Điểm nhìn nhân vật tìm về “thời gian đã mất“

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 33 - 39)

Trong các tiểu thuyết dòng ý thức thì dòng ý thức của nhân vật chủ yếu kể lại những hồi ức và những suy ngẫm của chính nhân vật về những ký ức đó. Ký ức là điểm tựa quan trọng xuyên suốt tác phẩm để các nhà văn xây dựng điểm nhìn trần thuật. Do đó điểm nhìn nhân vật xuất phát từ ký ức, soi lại hành vi và cảm xúc của chính mình trong quá khứ. Nỗi buồn chiến tranh, Và khi tro bụi,

Chinatown…là những tiểu thuyết nh thế. Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, quá khứ chiến tranh là nỗi ám ảnh của Kiên. Và khi tro bụi, An Mi phủ nhận quá khứ, chạy trốn quá khứ nhng chị lại tìm hiểu quá khứ của ngời khác. Chỉ khi đối diện với quá khứ của ngời khác chị mới ý thức đợc cuộc sống hiện tại của chính mình - hiện tại của một con ngời “không quá khứ”. Chỉ khi nhận thức lại đợc quá khứ của mình, chị mới nhận ra đợc sợi dây liên kết của mình với hiện thực đời sống.

Quá khứ là điểm tựa quan trọng để nhà văn trần thuật. Vì thế điểm nhìn của nhân vật thờng là góc nhìn đồng vọng về quá khứ. Trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là phần lớn câu chuyện đợc nhìn bằng cái nhìn của Kiên, bằng tâm trạng của Kiên trên hành trình tìm về quá khứ, dòng hồi ức của nhân vật miên man không dứt...Bớc qua chiến tranh với Kiên “hoà bình, chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để trừ lại chút xơng. Mà những ngời đợc phân công nằm lại gác rừng lại là những ngời đáng sống nhất”[40, 45]. Chua xót, manh nha một tinh thần không thể hoà nhập vào cuộc trong đời sống hiện tại. Trần Sơn đã dự cảm đợc những gì sẽ xảy ra đối với những ngời nh Kiên “Sau chiến thắng oai hùng này những thằng lính chiến đấu nh ông ấy mà ông Kiên, chả trở lại thành ngời bình thờng đợc nữa đâu. Ngay cả giọng cời, mẹ kiếp, xin nói là còn chán mới hòng có đợc để giao tiếp với đời’’[40, 45]. Kiên

không hoà nhập nổi với cuộc sống hoà bình. Ký ức thời chiến tranh luôn ám ảnh, dằn vặt anh. Những kỷ niệm chiến tranh ùa về khi đã có một độ lùi thời gian là điều kiện thích hợp để Kiên có dịp suy ngẫm lại cuộc chiến tranh đã qua.

“ Kiên lặng đi nhớ lại.

“ Đêm nay ai gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng.

Núi vẫn thế, rừng vẫn thế, suối sông cũng vẫn thế thôi, bởi có là bao một năm trời. Chỉ có điều hồi đó đang chiến tranh còn bây giờ trái lại, đã hoà bình rồi. Cũng là một trang cuộc đời nhng mà là hai thế giới, hai thời đại.”[40, 13]. Trong cái nhìn của Kiên chiến tranh không đơn thuần chỉ có rực rỡ chiến công mà còn biết bao mất mát, hy sinh mà ngời lính phải gánh chịu. Chính điều ấy đã làm cho hiện thực đau thơng của chiến tranh đã tái hiện một cách khách quan nh nó vốn có qua dòng ý thức. ở đó có sự hoảng loạn của ngời tiểu đội trởng “Anh ta tự đọp vào đầu, óc phọt khỏi tai”[40, 7], có sự bất lực của ba cô gái bị chiến tranh cầm tù trong rừng sâu, có sự nghiệt ngã của hoàn cảnh “một hôm Thinh con đã mò tới một ngôi làng và giữa tro tàn của ngôi làng cậu ta đã bắn chết một con vợn rất to, phải bốn ngời kéo ra mới khiêng nổi con thú về lán của đội trinh sát. Đến khi ngã nó ra, cạo sạch đợc bộ lông, con vật hiện nguyên hình là một mụ đàn bà béo xệ, da sùi lở nửa xám nửa trắng hếu, cặp mắt trợn ng- ợc”[40, 9]; bên cạnh đó là khí phách can trờng ở những ngời chiến sĩ “Thà chết …không hàng… Anh em, thà chết’’[40, 7], là sự hy sinh thầm lặng vì đồng đội của Hoà, sự hy sinh ấy cũng nhoà vào cỏ cây, trời đất “Chẳng thấy ai hỏi gì anh về Hoà cả. Anh cũng chẳng kể rồi cũng bẵng quên. Có lẽ đức hy sinh sự quên mình là một cái gì quá giản dị, dễ nhớ dễ quên”[40, 236]. Chiến tranh, thân phận con ngời trở nên mong manh giữa sống và chết. Oanh vừa quay lng đi phải hứng trọn một băng đạn từ khẩu súng của ngời phụ nữ mình vừa tha mạng. Quảng tự giải thoát cho mình khỏi cơn đau vật vã khi đa tay rút quả u- ét cài bên hông Kiên… Quá khứ đó nh một ám ảnh thờng trực trong ký ức Kiên khiến

