Giọng điệu tự vấn

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 88 - 94)

Dòng ý thức là những liên tởng bất chợt, cảm xúc đan xen trong mạch nghĩ suy, hồi tởng của nhân vật. Do đó những liên tởng khác nhau sẽ dẫn đến những cảm xúc không giống nhau. Bên cạnh những lời nhân vật tự nói với chính mình là những cảm xúc về những vấn đề mà nhân vật hồi tởng lại. Những cảm xúc ấy có thể là buồn thơng, có thể là hạnh phúc nhng cũng có thể là những trăn trở, suy t của nhân vật. Sự trăn trở về vấn đề đã qua nhiều khi trở thành sự tự vấn của chính bản thân nhân vật. Bởi tự vấn là nỗi khắc khoải trong lơng tâm. Tự hỏi mình về việc mình đã làm nhng nghi ngờ về sự đúng đắn của nó. Khai thác sắc thái tâm trạng này để thấy đợc “lát cắt” trong dòng ý thức của nhân vật chính trong những tác phẩm viết theo xu hớng dòng ý thức. Với Nỗi buồn chiến tranh thì nhân vật lại tự vấn về những nghịch cảnh diễn ra một cách bình thờng trong chiến tranh. VớiVà khi tro bụi thì sự tự vấn dờng nh là sự xóa dần quá khứ của chính mình có thực sự đem lại cuộc sống bình yên hay không? Còn

Trí nhớ suy tàn thì sự tự vấn của nhân vật nằm ngay trong cảm xúc, trí nhớ của nhân vật đang diễn ra mà tác giả đã nắm bắt đợc khoảnh khắc ấy.

Giọng điệu tự vấn xuất hiện trong khi nhân vật đứng trớc hiện thực mà không tin rằng, đó là sự thật. Trong Nỗi buồn chiến tranh, nhân vật của Bảo Ninh thờng sau phút giây ngạc nhiên, ngỡ ngàng ấy, luôn đặt ra những câu hỏi, mở ra một tòa án lơng tâm với những rung động tinh tế của tâm hồn: “Kiên bắn. Nhng điều kinh khủng là anh đã tiến tới thật gần rồi mới bắn…Kiên ôm bụng ngồi thụp xuống cạnh bốn cái xác và run bần bật, oẹ khạc. Mời năm đánh nhau, từ thuở là tân binh tới giờ anh mới một lần nh thế… Nhân tính, tình ngời”[40, 115]. Kiên là một ngời lính và anh cầm súng bắn vào kẻ thù. Trong hoàn cảnh chiến tranh thì hành động đó nh một cách tự vệ chính mình. Bởi nếu anh không giết chúng thì kẻ thù sẽ giết chết anh. Nhng chính việc cầm súng xả vào họ đã khiến anh ghê sợ. Trong sự ác liệt tàn khốc của chiến tranh, liệu có tồn tại nhân tính, tình ngời? Nh Thịnh trong chiến tuyến ta - địch đã thốt lên “đàn bà, đừng bắn”. Hay day dứt khi nhìn dòng lính áo xám bị xe tăng tới để chết chồng chất vì tay Kiên, Tạo không thể chịu đựng nổi nữa, anh lay vai Kiên rối rít nh van thôi, đừng bắn nữa, ối giời ơi, thôi đi mà”[40, 137]. Sự thức tỉnh tình ngời vừa nhen nhóm thì chính họ phải trả giá đắt cho hành động của mình bằng tính mạng bản thân. Vậy nhân tính ở đâu? Chiến tranh đặt con ngời lựa chọn giữa sống và chết thì ngay ngỡng cửa hòa bình chứng kiến một đồng đội của Kiên đã có một hành động man rợ đối với xác cô gái sân bay Tân Sơn Nhất đã trở thành nỗi ám ảnh trong Kiên. Tại sao con ngời phải giết hại nhau? Ngay cả đối với một thi thể đồng loại, tại sao lại đối xử nh xác một con vật, Kiên nh run lên, anh hồ nghi về cuộc chiến, “chính nghĩa đã thắng, lòng nhân đã thắng, nhng cái ác, sự chết chóc và bạo lực cũng đã thắng”[40, 238]. Với cái chết của tên nguỵ, bằng giọng hoài nghi, tự vấn Phán đang soi vào nội tâm của chính mình. Chính anh cũng không hiểu vì sao dới hố bom anh lại xót thơng cho tên nguỵ và hứa sẽ đi tìm bông băng để cứu anh ta. Nhng khi trở lại cứu tên nguỵ anh đã lồng lên chạy cuống quýt… Nghĩ tới cảnh ngộ của anh ta lòng tôi đau đớn cuồng

