Phá vỡ cốt truyện truyền thống

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 41 - 46)

Trớc hết cần có cái nhìn thống nhất trong quan niệm truyền thống và quan điểm tự sự hiện đại về cốt truyện. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “cốt truyện là một phơng diện bộc lộ tính cách, nhờ cốt truyện nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách; mặt khác cốt truyện còn là phơng tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả mỗi tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính cách lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thực xã hội, có sức mạnh lôi cuốn và hấp dẫn ngời đọc”[22, 88]. Nh vậy, trong tiểu thuyết truyền thống các sự kiện, biến cố đợc

triển khai theo tiến trình sau: trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút (kết thúc).

Cốt truyện về cơ bản thờng tiến hành theo trình tự nh trên đã tác động và làm cho hiện thực trong tác phẩm đợc phản ánh là hiện thực đơn nhất. Nghĩa là có mở đầu, kết thúc và tóm tắt đợc. Nhng trong văn học đơng đại, cốt truyện đã có nhiều thay đổi. Các nhà văn đã nhìn hiện thực trong mối quan hệ đa đoan của đời sống không còn cái nhìn đơn nhất, một chiều nh văn học giai đoạn trớc đó. Nhà văn có thể ghi lại những khoảnh khắc, ấn tợng mà họ cảm nhận trong đời sống. Đây cũng là quan niệm của tự sự học hiện đại. Tự sự học hiện đại phân biệt cốt truyện và bản kể. Và văn bản trần thuật là kết quả gia công trần thuật của ngời trần thuật đối với một côt truyện. Theo đó, nhà văn và bạn đọc coi trọng cách kể trong một câu chuyện nhiều hơn là cốt truyện nh quan niệm truyền thống.

Với quan niệm nh vậy, các nhà văn đơng đại Việt Nam nh: Bảo Ninh, Châu Diên, Đoàn Minh Phợng, Hồ Anh Thái, Thuận…đã sáng tạo nên những tiểu thuyết mà ngời đọc khó tóm tắt đợc cốt truyện. Hay nói cách khác vai trò cốt truyện trở nên khá mờ nhạt. Sự phá huỷ cốt truyện cũng đa đến một quan niệm hiện thực mới: hiện thực của tâm linh, của trí nhớ, hồi ức đầy sáng tạo và bất ngờ.

Thủ pháp dòng ý thức chi phối quá trình xây dựng cốt truyện. Cốt truỵên xây dựng theo dòng tâm trạng của nhân vật. Tác giả để cho câu chuyện phát triển theo sự diễn biến tâm trạng nhân vật, cho sự đan xen giữa ý thức và vô thức. Sự sáng tạo cốt truyện theo xu hớng này đã manh nha từ thời Thạch Lam với : Dới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ…Nam Cao là nhà văn chú ý khai thác chiều sâu tâm lý nhân vật mà ít chú ý tới sự xung đột cốt truyện nh: Trăng sáng, Sống mòn… Tuy nhiên, chỉ đến văn học thời kỳ đổi mới, mạch truyện triển khai trên dòng tâm t của nhân vật đợc các nhà văn quan tâm sử dụng nh một nguyên tắc nghệ thuật chi phối toàn bộ kết cấu tác phẩm.