anh không thể hoà nhập với hiện tại. Và chẳng biết khi nào anh mới “có thể nguôi nổi, trái tim mình mới thoát khỏi gọng bàn tay xiết chặt của những kỷ niệm chiến tranh. Những kỷ niệm có thể là êm đềm, có thể là ác hại nhng đều để lại những vết thơng mà tới bây giờ một năm đã qua, hay mời năm, hai mơi năm nữa vẫn còn đau, đau mãi”[40, 47]. Kiên sống với những hồi ức, mà quá khứ - với anh là có ý nghĩa.

Trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, ngoài điểm nhìn của nhân vật chính, tác giả còn trao điểm nhìn cho các nhân vật khác. Đối tợng đợc miêu tả trở nên đa chiều. Đây là kiểu t duy mới so với văn học trớc đó. Trong những cuốn tiểu thuyết thuộc dạng dòng ý thức các điểm nhìn nhân vật chủ yếu là điểm nhìn bên trong. Trong Nỗi buồn chiến tranh, ngoài điểm nhìn của Kiên, tác giả còn trao điểm nhìn về chiến tranh cho các nhân vật khác nh: Can, Phán, cha Kiên, Phơng…Can - một trong những ngời lính đã bị thực cảnh chiến tranh làm cho suy sụp cả thể xác và tinh thần. Can muốn đào ngũ vì với anh chiến tranh “thắng hay thua, kết thúc mau hay kết thúc chậm, với tôi chẳng có nghĩa lý gì nữa…Đời tôi tàn rồi, nhng dù thế nào tôi cũng phải gặp lại mẹ, phải nhìn thấy làng tôi” [40, 24].

Trong câu nói của Can có hai thông tin: Thứ nhất, chiến tranh với Can dù thế nào đi nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì.Trong suy nghĩ của Can lý tởng đã nguội lạnh. Thứ hai, Can không muốn sống trong khung cảnh tối tăm, rùng rợn này nữa. Đó cũng là lí do lí giải thích nạn đào ngũ xảy ra khắp trung đoàn làm ói rỗng những trung đội bởi họ đều bế tắc và tuyệt vọng. Ngay cả nhân vật trởng sĩ quan quân lực cũng có một cái nhìn riêng về thực tế chiến tranh không giống với nhiều ngời cùng thời:

“Đánh nhau còn xơi, chả biết khi nào mới mãn cuộc - trởng ban quân lực rầu rĩ nói khàn khàn, phải giữ hạt giống không thì tiệt. Sau vụ thu hoach thất bát dù có đói nhăn vẫn phải chọn những hạt thóc tốt nhất cho mùa sau…Khi các cậu học xong trở về thì bọn tớ, lớp cán bộ chỉ huy hiện nay chả chắc còn sót

mống nào. Trung đoàn và nói chung, chiến tranh là do chính các cậu xoay vần”[40, 19].

Ngời trởng sĩ quân lực biết rằng, chiến tranh không biết đến bao giờ kết thúc, nên đã ý thức đợc tinh thần vừa chấp nhận mọi khả năng xấu có thể xảy ra vừa chuẩn bị “phải chọn những hạt thóc tốt nhất cho mùa sau” nhng Can thì không suy nghĩ nh thế. Can đào ngũ những hy vọng tìm cách trở về quê hơng dù chỉ để đợc nhìn thấy Mẹ một lần nhng rồi chính anh có một kết cục bi thảm “Cái xác lở loét, ốm o nh xác nhái bị dòng lũ xô tấp lên một bãi lau lầy lụa. Mặt của cái xác chết quạ rỉa, miệng nhét đầy bùn và lá mục”[40, 26].