thắt, và rốt cuộc thì anh ta ngồi chết nh thế ở cái hố nào?”[40, 100]. Tại sao bao nhiêu năm rồi hình ảnh tên nguỵ trở về nhỏ máu trong anh khi trời ma. Phải chăng đó là nhân tính, tình ngời đã thức dậy trong anh sau hành động tự vệ của chính mình? Tiếng anh gọi tên nguỵ năm xa vẫn vang lên trong tâm tởng anh, trở nên nhức nhối mỗi chiều ma. Giọng tự vấn thể hiện sự thức tỉnh lòng nhân trong mỗi con ngời. Nó tái hiện những băn khoăn trong nhân vật, bắt nhân vật kiểm chứng lại hành động của mình, độc giả cũng tham gia vào quá trình ấy. Có thể những băn khoăn ấy, những câu hỏi ấy mãi mãi không có câu trả lời nhng nó sẽ gợi mở, là cung bậc để con ngời sống tốt hơn ở hiện tại, phải làm gì ở ngày hôm nay để ngày mai không bao giờ có những cảm giác dằn vặt khắc khoải vì những việc đã làm trong quá khứ.

Trong văn xuôi trớc năm 1975, đặc biệt là những viết đề tài chiến tranh, nhân vật tự vấn là tự đối chiếu điều chỉnh lời nói, hành động của mình sao cho hợp với tiêu chuẩn cộng đồng. Đó là những day dứt, đau xót của bà Cà Sợi trong

Hòn đất của Anh Đức. Thằng Xăm là con đẻ của bà. Bà đã nuôi nó lớn lên trong nghèo khó, trong sự chắt chiu những mong con nên ngời. Nhng điều mong đợi của bà đã không thành hiện thực. Lớn lên, Xăm trở thành kẻ ác ôn. Nó thành kẻ giết ngời, thành kẻ thù của cách mạng. Giết hay không giết nó – vì nó đã giết hại anh em cán bộ cách mạng mà trong số đó nhiều ngời là ân nhân của mẹ con bà; và hiện là nỗi lo cho phong trào, cho sinh mạng bao con ngời khác. Nhng đến Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh thì tự vấn lại mang tính chất khác. Xuất phát điểm của nó là lòng nhân, là cái đẹp đích thực, là cái bản thể cá nhân với ý nghĩa rộng. Đó là dợng Kiên dặn anh trớc khi ra trận “con hãy cảnh giác với tất cả những sự thúc giục con lấy cái chết để chứng tỏ gì đấy”[40, 63], bởi theo ông “nghĩa vụ của con ngời trớc trời đất là phải sống chứ không phải là hi sinh, là nếm trải sự đời một cách ngọn ngành, chứ không phải là chối bỏ”[40, 63]…Dù hiện tại cha Kiên nhìn thấy ở tơng lai là nỗi buồn. Ông suy t về cuộc đời, cái đẹp. Ông cho rằng cái đẹp trong chiến tranh, sẽ bị chính