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đợc viết theo kiểu cốt truyện này. Nhân vật Kiên trở về sau chiến tranh nhng luôn bị bủa vây bởi quá khứ. Quá khứ hiện về, chập chờn đan xen vào cuộc sống hiện tại. Mở đầu tác phẩm là điểm mốc thời gian xác định của hiện tại “ Mùa khô đầu tiên sau chiến tranh đến với miền hậu cứ Cánh Bắc của một mặt trận B3 êm ả nhng muộn màng. Tháng 9 rồi tháng 10, rồi tháng 11 nữa đã trôi qua, vậy mà trên dọc dòng Ya - Crông - Pôcô làm nớc mùa ma xanh ngát vẫn tràn khắp đôi bờ. Thời tiết bấp bênh. Ngày nắng. Đêm ma. Ma nhỏ thôi, nhng ma...Ma ’’[40, 5]. Cơn ma hiện tại đa Kiên trở về miền ký ức “Chảy rào rào buồn buồn, miên man nh là dòng thời gian trôi thành tiếng, nghe nửa tỉnh nửa mơ. Cả trong lẫn ngoài giấc ngủ đều một đêm tối nh bng và mịt mùng hơi ẩm. Gió ớt rợt thở dài. Tự nhiên có cảm giác là tuồng nh chiếc xe bỗng dng rời chỗ, im lìm lăn bánh, chạy êm ru, không cần động cơ, không ngời cầm lái, một mình mộng du trên con đờng rừng cô quạnh. Và âm thầm lẫn vào trong tiếng suối là tiếng thở dài của rừng sâu nghe vời vợi xa xôi và tuyệt mù h ảo nh là âm vang vọng lại từ một thời nào đó, nh là tiếng của làn lá vàng rơi trên thảm cỏ từ lâu lắm rồi ’’[40, 6]. Nh vậy có một sợi dây liên kết chặt chẽ giữa quá khứ và hiện tại, mà ở đó hiện tại chỉ là nguyên cớ để nhân vật trở về sống với quá khứ với nhiều tổn thơng, mất mát trong chiến tranh. Kiên dờng nh không thoát ra khỏi đợc sự bủa vây của quá khứ nên anh ta đã dùng hết tâm lực của mình để viết văn. Nhng rồi chính anh từ bỏ nó. Nh nhân vật tôi nhận định khi tình cờ đọc đợc phần còn lại hoặc bị đốt dở của bản thảo “Trang nào cũng nh là trang đầu, trang nào cũng nh là trang cuối. Tôi nghĩ, ngay dù có đánh số trang, ngay dù không có trờng đoạn bị đốt, bị mối xông không có những trang mà tác giả đã loại nhng vẫn lẫn bản thảo thì đây là một sáng tác dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời. Tôi không muốn nói là điên rồ”[40, 283]. Về cơ bản cốt truyện trong Nỗi buồn chiến tranh đợc viết với sự đan xen các mảng hiện thực với những mảng hồi tởng, hoài niệm. Mặt khác các mảng hồi tởng, hoài niệm ấy lại đợc tái hiện theo dòng ý thức. Do đó ngời đọc rất khó tóm tắt cốt truyện. Nh vậy, Nỗi buồn chiến tranh không

thể hiện những xung đột xã hội trực tiếp mà chủ yếu là tâm trạng, cảm xúc, suy ngẫm về những tình huống trong cuộc sống in dấu ấn trong tâm hồn nhân vật. Chiều sâu ẩn ức trong Kiên là: nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yên và nỗi buồn sáng tạo. Thủ pháp dòng ý thức đã liên kết các mảng hồi ức, hiện tại lại và tạo nên một bức tranh cuộc sống hoàn chỉnh. So với những tác phẩm khác, Nỗi buồn chiến tranh là tác phẩm có những thành công trong cách tân nghệ thuật.

Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phợng đợc nhà văn triển khai theo hớng : trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và cởi nút. Nhng ở đây Đoàn Minh Ph- ợng đã xây dựng hai cốt truyện đan xen nhau. Và một trong hai cốt truyện đã đ- ợc tác giả xây dựng trên cơ sở dòng ý thức của nhân vật.

Lớp cốt truyện thứ nhất kể lại quá trình đi “chuẩn bị’’ cái chết của An Mi - một goá phụ sống trong nỗi cô đơn vô vọng. Chị là đứa trẻ đã chứng kiến cảnh chiến tranh tàn khốc và vào viện mồ côi rồi đợc nhập c vào nớc Đức. Chị lấy chồng. Khi chồng mất, chị mất luôn sợi dây níu kéo với cuộc sống xung quanh. Chị luôn sống trong trạng thái “tôi không biết mình đang ở đâu”, “tôi đã sống ở bên ngoài cuộc đời, vừa sống vừa xoá đi những ngày tháng và kí ức”[51, 25]. Tác giả đã để cho mạch câu chuyện vận động theo dòng hồi nhớ, đan xen với hiện tại. An Mi dành cho mình ba tháng “sống trên những chuyến xe lửa. ở đó, tôi sẽ gặp nhiều ngời, nhng tôi sẽ không gặp bất cứ một ngời nào biết tôi là ai. Tôi muốn họ mãi mãi là ngời lạ và mỗi khi tôi nói chuyện với ai đều không có lần thứ hai”[51, 12]. Chị lại dành cho mình hai năm khi tình cờ đọc câu chuyện bí mật về gia đình ông Kempf. Khi “quyết định xuống ga kế tiếp lấy vé quay về Halde, gặp ngời trực đêm khách sạn và trả cho anh cuốn sổ”[51, 62] thì chị bắt đầu hành trình tìm lại quê hơng. Bởi “quê hơng là gì nếu không phải là sự lặp lại”[51, 12]. An Mi trả lời cho câu hỏi mình là ai trớc khi “tro bụi rơi về” đợc Đoàn Minh Phợng trả lời trong cốt truyện thứ hai.