Khi Kiên còn là một học sinh, cái nhìn của anh về thời cuộc đã khác với cái nhìn của cha anh, và tất nhiên khác với cái nhìn của Phơng. Cha Kiên nh một nghệ sĩ “lạc loài”, cái nhìn của ông là cái nhìn của kẻ sinh bất phùng thời. Điều đó khiến Kiên không thật hiểu cha của mình nhng sau này, khi ngoài bốn mơi, trở thành một nhà văn phờng, anh chợt nhớ lại “Thời của mẹ của cha đã hết. Còn con…từ nay còn một mình Thời đại mới rồi sẽ tới! Huy hoàng. Tráng lệ… Không còn những bất hạnh lớn lao nữa…Nhng những nỗi buồn thì không nguôi… vẫn sẽ còn lại nỗi buồn…nỗi buồn truyền kiếp. Cha chẳng để lại gì cho con ngoài nó, nỗi buồn ấy”[40, 138]. Cái sợi dây níu kéo, liên kết các hồi ức của Kiên chính là nỗi buồn, kéo theo tâm trạng lạc lõng, chênh vênh trớc thực tại, một tâm hồn dễ bị cuốn vào cuộc sống xảy ra trong quá khứ. Có điều để thẩm thấu nỗi buồn đó, việc duy nhất là tìm đến những trang bản thảo của anh. Những trang bản thảo đó lại bị anh đốt dở, một ngời phụ nữ câm cất giữ và sau này chỉ có “ tôi” mới đọc và hiểu…

Nh vậy ở Nỗi buồn chiến tranh, ngoài điểm nhìn trọng tâm của nhân vật Kiên, điểm nhìn còn đợc soi chiếu từ nhiều phía, nhiều góc độ. Tất nhiên điểm nhìn của các nhân vật khác về chiến tranh, về thời đại của mình đều đợc hiện lên trong dòng ý thức của Kiên. Ngay cả Kiên, cái nhìn của anh về chiến tranh cũng là cái nhìn của kẻ đã bớc ra khỏi cuộc chiến - cái nhìn chiêm nghiệm.

Kiên hớng về quá khứ và hiểu về quá khứ về những sự kiện và những con ngời mà trớc đây anh cha kịp hiểu. Nỗi buồn chiến tranh là điểm nhìn xuôi về hồi t- ởng với những giấc mơ hỗn loạn nhng thống nhất trong dòng ý thức của nhân vật. Nó đem đến cho ngời đọc một hiện thực đáng tin cậy và dẫn dụ ngời đọc suy ngẫm về chiến tranh và số phận những ngời lính từng tham chiến. Quá khứ trở về nh sự ám ảnh khiến Kiên không sống nh “một ngời bình thờng” sau chiến tranh.

Nh vậy, góc độ điểm nhìn của nhân vật xuất phát từ ký ức, miêu tả tâm trạng dựa vào những hồi ức và ghi nhớ những cảm xúc suy t. Chẳng hạn ngay trong phần mở đầu của tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất của M. Proust đã viết: "Lần đầu tiên bố mẹ tôi bàn việc mời ông de Norpois tới ăn tối. Mẹ tôi ngỏ ý tiếc giáo s Cottard đi du lịch vắng, đối với Swann thì bà đã hoàn toàn cắt đứt quan hệ; giá có hai vị này thì chắc hẳn ngài cựu Đại sứ thích thú lắm. Bố tôi bảo, một vị khách vĩ đại, một nhà bác học trứ danh nh Cottard không bao giờ có thể thất thố trong một bữa ăn tối, còn với cái lối phô trơng, cái cung cách hễ quen biết ai là oang oang kêu danh ngời ta lên, Swann chỉ là một tay khoe mẽ tầm thờng mà ắt hẳn hầu tớc de Norpois sẽ cho là "thỗi hoắc" theo lối nói của ông. Thế nhng câu trả lời của bố tôi vẫn đợc giải thích vì một số ngời còn nhớ tới một Cottard hết sức xoàng xĩnh, và một Swann rất mực tinh tế, khiêm tốn và kín đáo trong giao tiếp"[30, 9]. ở đây từ điểm nhìn nhân vật ta thấy những sự kiện tâm lý, hồi ức về các nhân vật lần lợt xuất hiện trong dòng suy t của các nhân vật.