chiến tranh hủy diệt. Ông chìm đắm trong thế giới của riêng mình, những nhân vật, con ngời siêu thực đợc phác hoạ trong bức tranh. Rồi Phơng cũng có những suy t về cuộc đời. Phơng nhìn "thấy tơng lai, đấy là sự đổ nát, sự thiêu huỷ"[40, 150]. Ngay cả Kiên anh hồ hởi bớc vào cuộc chiến vì tin “những giá trị cao đẹp của cuộc chiến đấu này”[40, 152], nhng khi chạm chiến tranh anh nhìn thấy cuộc đời trong trạng thái bấn loạn, bất an với những dòng hồi ức trở về trong anh nh một sự ám ảnh. Tại sao cuộc đời lại xô đẩy anh có một số phận nh thế? Tại sao anh lại mất tất cả? (tình yêu, gia đình, đồng đội…) Vậy cái chất của cuộc đời này ở đâu? Những câu hỏi ấy cứ trở đi, trở lại trong anh. Đâu sẽ là câu trả lời xứng đáng nhất cho thế hệ từng tham gia chiến tranh nh Kiên? Qua giọng tự vấn những suy t trăn trở của thế hệ vừa qua chiến tranh hiện lên nh là kiểm chứng lại quá khứ để thanh thản hơn, đúng hớng hơn trong những bớc đi sắp tới. Chiến tranh đã lùi dần vào quá khứ. Bên cạnh cách nhìn nhận lại cuộc chiến vừa qua là cách nhìn của con ngời với cuộc sống hôm nay. Cuộc sống hôm nay với nhiều những biến đổi, con ngời có xu hớng tìm về giá trị cội nguồn. Đó chính là nơi nuôi dỡng và phát triển tâm hồn con ngời. Giọng tự vấn trong khi tro bụi của Đoàn Minh Phợng hớng về những giá trị của dân tộc qua nhân vật An Mi “tôi không có nơi để bắt đầu”[51, 39]. Cả cuốn tiểu thuyết là sự suy t của An Mi về cái chết, về việc “tôi muốn biết mình là ai trớc khi chết”. Với An Mi, có lẽ chết là đi vào một đám sơng mù. Vậy lý do nào khiến An Mi lên đênh trên những chuyến tàu không rõ mục đích đi và đến để tìm cái chết cho cuộc đời mình. Với một thái độ “tôi không có nơi nào để bắt đầu”, chị bớc vào cuộc hành trình chuẩn bị cho mình một cái chết trong ba tháng sau khi ngời chồng qua đời. Nhng chị không hiểu gì về cái chết? Chị bắt đầu một hành trình cho riêng mình để trả lời câu hỏi đó. Suốt cuộc hành trình đó, trong chị luôn luôn là những cuộc tự vấn. Phải chăng "chết là một dấu chấm hết?"[51, 12]. "Và nếu chết, sau đó có chăng một sân ga với những chuyến tàu xuôi ngợc về một thiên đờng hay địa ngục nào. Có lẽ cái chết không có màu hồng hay

màu tím phôi pha nhạt nhoà của một giấc chiêm bao, mà là màu đen tuyệt đối của sự vùi lấp tuyệt đối. Hoặc nó là màu trắng tuyệt đối của sự mất mát tuyệt đối"[51, 36]. Trong thời gian học đạo, chị cũng không lý giải đợc về cái chết. Tại sao những vị chân tu lại ra đi trong "thanh thản"? Sự "thanh thản đó, nó có từ đâu?"[51, 44]. Chị "không tin linh hồn còn sau khi cái xác đã bỏ cuộc"[51, 44] nh niềm tin trong đạo...Nh vậy ý niệm về cái chết, đau đớn hay thanh thản do cái chết đem lại với chị giờ "không có nghĩa gì nữa"[51, 44]. Vì "chị không biết" và "không còn thì giờ để biết. Không còn thì giờ để nuôi nấng những câu hỏi, rồi sống để tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy"[51, 40]. Những câu hỏi đó với chị không có câu trả lời. Nỗi tuyệt vọng trong chị cũng từ đó tăng lên. Càng tuyệt vọng chị càng tin rằng việc đi tìm cái chết của mình là đúng. Cho đến khi chị cố truy tìm sự thật trong câu chuyện của ngời trực đêm khách sạn thì những câu trả lời đợc hé mở dần. Cũng là mở đầu cho một hành trình ngợc lại - hành trình trở về với sự sống.