Lớp cốt truyện thứ hai kể về bí mật của gia đình ông Kempf. An Mi quyết định “quay về Halde” nghĩa là chị bắt đầu có mục đích sống. Mục đích truy tìm

bí mật của gia đình ông Kempf mà chị tình cờ đọc đợc trong cuốn sổ của ngời trực đêm khách sạn đã kéo dài hành trình của chị hai năm. Trong hành trình đó cô gặp những thành viên của gia đình ông Kempf, ngời sống cũng nh ngời chết, cả Sophie - ngời nắm giữ bí mật của gia đình này. Khi Michael mất hết ý chí trả thù cho Mẹ nh hồi còn nhỏ anh ghi trong cuốn sổ thì cũng là lúc An Mi tởng nh mình là “Macus bị bỏ rơi”[51, 183], có lúc chị tởng nh mình là “Michael đã chọn lấy sự mất trí nhớ”[51, 183]... Nỗi hoài nghi ấy thôi thúc chị trở về với quá khứ. Trong quá trình xây dựng cốt truyện thứ hai này Đoàn Minh Phợng đã tái hiện lại những hồi tởng của An Mi về gia đình bố mẹ nuôi của chị, về ngời Mẹ đã chết trong chiến tranh, về đứa em không biết sống hay đã chết? trong sự đồng vọng của quá khứ cô nhận ra tiếng của em mình “An ơi, An ơi, chị còn đó hay không? Em tôi còn sống. Nó đang ở một nơi trên trái đất từng là quê hơng của tôi. Nơi đó nghèo khó hơn nơi này. Nơi đó tôi đã đợc sinh ra, lớn lên, đi đặt những lờ cá gần nơi những ngời đàn ông đi đặt mìn”[51, 184]. Dòng hồi ức của An Mi đã tham gia vào quá trình xây dựng cốt truỵên và lí giải việc chị trở về với cuộc sống.

Với tác phẩm của Nguyễn Bình Phơng, cốt truyện trở nên mờ nhạt có khi bị phá tung thành những mảng tâm trạng phi trật tự trong Trí nhớ suy tàn. Chuyện kể về cô gái Hà Thành, với hai ngời tình, một là hiện tại và một là quá khứ. Với Tuấn “đã ra đi nh một đám mây, mây không đầu thai trở lại cùng những kỷ niệm đẹp đẽ bàng hoàng dới gốc cây điệp phố Bà Triệu”[50, 13]. Và ngời tình hiện tại là Vũ nhng chính cô cũng không hiểu anh “Vũ ngời gầy, đi hơi nghiêng sang trái, ... trên mặt những tâm trạng bất thờng”[50, 16]. Nhân vật luôn sống trong sự ám ảnh về hai ngời tình “Vũ bên trái, Tuấn bên phải”[50, 14]. Cô luôn chìm trong ký ức nhng đó là ký ức của “trí nhớ suy tàn” nên không quên mà cũng không nhớ rõ ràng về một điều gì. Hay nói cách khác là không có cảm giác gì rõ ràng. Kể cả trong khi làm tình với Vũ nhận ra đợc sự “phân thân” của Vũ và sau này là thái độ nhợt nhạt, dửng dng của Vũ. Cuối cùng cô quyết định ra đi. Trí nhớ suy tàn dẫn ngời đọc mê du vào những vùng

ký ức của nhân vật em - ngời tự bạch về những năm tháng sống ở Hà Nội... Hiện thực trong tác phẩm này là hiện thực hiện sinh trong trí tởng tợng của nhân vật.

Thủ pháp dòng ý thức với những mảnh vỡ tâm trạng đã góp phần thay đổi cốt truyện. Sự phân rã cốt truyện sẽ làm giảm đi sự cuốn hút của ngời đọc nếu nhà văn không chứng tỏ bản lĩnh sáng tạo của mình qua nghệ thuật trần thuật. Vì thế thủ pháp dòng ý thức đợc nhà văn sử dụng nh một vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra cấu trúc trần thuật mới: kết cấu đồng hiện, kết cấu lắp ghép...Tuy thủ pháp dòng ý thức không phải là thủ pháp mới lạ trong văn học thế giới, nhng Bảo Ninh, Mạc Can, Đoàn Minh Phợng, Nguyễn Bình Phơng… đã vận dụng một cách linh hoạt thủ pháp này vào tác phẩm của mình. Họ vừa tạo nên cá tính sáng tạo riêng cho chính bản thân vừa góp phần vào quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết.

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 41 - 46)