lập. Hai tuyến nhân vật đối kháng nhau ở mọi phương diện, từ những suy nghĩ về cuộc chiến đến những trận đánh đối đầu của ta và địch. Điều này góp phần giúp tác giả thành công trong việc tái hiện một thời kỳ lịch sử đầy đau thương mà hào hùng của vùng đất thép Củ Chi nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung . Hơn thế, nhà văn cắt nghĩa những vấn đề lớn của hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ một cách thẳng thắn, trung thực hơn. Không còn là sự tô hồng về chiến tranh nữa, mà chiến tranh cũng đã tạo nên những vùng đất trắng, những “vòng tròn trắng”.

Khi miêu tả hệ thống nhân vật này, Nguyễn Trọng Oánh đã tập trung làm nổi bật hình ảnh những người lính anh hùng trên cái nền của hiện thực cuộc chiến gian khổ, nhằm thể hiện rõ thế đối lập giữa ta và địch. Những người lính và tất cả nhân dân ta dù bước vào cuộc chiến với những khó khăn thiếu thốn, nhưng họ lại là người nắm thể chủ động, họ có

tinh thần đoàn kết, có ý chí quyết tâm, điều đó là động lực để họ chiến đấu và chiến thắng: “ Các cậu đừng lo, mình lo một thằng địch phải lo mười. Mình đứng trước cửa ngõ Sài Gòn

kề dao vào tận cổ nó, nó phải quẫy chứ. Đến cắt tiết con cầy lắm lúc nó còn cựa cho văng cọc đứt dây huống chi là đánh nhau với thằng Mỹ. Cái quan trọng là bám cho chắc, trụ cho vững” [ tr.168-1]

Nguyễn Trọng Oánh cũng không quên miêu tả một bộ phận công cụ đắc lực không thể thiếu của bọn đế quốc Mỹ, đó là những tên lính như Điloong, Hai Rớt, Bảy Hổ, Thìn, Huy… những kẻ làm phong phú thêm cho bộ mặt của bọn chính quyền thực dân chuyên đi cướp nước, và bọn tay sai bán nước cầu vinh. Trong tác phẩm Mây cuối chân trời, Nguyễn Trọng Oánh tập trung miêu tả những suy nghĩ, hành động của Bảy Hổ, em trai thằng Thìn, một kẻ được rèn luyện làm tay sai chuyên đi lung bắt và giết những người cách mạng, từ khi hắn còn là một đứa trẻ đã có những hành động giết người như một tên đao phủ thực thụ. Còn những kẻ như thằng Thìn sẽ là mối hiểm họa cho Mạnh, bởi hắn vốn là bạn học của Mạnh, là một đứa thông minh, hắn hiểu Mạnh rất rõ, có thể đoán biết từng đường đi nước bước của anh.

Nguyễn Trọng Oánh cũng làm nổi bật lên hiện thực chiến tranh với tính hai mặt của nó, vừa miêu tả cái hào hùng oanh liệt, đồng thời cũng không quên tả thực chiến tranh với sự tàn khốc mà bọn Mỹ đã gây ra cho đất nước Việt Nam, và mặt trái của cơ chế thì trường đang ngày một ăn sâu vào tâm thức, suy nghĩ của mỗi người. Để thể hiện những vấn đề đặt ra trong các tác phẩm của mình, nhà văn luôn đặt các tuyến nhân vật của mình trong mối quan hệ đối kháng thể hiện ở mọi mặt của nhân vật, từ những suy nghĩ, lý tưởng, mục đích tham gia cuộc chiến. Tiêu biểu là hai nhân vật Mạnh và Thìn trong Mây cuối chân trời. Một người là đại diện cho lý tưởng, quyết tâm đánh giặc của nhân dân, một

người là công cụ đắc lực của bọn đế quốc.

