Biểu hiện trong lời văn nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 26 - 29)

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì lời văn nghệ thuật là “dạng phát ngôn đợc tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học”[22, 161]. Phơng thức tổ chức lời văn nghệ thuật là bộc lộ trực tiếp những trạng thái cảm xúc của đối tợng đợc miêu tả. Tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm là mục đích của thủ pháp dòng ý thức. Vì thế việc tìm hiểu lời văn nghệ thuật cũng là cách để tìm hiểu thủ pháp dòng ý thức tham gia vào quá trình xây dựng lời văn nghệ thuật trong tác phẩm.

Sự tham gia của thủ pháp dòng ý thức đã làm xuất hiện lời nói vô thức của nhân vật: sống với những hồi tởng, cảm xúc đôi khi chính nhân vật không kiểm soát đợc lời nói, ý nghĩ của mình. Do đó nhân vật nói mà không biết mình đang

nói và không biết mình vừa nói gì. Chẳng hạn trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Kiên nói chuyện với ngời đàn bà câm:

" Họ bảo trên này nhiều ma. Không phải đâu. Họ đấy. Những ngời trong tranh...Trớc khi mất, cha tôi làm lễ phóng thích cho họ khỏi mặt vải..."[40, 121]

-"Khi cha tôi mất, tôi đi biệt mời năm".

-"Trong tiểu thuyết tôi đang viết có chị. Hiểu không? Chị có hiểu không?" [40, 121].

Kiên miên man tâm sự theo dòng ý nghĩ của mình, từ chuyện này sang chuyện kia. Ngay sau đó anh "quên bẵng, lững lờ, gạt chị về với sự câm lặng của chị"

[40, 122].

Lời nói vô thức xuất hiện ngay trong cuộc đối thoại của nhân vật này với nhân vật khác. An Mi trong Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phợng khi nghe Michael nói:

- "Với bà không còn một thứ gì trên đời này là thiêng liêng hết hay sao?" Thì chị trả lời:

-"Có, có một thứ đối với tôi là thiêng liêng trên đời này. Đó là tình anh em. Đừng bỏ rơi Marcus"[51, 144].

Trong cuộc đối thoại với Michael xuất hiện lời nói vô thức của An Mi mà chính chị không ý thức đợc mình vừa nói gì? Tại sao mình lại nói thế? "Tôi ngạc nhiên vì chính miệng mình đã nói ra câu đó...Tôi không tin ở tình yêu. Tôi biết gì về tình anh em?"[51, 145]. Nghĩa là chính An Mi không kiểm soát đợc lời nói của mình. Hay nói cách khác dòng ý thức không chỉ khai mở ý thức mà còn khai mở chiều sâu vô thức trong đời sống của chính nhân vật. Vì thế lời văn nghệ thuật ở những tác phẩm này đợc thể hiện tuỳ thuộc vào mạch t duy và cảm xúc của nhân vật.

Nh vậy nét mới trong ngôn ngữ nghệ thuật của những tiểu thuyết dòng ý thức là từ ngữ gợi sự liên tởng các sự việc, cảm xúc mang tính phối nghĩa. Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã sử dụng kiểu liên tởng

gợi nhớ sự kiện này với sự kiện khác theo mạch cảm xúc nhằm tạo nên những tâm trạng có khi là tự hào, buồn thơng, cũng có khi là chua xót, mỉa mai. Còn ở

Và khi tro bụi, sự liên tởng đợc thể hiện khá độc đáo. Đoàn Minh Phợng sử dụng từ ngữ liên tởng dần dần tác động vào ý thức nhân vật. Đó là sự liên tởng vô thức của An Mi trong hành trình trở về với sự sống. Với Nguyễn Bình Phơng lại sử dụng kiểu liên tởng tạt ngang các sự việc với nhau nhằm tạo ra nét nghĩa đối lập trong Trí nhớ suy tàn. Nhìn chung sự liên tởng trong mạch cảm xúc của nhân vật tạo nên sự đa nghĩa là nét thành công của các nhà văn về lời văn nghệ thuật khi sử dụng thủ pháp dòng ý thức trong tác phẩm của mình. Trong tiểu thuyết trớc năm 1975, ta thờng bắt gặp một số thủ pháp quen thuộc nh: thủ pháp so sánh, thủ pháp miêu tả, thủ pháp phóng đại...Thờng những thủ pháp này biểu hiện bản chất của sự việc, hiện tợng. Chẳng hạn trong tiểu thuyết trớc năm 1975 tác giả thờng sử dụng biện pháp so sánh để xây dựng chân dung nhân vật đại diện cho cộng đồng. Đặc biệt trong cách xây dựng tâm thế t thế của ngời lính trên mặt trận chống quân thù thì với thủ pháp so sánh hình tợng ngời lính mang tầm vóc lịch sử. Dấu chân ngời lính của Nguyễn Minh Châu, Mẫn và tôi của Phan Tứ…và hàng loạt tiểu thuyết ra đời trong giai đoạn này đều xây dựng hình tợng ngời lính theo hớng đó. Nghĩa là sắc thái tâm lý nhân vật cha đợc thể hiện tinh tế nh trong tiểu thuyết dòng ý thức.

Có thể nói lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết dòng ý thức đợc các nhà văn sử dụng ở nhiều góc độ khác nhau. Đó có thể là lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm, lời đối thoại của nhân vật...tạo nên sự đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật. Chính lời văn nghệ thuật đã giúp nhà văn biểu hiện đợc những góc độ tâm lý khác nhau trong đời sống nội tâm của nhân vật từ góc nhìn hiện tại. Tại đó, cuộc sống của nhân vật thể hiện một cách bình đẳng với nhà văn. Đó chính là nét mới trong lời văn nghệ thuật biểu hiện trong những tiểu thuyết sử dụng thủ pháp dòng ý thức. Đặc điểm này chúng tôi sẽ trở lại cụ thể trong các phần sau.

CHƯƠNG 2

Thủ pháp dòng ý thức trong Điểm nhìn trần thuật và mô hình văn bản tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 26 - 29)