Trong hành trình trở về với sự sống, An Mi bắt đầu soi lại ký ức của mình: "nhà tôi có một chiếc cầu bắc qua một con sông nhỏ. Cạnh nhà có một con lạch ẩn dới đám cỏ hoang và lau sậy...Cha tôi đi lính đã ba năm không có nhà. Nhà chỉ có mẹ và hai đứa con gái nhỏ. Mẹ tôi trồng lát, đan chiếu, lâu lâu lại gánh chiếu ra chợ bán một lần. Tôi phụ mẹ nhổ lát, chẻ lát, phơi lát"[51, 179]. An Mi bắt đầu nhớ lại những ký ức đầu tiên của cuộc đời mình. Những năm tháng sống bình yên bên mẹ và em, cả ký ức về cảnh bom đạn chiến tranh làm gia đình chị phân ly. Những ký ức mà trớc đó chị không thể nhớ và viết lại ngoài một câu "tôi là một đứa trẻ mồ côi"[51, 37]. Khi ký ức đó ùa về cũng là lúc An Mi nhớ lại tất cả, khiến chị là chị mà không lẫn với một ai khác. Với cái chết của ngời mẹ và tiếng gọi của ngời em đã khiến An Mi nhìn lại nội tâm mình, tự vấn lại l- ơng tâm mình?. Tại sao tôi lại quên đi quá khứ, quên đi mẹ và em? Tại sao 25 năm qua tôi không nhận ra tiếng gọi của đứa em mình? Em tôi còn sống hay đã chết? Tại sao tôi không tìm ra đợc thứ keo để gắn tôi với thế giới loài ngời? "An

ơi, An ơi, chị có đó hay không?" [51, 184]. Tiếng gọi ấy vang vọng kéo cô về với đời thực mà bao năm nay cô cố tình lãng quên. Có lẽ khi cận kề với cái chết ngời ta biết yêu hơn sự sống. Giọng tự vấn đánh thức ý thức trong con ngời ý thức về nguồn cội, về gia đình mà nếu đánh mất nó ta chỉ là một đám tàn tro.

Trong Trí nhớ suy tàn, sự tự vấn trong tâm hồn nhân vật cũng trở nên không rõ ràng. Nhân vật em tự vấn về những gì đã qua, những hồi tởng đợc tái hiện trong sự : “mang máng”, “hình nh” của trí nhớ. Tất cả chỉ là khoảng trống để độc giả tham gia vào câu chuyện. Ngay cả trong tình yêu - thứ tình cảm đợc xem là tinh tế và kỳ diệu nhất của con ngời, nhân vật em sống giữa “lng chừng” của hồi tởng. Đứng giữa tình yêu Vũ và Tuấn, nhân vật em tự vấn lơng tâm mình. Đó là chút d âm còn vơng lại của mối tình trong quá khứ “vắng Tuấn thành phố trồng thêm nhiều điệp vàng, đi đâu cũng gặp, góc đờng, ven hồ, đầu nhà, bãi để xe, công viên”[50, 13]. Ngay cả hiện tại, trong tình yêu với Vũ, nhân vật em cũng không lý giải rõ ràng cảm nhận của chính mình: “Đôi ba lần nhận ra sự khác lạ trong cái nhìn của Vũ nhng điều đó xảy ra nhanh, đợc lu giữ vào vùng nào đó trong trí nhớ. Hình nh có em Vũ mới nói chuyện sôi nổi hơn. Hình nh những cử chỉ thân mật ân cần của Vũ đều do em gợi ra và chỉ do riêng em”[50, 17]. Giọng điệu tự vấn trong Trí nhớ suy tàn đợc toát lên từ chính sự cảm nhận của nhân vật, tự mình cảm nhận, tự mình bảy tỏ nỗi niềm qua cảm giác trong tình yêu. Tự vấn không phải là những trăn trở, dằn vặt đau đớn xé lòng nh trong Nỗi buồn chiến tranh mà xây dựng trên cơ sở cảm giác, cảm nhận những chuyển biến tinh tế của tâm hồn. Trớc hết đó là cảm nhận trong tình yêu của một ngời con gái. Tất cả trở nên mơ hồ h ảo đợc giãi bày qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh, trôi chảy theo dòng cảm xúc.

Nh vậy, mỗi nhà văn thể hiện sắc thái giọng điệu này khác nhau nhng đều tập trung phản ánh những gì đang diễn ra trong tâm hồn con ngời. Nỗi buồn chiến tranh, Trí nhớ suy tàn, Và khi tro bụi đem đến cho ngời đọc sự hiểu biết mới về khía cạnh trong nghĩ suy của con ngời. Sự tự vấn là cách thức giúp cho

con ngời hiểu chính bản thân hơn. Sắc thái giọng điệu này đi sâu vào lòng ngời, dòng đời nhân vật, đa đến cho ngời đọc một cách nhận thức mới về con ngời với những uẩn khúc, nghĩ suy.

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w