Các nhân vật xuất hiện, bộc lộ tính cách của mình, lôi cuốn sự chú ý của người đọc từ nhiều góc độ: hành động, lời kể của tác giả, lời kể của nhân vật khác, v.v... Trung thành với nghệ thuật xây dựng nhân vật kiểu truyền thống, với mỗi nhân vật, Nguyễn Trọng Oánh chỉ dừng lại một chút để miêu tả. Việc tạo lập thế giới nhân vật như vậy tưởng như

lan man, không có điểm nhấn nhưng thực chất đã đem lại cho độc giả những ấn tượng rất riêng về từng nhân vật và tạo sức hấp dẫn. Ngoài những trang là lời tự bạch của nhân vật, ở những trang còn lại, tác giả chỉ miêu tả mà không hề bộc lộ cảm xúc. Qua giọng điệu miêu tả chậm rãi, lạnh lùng, nhà văn đã để khoảng trống cho độc giả đồng sáng tạo với mình trong thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng, nhiều tầng lớp của tác phẩm. Vì thế, các nhân vật hiện ra rất khách quan, cho phép người đọc có những cảm nhận riêng.

Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Trọng Oánh, chúng tôi đặc biệt chú ý vào nhân vật Tám Hàn. Tám Hàn được xây dựng trong tác phẩm như là một dụng ý đặc biệt của nhà văn khi miêu tả bộ mặt thật của chiến tranh và những kẻ phản bội. Đặc biệt hơn đây là một kẻ đã từng giữ chức vụ cao trong quân đội, đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường, nhưng đã không giữ vững được ý chí và quyết tâm của mình mà đầu hàng địch. Có thể nói nhân vật này là sự tập trung cao độ của nhà văn và được xây dựng một cách chi tiết hoàn chỉnh như là một điểm nhấn mà nhà văn muốn gửi đến người đọc. Việc Tám Hàn đầu hàng vì dao động về đường lối là do đâu? Phải chăng vì hiện thực chiến tranh quá khốc liệt mà con người chưa chuẩn bị cho mình đầy đủ tinh thần, ý chí cách mạng để vượt qua những thử thách mới. Việc Tám Hàn từ bỏ con đường cách mạng “ điều đó càng làm cho chúng

ta cứng rắn thêm lê, vững vàng thêm lên, tự hào thêm lên. Chúng ta là vàng, vàng đã được thử lửa”[ tr.257-1].

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Oánh đã xây dựng thành công một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng và sinh động. Mỗi nhân vật hiện lên là một vấn đề của xã hội được đặt ra. Chúng tồn tại trong mối liên hệ đối lập nhau nhưng thực chất là bổ sung cho nhau để tạo nên một xã hội đầy biến động. Cuộc sống được hiện hình với nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Thế giới nhân vật có vai trò to lớn trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, đem lại cho tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh sức hấp dẫn riêng. 3.1.2. Các loại hình nhân vật tiêu biểu

Mỗi thời đại, mỗi trào lưu văn học đều xây dựng cho riêng mình một hệ thống nhân vật. Nói đến tiểu thuyết là nói đến vấn đề xây dựng nhân vật vì nó là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. M.Bakhtin khi nghiên cứu tiểu

thuyết của Đôtxtôiepxki đã khẳng định: “Nhân vật làm cho Đôtxtôiepxki quan tâm không như một hiện tượng của hiện thực, có các dấu hiệu xác định, cố định về mặt điển hình xã hội và tính cách cá nhân, không như một diện mạo nhất định, được tạo thành bằng các đặc điểm đơn nghĩa và khách quan, mà trong tổng thể phải trả lời câu hỏi: Nó là ai? Không nhân vật làm cho cho Đôtxtôiepxki quan tâm chỉ như một quan điểm đặc biệt đối với thế giới và đối với chính nó. Như một lập trường ý nghĩa và lập trường đánh giá của con người đối với bản than và đối với thế giới xung quanh nó. Đó là đặc điểm quan trọng và căn bản trong cảm thụ nhân vật” [4;36].

Tiểu thuyết sử thi Việt Nam trước 1975 được viết dưới ánh sáng của cảm hứng anh hùng ca xứng đáng là một thể loại lực lưỡng trong ngôi nhà văn học cách mạng, với: Xung kích, Con trâu, Vùng mỏ, Xung đột, Đất nước đứng lên, Dấu chân người lính,… Tiểu thuyết

hôm nay, ngoài cảm hứng anh hùng ca còn được chi phối bởi cảm hứng đời tư, mà cụ thể là các nhà tiểu thuyết rất có ý thức sử dụng chất liệu đời tư cá nhân làm cho tác phẩm gần với cuộc sống hơn, sinh động hơn. Tác giả của tiểu thuyết về đề tài này phần lớn là những người trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng cuộc chiến đã lùi xa hơn 30 năm nên họ viết về chiến tranh hôm qua bằng cái nhìn, sự suy nghĩ và sự tác động bởi những đổi thay của hoàn cảnh lịch sử ở ngày hôm nay.