Nếu ở Nỗi buồn chiến tranh, điểm nhìn nhân vật là dựa vào những ký ức, cảm xúc của chính nhân vật thì trong Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phợng h- ớng về "khoảng không" quá khứ. Báo hiệu một đời sống nội tâm "trống rỗng": "Sau khi mang đi hết những gì có thể sẽ nhắc nhở tôi rằng anh đã từng có mặt trên đời này...tôi chợt hiểu rằng tôi sẽ chết theo anh. Nếu sống trong thơng nhớ se sắt tôi sẽ sống nh một bóng ma u uất, nhng tôi cũng không thể chịu đựng nổi

thêm một sự lẵng quên nào nữa trong đời. Đôi lần đốt đi ký ức, tâm tởng tôi chơi vơi trong một nỗi hao hụt không có gì lấp nỗi. Tôi không còn gì, hồn tôi chỉ là một đám tro"[51, 11]. ở đây ta chỉ bắt gặp những nghĩ suy của nhân vật về một sự kiện vừa xảy ra và từ đó xuôi dòng suy nghĩ về quá khứ xa hơn. Nhng suy ngẫm về quá khứ xa hơn đó lại chỉ là màn sơng mù của ký ức. Bởi vì cuộc đời chị là "một khoảng trống không"[51, 58].

Trí nhớ suy tàn, Nguyễn Bình Phơng trao điểm nhìn trần thuật cho nhân vật dị biệt tinh thần. Tác phẩm đợc kể từ điểm nhìn của nhân vật “ em”, nhng không đặt nhân vật này trong bất cứ mối quan hệ nào, cô sống với những suy nghĩ ngổn ngang về Tuấn, Vũ, cây ổi trớc nhà, đờng phố Hà Nội…Dòng ý thức của nhân vật trôi chảy miên man không có mở đầu và dờng nh không có kết thúc. Tất cả chỉ là sự “tạp ghi của trí nhớ ’’. Cũng trong một tác phẩm khác của mình, Nguyễn Bình Phơng đã tạo điểm nhìn nhân vật xuất phát từ cõi vô thức của chính nhân vật Tính nh trong Thoạt kỳ thuỷ.

Tác giả sử dụng ngôi kể này, nhân vật đợc tái hiện nh đang độc thoại nội tâm với chính mình. Dòng ý thức ngổn ngang, là những mảnh vỡ tâm trạng nh- ng lại phù hợp với quy luật của cảm xúc, của tâm lý con ngời. Bởi những nghĩ suy cảm xúc của con ngời trớc cuộc sống đa đoan nhiều khi không phải là dòng chảy thuận chiều. Nhân vật em cũng không lý giải đợc sự chán nản, nhạt nhẽo trong cuộc sống của chính mình. Điểm dựa duy nhất để lý giải là trí nhớ thì “trí nhớ suy tàn". Nh vậy qua các điểm nhìn trần thuật của nhân vật: Kiên tìm thấy ý nghĩa trong quá khứ, An Mi “chạy trốn” quá khứ nhng quá khứ lại dắt chị trở về với hiện tại, nhân vật em thì trí nhớ suy tàn…đã khiến cho ngời đọc phải có cái nhìn nghiêm túc về quá khứ. Đã đến lúc phải đánh giá lại quá khứ một cách sáng suốt, đồng thời phải dũng cảm và có tấm lòng vị tha để không “vô ơn với quá khứ vừa không bị quá khứ cầm tù”. Cũng là điểm nhìn nhân vật nhng Tạ Duy Anh lại chọn điểm nhìn từ một hài nhi trong bụng mẹ “khao khát chờ đến cái ngày vĩ đại ấy” - ngày cậu đợc chào đời trong Thiên thần sám hối. Việc lựa

chọn điểm nhìn bên trong ấy tạo nên hiệu quả nghệ thuật làm cho bức tranh đời sống bên ngoài hiện lên chân thực khách quan.

Dòng ý thức là một phơng tiện phá vỡ tính liên tục của mạch chuyện. Đồng thời tham gia vào quá trình tạo điểm nhìn bên trong của nhân vật với nhiều góc quét khác nhau của đối tợng đợc miêu tả. Với dòng ý thức ở nhân vật "dị biệt" về tinh thần thì khả năng này càng nhân lên để tìm ra chiều sâu khuất lấp của tâm hồn, cũng nh khám phá bất ngờ về cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thủ pháp dòng ý thức trong một số tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới (Trang 33 - 39)