Các nhân vật chính diện của sử thi luôn là những anh hùng tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí, lòng dũng cảm, trí tuệ của cả một cộng đồng. Bên cạnh những phẩm chất sử thi vốn có, nhân vật người lính của tiểu thuyết hôm nay luôn được các nhà văn xây dựng gần với con người đời thường, có tốt có xấu, nhiều hay và cũng lắm dở. Trước hết là vấn đề lý lịch. Tiểu thuyết hôm nay như muốn "phản biện" lại vấn đề này với những lý lịch rất "có vấn đề" của các nhân vật lãnh đạo chỉ huy như Tám Hàn: “ sinh ra trong một gia đình công chức ở thành phố nhỏ miền Trung, cậu bé Hàn

sớm có nhiều tham vọng. Ông bố cậu là một giáo học, cũng luôn luôn lo vun đắp cho con một tương lai ít nhất cũng phải hơn mình. Sống giữa cái cảnh mà mọi người tìm đủ cách để chen lấn nhau, xu phụ nhau, thậm chí lường gạt lẫn nhau để kiếm miếng ăn, ông giáo thấy cần thiết phải dạy cho con mình một cách sống khôn ngoan… Ông sẽ không bao giờ cho cậu bé đi làm cái nghề gõ đầu trẻ như ông. Con đường tiến thân của cậu phải bắt đầu từ

những chức vụ gần với uy quyền mà ở đó cậu con sẽ tìm được những người che chở có thế lực, ngõ hầu mở ra trước mắt cậu một tương lai đầy xán lạn.[Tr.179-1]

Ngoại hình các nhân vật người lính cũng rất "đời thường", luôn được xây dựng theo nguyên tắc mang đậm dấu ấn chiến tranh, trên hình hài họ như còn đang vương khói lửa chiến trường". Trung đoàn trưởng trung đoàn 16 là Ba Thêm, là linh hồn của đơn vị nhưng lại có một ngoại hình nhỏ con, có bàn chân đen đúa đầy những vết mốc, nói năng thì dân dã, mộc mạc, xưng hô với chiến sĩ thì “tau – mi”, Ba Thêm thì cục cằn, thẳng tính…. Cũng trong tiểu thuyết này nhà văn đã triệt để "giải sử thi" cả tên các nhân vật anh hùng sao cho thật quê mùa dân dã với Ba Thêm, Bảy Rỹ, Năm Truyện, Út Lích, Tạng, má Hai Chờ; ông Hai Trụ... Việc phản ánh chân dung, tính cách của các nhân vật như vậy đã nói lên tính chân thực của hoàn cảnh, chiến tranh là đói khát, là khoảng cách mong manh và đầy căng thẳng giữa cái sống và cái chết nên người lính không thể có một ngoại hình đẹp đẽ, phương phi cường tráng, không thể có một ngôn từ "có cánh" lịch sự, khuôn mẫu, đúng chuẩn mực... Qua ngoại hình nhân vật, dù thường được miêu tả ở ngôi thứ ba cũng cho người đọc có cảm giác người trần thuật là người trong cuộc hoặc ở vị thế rất gần với nhân vật.

Nhân vật người lính trong tiểu thuyết hậu chiến không bộc lộ mình trong những sự kiện ác liệt được lấy làm bối cảnh chính của tác phẩm như một “kiểu nhân vật hành động” mà chủ yếu xuất hiện trong trạng thái suy tư, chiêm nghiệm, “sống với thời gian hai chiều”, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“ Nhiều lúc, ông đã nghĩ đến việc có thể cả một trung đoàn phải hy sinh. Ý nghĩ đó,

ông không nói với ai. Sáng nay, khi gặp phó chính ủy Hàn, có lúc ông cảm thấy như phó

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết nguyễn trọng oánh trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết việt nam sau 1975 (Trang 67)